MÔ TẢ CÔNG VIỆC
1. Quản lý y tế, an toàn, môi trường:
1.1.Văn phòng:
• Nhận tài liệu hướng dẫn, các biện pháp an toàn có liên quan, phù hợp với dự án sẽ được thực hiện và các rủi ro sẽ gặp phải.
• Hướng dẫn và thống nhất tất cả các thủ tục hợp tác và kiểm soát đối với các nhà thầu liên quan đến người, thiết bị, máy móc, vật tư, phương pháp kiểm soát, xử lý vi phạm.
• Đào tạo và huấn luyện an toàn, y tế, môi trường cho toàn bộ nhân viên làm việc trong dự án, cũng như người lao động.
• Danh sách tất cả các biện pháp an toàn và đánh giá rủi ro cho các công việc trong dự án.
• Lập tiến độ và thiết lập thủ tục phê duyệt biện pháp an toàn cho thầu phụ (nếu có)
• Xem xét lại các biện pháp an toàn được gửi từ nhà thầu chính (nếu có). Xem xét lại thủ tục liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
• Biện pháp xử lý phòng cháy, chữa cháy, xử lý sơ cứu vết thương nếu có tai nạn.
• Đánh giá nghiệm thu các biện pháp an toàn được lắp đặt tại chỗ, hướng dẫn lắp đặt thêm nếu cần thiết.
• Thực hiện việc theo dõi và cấp phát đồ bảo hộ lao động cho nhân việc dự án và nhà thầu phụ.
• Thực hiện hoàn thành hồ sơ về y tế, an toàn, môi trường của dự án theo các quy định hiện hành.
• Lập kế hoạch bảo vệ an ninh, kiểm tra, điều chỉnh bảo vệ công trường.
1.2. Công trường:
• Thực hiện việc kiểm tra HSE hàng ngày, Site partrol hàng tuần một cách đều đặn và thường xuyên, sử dụng các biểu mẫu.
• Đảm bảo rằng tất cả các điều khoản được mô tả trong HSE plan được thực hiện một cách đầy đủ tại công trường.
• Yêu cầu các hành động khắc phục trong trường hợp không tuân thủ các quy tắc và các biện pháp an toàn đã được phê duyệt, theo dõi việc thực hiện này.
• Theo dõi việc thiết lập các biển báo an toàn cho toàn dự án cho từng hạng mục công việc cụ thể đảm bảo an toàn và mỹ quan.
• Theo dõi việc đánh giá an toàn của các nhà thầu và thống kê các vi phạm an toàn, sự cải thiện của họ.
• Tổ chức và theo dõi việc thực hiện Tool Box Meeting hàng ngày trước khi tiến hành công việc hoặc trước khi thực khiện các công việc có rủi ro cao.
• Chia sẻ các rủi ro khi làm việc và bài học kinh nghiệm hàng ngày trong từng tình huống cụ thể tại dự án.
• Sắp xếp thường xuyên các cuộc họp với nhà thầu phụ để đảm bảo rằng tất cả mọi người phải tuân theo các quy định về an toàn, thủ tục tại công trường.
• Ngừng các công việc hoặc một phần của chúng ngay lập tức trong trường hợp nhận thấy các mối nguy hiểm.
• Công tác HSE của dự án được kiểm tra nội bộ và đánh giá của quản lý an toàn, giám đốc dự án.
2. Báo cáo:
• Thực hiện các báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đối với tình trạng chi tiết của dự án bao gồm :
- Báo cáo quản lý an toàn, các vấn đề đối mặt trong thời gian qua, các vấn đề liên quan đến an toàn trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Hình ảnh báo cáo.
- Bài học kinh nghiệm.
- Thống kê an toàn.
3. Tham gia cuộc họp:
• Tham gia các cuộc họp về an toàn với CĐT, tư vấn giám sát.
• Tham gia các cuộc họp với các nhà thầu phụ để đánh giá, chỉ đạo, thực hiện hướng dẫn các vấn đề về an toàn của dự án.
4. Đào tạo:
• Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn lần đầu cho người lao động làm việc tại dự án trước khi làm việc tại dự án.
• Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn thường xuyên cho người quản lý của các nhà thầu, phạm vi công việc thực hiện trong dự án.
• Thực hiện các bài thuyết trình Power Point cho HSE :
- Tổng quát về HSE
- Công tác đào đắp
- Công tác đổ bê tông và bơm bê tông
- Làm việc trên cao
- Làm việc trong không gian hạn chế
- Công tác cẩu kéo
- Công tác phòng cháy chữa cháy
- Công tác sơ cấp cứu khi có tai nạn
- Đánh giá các tai nạn trong quá khứ và biện pháp phòng tránh
- Thủ tục báo cáo sự cố
• Thực hiện các bài thuyết trình Power Point cho HSE về họp hàng tháng.
5. Các hoạt động phối hợp:
a. Đối nội:
• Phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan đến công tác quản lý HSE.
b. Đối ngoại:
• Quan hệ với các đối tác (chủ đầu tư, đơn vị giám sát, nhà thầu phụ, nhà sản xuất…) để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn.
• Giao dịch với các cơ quan chức năng để giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Thực hiện các công việc khác trong khả năng khi được giao (nếu có).
7. Các công việc nội chính – hành chính
• Chấp hành nội quy, quy chế Ban chỉ huy công trình và công ty.
• Quan hệ đoàn kết nội bộ.
• Thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
• Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, tài liệu được giao hiệu quả, bảo vệ bí mật thông tin của công ty.
YÊU CẦU
Kinh nghiệm
Hơn 1 năm kinh nghiệm
Bằng cấp
Cao đẳng trở lên
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Từ 24 đến 30 tuổi
- Sức khoẻ: Tốt
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo hộ lao động hoặc Cao đẳng khối kỹ thuật có chứng chỉ liên quan đến Bảo hộ lao động.
- Chuyên môn: Nắm vững kiến thức chuyên môn về lĩnh vực HSE dự án.
- Kỹ năng / Kinh nghiệm:
– Năng động, sáng tạo, làm việc độc lâp, giao tiếp, xử lý tình huống tốt.
– Trên 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
– Có kinh nghiệm làm việc tại công trình có yếu tố nước ngoài. - Yêu cầu khác:
– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, MS Project, Autocad).
– Tiếng Anh giao tiếp và đọc hiểu tài liệu kỹ thuật. (Ưu tiên)
QUYỀN LỢI
- Làm việc với đối tác nước ngoài, môi trường chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội học tập và phát triển.
- Thu nhập cao, hấp dẫn.
- Phúc lợi: Du lịch, Teambuilding, Hiếu hỉ, thưởng các ngày lễ, tham gia Bảo hiểm theo quy định.
- Đánh giá tăng lương theo định kỳ.
Chia sẻ
Bình luận