1/ Thu thập, xử lý, lưu trữ các chứng từ phát sinh trong ngày.
2/ Kiểm tra lại các hóa đơn, chứng từ đã được ghi nhận trên sổ sách để kê khai thuế chính xác nhất.
3/ Theo dõi công nợ của nhà cung cấp, đại lý và khách hàng
4/Tổng hợp tất cả các hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng.
5/ Tính/ghi nhận chi phí lương (lương cơ bản, làm việc ngoài giờ), bảo hiểm, hoa hồng và các khoản phụ cấp khác…Theo dõi và trích/phân bổ các chi phí như khấu hao, công cụ dụng cụ, trả trước nhiều kỳ.
6/ Đối chiếu sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, sổ cái tiền gửi với sổ phụ ngân hàng, thực hiện kiểm kê tài sản, kho hàng…
7/ Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, đại lý, khách hàng…
8/ So sánh số liệu giữa báo cáo tổng hợp và các báo cáo chi tiết. Rà soát lại số phát sinh, số dư từng tài khoản trước khi lập báo cáo tài chính.
9/ Lập/gửi tờ khai thuế: GTGT, TNDN, TNCN, thống kê… và các loại thuế khác theo tháng/quý hoặc khi có yêu cầu.
10/ Tạo lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của Ban Điều hành (báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí, công nợ,…)
11/ Lập báo cáo tài chính năm: Báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh,…
12/ Hỗ trợ, giám sát, kiểm soát quá trình và kết quả làm việc của các kế toán viên.
13/ Đề xuất giải pháp khắc phục các sai sót liên quan đến vấn đề tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
14/ Phối hợp điều chỉnh các vấn đề phát sinh đối với khách hàng hay cơ quan thuế.
15/ Thiết lập, duy trì mối quan hệ với ngân hàng, khách hàng, đối tác, cục thuế…
16/ Các công việc phát sinh khác và theo sự phân công của Kế toán trưởng và BGĐ.
Chia sẻ
Bình luận