* Nhiệm vụ tài chính:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các qui định, qui trình thuộc lĩnh vực tài chính.
- Xây dựng kế hoạch ngân sách hoạt động của Công ty.
- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch ngân sách của Công ty.
- Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn, đúng chế độ các khoản phải thu, phải trả với ngân sách nhà nước, với khách hàng và với nhân viên, đồng thời đôn đốc thu hồi kịp thời những khoản nợ đến hạn, nợ tồn đọng, …
- Thường xuyên kiểm tra tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), định kỳ phân tích tình hình tài chính nhằm tìm biện pháp sử dụng triệt để và có hiệu quả những vật tư, thiết bị và lao động hiện có, thường xuyên cải tiến công tác tài chính để không ngừng nâng cao tốc độ chu chuyển vốn, thúc đẩy SXKD phát triển.
- Tham gia xây dựng giá bán các loại sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
- Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế.
- Lập các báo cáo tài chính của Công ty.
* Trách nhiệm tài chính
- Các qui định, qui trình thuộc lĩnh vực tài chính phải đảm bảo vừa quản lý, giám sát các mặt hoạt động của Công ty, vừa phục vụ kịp thời và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.
- Kế hoạch ngân sách phải hợp lý, sát thực với tình hình hoạt động của các đơn vị.
- Kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn các sai phạm trong việc sử dụng ngân sách; phân tích, dự báo tình hình tài chính để điều phối việc thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty, nhằm khắc phục nguy cơ mất cân đối tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu của Công ty.
- Các khoản phải thu, phải trả phải được thực hiện chính xác, kịp thời, đúng hạn.
- Có những biện pháp sử dụng triệt để và có hiệu quả vốn, tài sản của Công ty; nâng cao tốc độ quay vòng vốn.
- Giá bán sản phẩm, dịch vụ phải hợp lý, đảm bảo lợi ích của Công ty theo từng giai đoạn.
- Các hợp đồng kinh tế phải đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của Công ty.
- Báo cáo phải rõ ràng, sát thực, phản ánh đúng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các đề xuất cụ thể, phù hợp yêu cầu SXKD của Công ty.
- Cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tư, qui định mới nhất của Bộ Tài chính.
- Trích nộp ngân sách đúng, đủ, kịp thời. Bảo đảm quyền cao nhất của Công ty.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời.
- Tạo mối quan hệ tốt, giữ gìn uy tín của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD.
* Nhiệm vụ kế toán
- Xây dựng hệ thống kế toán và chế độ báo cáo, chứng từ cho các bộ phận trong toàn Công ty.
- Tổ chức việc ghi chép, cập nhật kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm theo dõi việc quản lý nguồn vốn, tài sản và quá trình sử dụng tài sản của công ty theo đúng chế độ, nguyên tắc kế toán đã được ban hành. Tổ chức định kỳ, đột xuất công tác kiểm kê TSCĐ, nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm,…qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm về việc quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, đồng thời hướng dẫn các thành viên có liên quan áp dụng thực hiện.
- Nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Tổ chức tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản ngân sách Nhà nước sao cho bảo đảm quyền lợi cao nhất của Công ty.
- Lập các báo cáo khác theo yêu cầu của ngân hàng, cục thống kê,…
- Thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với các cơ quan ban ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
* Trách nhiệm kế toán
- Hệ thống kế toán và chế độ chứng từ, báo cáo hợp lý, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
- Ghi chép, cập nhật kịp thời, chính xác, trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Các đơn vị quản lý tài sản thực hiện theo đúng qui định, qui trình đã ban hành.
- Công tác kiểm kê chính xác, trung thực. Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân sai lệch (nếu có), đề xuất các biện pháp xử lý và ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra
- Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng tài sản tại các đơn vị .
- Tính toán, phân tích và báo cáo số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD).
- Các đề xuất cụ thể, phù hợp yêu cầu SXKD của Công ty.
- Cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tư, qui định mới nhất của Bộ Tài chính.
- Trích nộp ngân sách đúng, đủ, kịp thời. Bảo đảm quyền cao nhất của Công ty.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời.
- Tạo mối quan hệ tốt, giữ gìn uy tín của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD.
Chia sẻ
Bình luận