Trưởng nhóm bảo trì nhà máy & cải tiến máy móc thực hiện các công việc chính sau theo chu trình PDCA:
2.1. Nhóm công việc bảo trì nhà máy: nhằm đảm bảo sự ổn định sản xuất của hệ thống máy móc, thiết bị cơ, thiết bị điện, lưới điện trong toàn công ty gồm máy chỉ, máy trục, máy dệt, máy chậu thổi, máy nén khí và các máy móc phụ trợ khác
(1) Lập mới và xây dựng Lịch sử máy móc thiết bị (hiện tại chưa có)
(2) Lập kế hoạch Bảo trì định kỳ hệ thống máy móc thiết bị (bảng biểu qui định bảo trì định kỳ; tính được lịch bảo trì định kỳ; kiểm tra linh kiện thiết bị “ đến hạn” đo lường theo “giờ”? theo “lần”?...km?)
(3) Xử lý lỗi, hỏng hóc đột xuất máy móc, thiết bị cơ điện theo qui trình (tiếp nhận phiếu yêu cầu; chẩn đoán theo tam hiện: hiện trường, hiện vật, hiện thực => duyệt; thực hiện PA được chọn; triển khai phân công tác nghiệp; nghiệm thu; ghi chép cập nhật vào sổ lịch sử thiết bị)
(4) Giám sát tình trạng và quản lý thời gian ngừng máy (qui định giám sát tình trạng; tính toán lịch giảm sát; giám sát; ghi chép các điều bất thường, lý do dẫn đến ngừng.. )
(5) Hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị, dụng cụ đo đạc (lên lịch hiệu chuẩn; cảnh báo khi đến hạn; quản lý quá trình hiệu chuẩn..)
(6) Quản lý tồn kho và mua hàng (từ khâu đề nghị mua vật tư, mua vật tư, nhập kho, xuất kho sử dụng..)
2.2. Nhóm công việc cải tiến máy móc:
(1) Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình với vai trò trường nhóm cải tiến, dẫn dắt team, có lắng nghe cấp dưới và đối chiếu hiện trường theo chủ nghĩa “ tam hiện” để tham gia cải tiến máy móc, thiết bị theo phương châm ECRS “ loại bỏ - những gì thừa thải có thể loại bỏ được ko? kết hợp – những việc mà có thể kết hợp với nhau được ko? hoán đổi – có thể hoán đổi hoặc đổi thứ tự được ko? đơn giản hóa – có thể đơn giản hóa nó được ko?
(2) Thực hiện áp dụng phương pháp cải tiến qui trình công việc công đoạn kiểm tra xem có : tồn tại lãng phí? bất hợp lý và không đồng đều bị trùng lắp? => tiến hành kaizen theo SIPOC = công đoạn trước => đầu vào => quá trình => đầu ra => công đoạn sau; ứng với các máy móc bố trí, di chuyển theo chuyền…
(3) Phối hợp các bên liên quan trong hệ, khai thác trí tuệ tập thể trong việc cải tiến máy móc theo hướng : cơ khi, điện, điện tử, tự động hóa…
(4) Khai thác các máy phay, máy tiện, máy khoan… có sẵn tại nhà máy trong việc xử lý các thiết bị hỏng hóc
(5) Tham mưu và đề xuất với BGĐ theo hướng có lợi để cải tiến sâu nhằm: tiết kiệm năng lượng, nguồn lực sẵn có trong nhà máy
2.3. Nhóm công việc phát sinh:
(1) Chủ động đề xuất hoặc tham gia học hỏi công nghệ mới từ công ty bạn..
(2) Đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm tình huống báo trì xử lý mà không cần trường nhóm bảo trì (khi có yêu cầu);
Chia sẻ
Bình luận