· Thực hiện các công việc đầu ca:
- Phối hợp với bếp trưởng hoặc bếp phó kiểm tra hàng hóa thực phẩm nhập vào.
- Kiểm tra những thực phẩm tồn đọng từ ca làm việc trước để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây lãng phí.
- Nấu thức ăn cho nhân viên.
- Chuẩn bị nguyên liệu để chế biến món ăn.
* Trực tiếp chế biến món ăn cho các thực khách:
- Thực hiện việc tẩm ướp nguyên liệu phù hợp cho từng món ăn.
- Chế biến món ăn theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng; đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và nội quy an toàn lao động trong bếp.
- Trang trí các món ăn sau khi đã chế biến xong
* Quản lý bếp:
- Khi Bếp trưởng, tổ trưởng bếp vắng mặt, bếp chính sẽ thay mặt xử lý tất cả các công việc trong bếp và báo cáo lại cho bếp trưởng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong nhà bếp theo định kỳ quy định của nhà hàng.
- Giữ gìn, bảo quản các thiết bị, đồ dùng trong nhà bếp và báo cáo kịp thời khi xảy ra hư hỏng.
- Thực hiện việc đào tạo những nhân viên bếp mới.
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên phụ bếp
* Thực hiện các công việc đóng ca:
- Vệ sinh khu vực chế biến và các dụng cụ dùng để chế biến món ăn.
- Sắp xếp gia vị lại đúng khu vực quy định.
- Thực hiện việc bảo quản các nguyên vật liệu tồn.
- Cùng các nhân viên khác tổng kết vệ sinh bếp khi kết thúc ca làm việc.
- Kiểm tra các hệ thống ga, đèn, quạt và đảm bảo tủ mát, tủ lạnh vẫn hoạt động theo đúng nhiệt độ tiêu chuẩn.
- Bàn giao công việc đã làm và chưa làm cho ca làm việc sau.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
Chia sẻ
Bình luận