1. Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa trong năm:
Điện
• Hệ thống dường dây cung cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng trong Xưởng sản xuất.
• Hệ thống điện động lực, điện điều khiển tại các tủ điện điều khiển của các dây chuyền sản xuất, thiết bị thuộc Xưởng sản xuất.
• Các thiết bị điện điều khiển tại các tủ điện điều khiển của các dây chuyền sản xuất, thiết bị thuộc Xưởng sản xuất.
• Các thiết bị điện chiếu sáng.
Cơ
• Các máy móc, thiết bị chính và phụ trợ trong dây chuyền sản xuất.
2. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật tư, chi tiết máy… đáp ứng yêu cầu của việc bảo dưỡng, sửa chữa.
3. Lập lý lịch thiết bị. Cập nhật và quản lý hồ sơ, tài liệu, lý lịch thiết bị. Đo kiểm, ghi nhận các thông số kỹ thuật về hiện trạng làm việc của các thiết bị điện.
4. Lập lịch bảo dưỡng, sửa chữa theo từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
5. Triển khai, hướng dẫn, giám sát, cùng thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa.
6. Kiểm tra, nghiệm thu kết quả sau khi kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa.
7. Khảo sát, tìm nguyên nhân dẫn đến hư hỏng, sự cố máy móc, thiết bị về cơ, điện.
Định hướng và chọn giải pháp sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ thuật cơ điện trong Xưởng sản xuất và ngăn ngừa sự tái lập
8. Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị, giảm tổn thất điện năng, tiết giảm chi phí trong bảo dưỡng, sửa chữa.
9. Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để cải tiến, nâng cao tính tự động điều khiển trong hoạt động và kiểm soát tình trạng làm việc của thiết bị
10. Kiểm tra, duy trì việc tuân thủ thực hiện an toàn thiết bị, an toàn điện trong hoạt động của Xưởng sản xuất.
11. Hướng dẫn, đào tạo, kèm cặp tay nghề các thành viên trong Tổ Cơ điện.
12. Thực hiện các báo cáo công việc.
Chia sẻ
Bình luận