MÔ TẢ CÔNG VIỆC
MÔ TẢ CHUNG
- Khi triển khai công việc cần tuân thủ, đảm bảo thực hiện đủ 6 việc sau: Tổ chức, triển khai, hỗ trợ (làm hộ), kiểm soát, đánh giá và thanh tra.
- Phó Tổng Giám Đốc cần tổ chức bộ máy Công ty, chỉ đạo và kiểm soát chất lượng công việc của các CBLĐ dưới quyền, xác định được các cơ hội và rủi ro tiềm ẩn để báo cáo Lãnh đạo Tập đoàn và xây dựng, đề xuất các quyết sách cho Công ty, đảm bảo việc Công ty hoạt động bền vững, có hiệu quả cao, các CBNV có môi trường làm việc tốt, thu nhập cao.
CÔNG VIỆC CHÍNH
1. Kế hoạch
- Thường xuyên nghiên cứu, đề xuất bổ sung bộ kế hoạch hành động cho tất cả các mảng hoạt động của bộ phận mình quản lý. Khi phát sinh các chiến dịch, dự án… CBLĐ chịu trách nhiệm phải lập kế hoạch bổ sung, cập nhật vào bộ kế hoạch này.
- Xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết.
- Tổ chức triển khai và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các kế hoạch đã phê duyệt.
- Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch để có các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy, xử lý các vướng mắc, tạo các cơ chế động viên hoặc gây sức ép để các cơ sở hoàn thành được các kế hoạch đã đặt ra.
- Đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch trong tương lai.
2. Nhân sự
- 3 tháng 1 lần nghiên cứu năng suất, hiệu quả của CBNV dưới quyền, từ đó đề xuất điều chỉnh SĐTC, định biên, chính sách nhân sự tối ưu cho bộ phận mình lãnh đạo.
- Cung ứng CBNV (tuyển dụng + bổ nhiệm) đối với các chức danh thuộc phạm vi mình quản lý.
- Đào tạo
- Hỗ trợ và kiểm soát lộ trình phát triển cá nhân của các CBLĐ dưới quyền
- Tổ chức đánh giá và xếp bậc CBLĐ, CBNV dưới quyền.
- Xây dựng MTLV văn minh, văn hoá cao theo bộ tiêu chí MTLV của Tập đoàn.
3. Hệ thống quy định quy chế
- Thường xuyên nghiên cứu và đào tạo, nắm rõ các QĐQC, MTCV của bản thân và các cấp dưới.
- 3 tháng 1 lần rà soát hệ thống quy định quy chế, mô tả công việc của các bộ phận/chức danh, tiêu chuẩn, chính sách; điều chỉnh và đề xuất điều chỉnh, cập nhật theo thẩm quyền.
- 6 tháng 1 lần tổ chức hội thảo của các CBLĐ để nghiên cứu đề xuất các điều chỉnh, cập nhật về chính sách, quy định quy chế, tiêu chuẩn.
4. Tài chính
- Ngân sách: Tổ chức, triển khai, kiểm soát, đánh giá và thanh tra việc lập, thực hiện ngân sách trong lĩnh vực mình phụ trách.
- Quản lý tài sản: Tổ chức, triển khai, kiểm soát, đánh giá và thanh tra các việc:
- Quản lý tài sản trong phạm vi mình phụ trách, đảm bảo tuân thủ theo các quy định quản lý tài sản do Tập đoàn/Công ty ban hành.
- Mua sắm tài sản, đảm bảo đúng trong phạm vi ngân sách được duyệt, đúng thời điểm cần thiết, có hiệu quả cao nhất.
5. Pháp chế
- Tự trang bị kiến thức cơ bản về pháp lý, chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Tập đoàn, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tổ chức, triển khai, hỗ trợ, kiểm soát, đánh giá và thanh tra các công việc của bộ phận mình để đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.
6. Thanh tra
- Tổ chức hệ thống thanh tra kiểm soát chất lượng trong bộ phận mình quản lý, phân công việc thanh tra - kiểm soát cho các CBLĐ và nhân viên dưới quyền. Thường xuyên trực tiếp thanh kiểm tra các hoạt động tại cơ sở.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức việc thanh kiểm tra chuyên sâu/toàn diện đối với các hoạt động trong cơ sở của mình.
- Thẩm định và phê duyệt đề xuất các quyết định khen thưởng - kỷ luật theo thẩm quyền.
- Tổng hợp và gửi Giám đốc/Trưởng phòng Thanh tra của P&L để cập nhật vào kỷ yếu những lỗi vi phạm nghiêm trọng hoặc có giá trị giáo dục/cảnh báo lớn.
- Định kỳ tổ chức việc đánh giá công tác thanh tra để kịp thời có các điều chỉnh/ chấn chỉnh.
7. Quản trị rủi ro
- Để ý phát hiện nhận diện được các rủi ro có thể phát sinh trong công việc của mình.
- Kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và an toàn tài sản của bộ phận mình quản lý.
CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ
1. Kinh doanh
- Định hướng và quy hoạch danh mục hàng hóa, sản phẩm kinh doanh. Thường xuyên nghiên cứu, rà soát và loại bỏ các sản phẩm kinh doanh yếu kém. Nghiên cứu, nhận diện sự biến đổi của thi trường bán lẻ công nghệ và bám sát đối thủ cạnh tranh. Đề xuất với lãnh đạo tập đoàn các giải pháp về quyết sách kinh doanh
- Kiểm soát các chỉ số, chỉ tiêu kinh doanh
2. Vận hành
- Điều hành và phê duyệt các vấn đề phát sinh trong vận hành (trong phạm vi phân quyền). Kiểm soát các hoạt động vận hành theo đúng tiêu chuẩn dịch vụ
- Tổ chức kiểm soát việc trưng bày hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn
- Kiểm soát việc mua hàng, tồn kho theo đúng kế hoạch và định mức
- Chủ động và kịp thời xử lý các sự cố vượt khả năng và quyền hạn giải quyết của nhân viên dưới quyền
3. Phát triển mở mới
- Kiểm soát việc thiết kế, triển khai và các hoạt động tiền khai trương. Tổ chức nghiệm thu siêu thị mới
- Nghiên cứu và xác định hàng hóa kinh doanh phù hợp với siêu thị mở mới.
Chia sẻ
Bình luận