Nhiệm vụ quản lý:
1. Quản lý vốn- hàng hóa của những quầy mà họ quản lý: nắm được lượng vốn, hàng hóa, tiền mặt( quỹ) đã bán.
1.1 Tổ chức việc tiếp nhận vốn và hàng hóa cùng với NVBH khi hàng được chuyển vào, chuyển ra
1.2 Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính chính xác của hàng hóa.
1.3 Quản lý cơ số mẫu mã, cơ số chủng loại hàng hóa đang có, đang thiếu, cần bổ sung.
1.4 Theo dõi/ thu thập thông tin/ đề nghị phương hướng bán hàng, nhu cầu khách hàng và thông báo cho bộ phận Mua hàng
Chú ý: Hàng hóa có 2 loại: trưng bày và tồn kho
2. Quản lý tài sản- Trang thiết bị phục vụ bán hàngcủa quầy luôn đảm bảo đầy đủ, sử dụng tốt
2.1 Trang thiết bị không gian:Đèn quầy, đèn treo, tivi, quạt
2.2 Trang thiết bị phục vụ cho công tác bán hàng: Máy vi tính, cân, súng bắn mã vạch, két….
2.3 Tổ chức kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng, số lượng tài sản, thiết bị để lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm, sửa chữa…chuyển trả những tài sản không sử dụng nữa đưa về kho.
3.Quản lý chăm sóc khách hàng
3.1 Theo dõi, kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng mới của NVBH, tổ chức phân công cho nhân viên quầy hàng chăm sóc sau khi khách hàng mua hàng, tân trang sửa chữa, định kỳ.
3.2 Phân loại : VIP cấp độ 3 nhân viên hỏi thăm sau đó cửa hàng trưởng liên hệ lại. Đối với khách hàng VIP cấp độ 1,2 Quầy trưởng phải là người trực tiếp liên hệ chăm sóc.
( Lưu ý: mỗi ngành hàng phân công cấp độ VIP khác nhau. Ví dụ: KH mua Bạc giá trị đơn hàng: 10 triệu thì gọi là VIP cấp độ 1, còn KH mua Vàng giá trị đơn hàng 10 triệu thì gọi là VIP 3.)
3.3 Kiểm tra xác nhận sự chênh lệch giữa hàng tồn kho và doanh số bán hàng
3.4 Đánh giá các chính sách CSKH, đưa ra kiến nghị, phương án, mức đầu tư tài chính để CSKH tốt,
4. Quản lý bán hàng và Doanh số, kết quả bán hàng
4.1 Quầy trưởng chịu trách nhiệm về doanh số của NVBH thuộc quầy của mình
4.2 Lập kế hoạch bán hàng, phân chia doanh số cho NVBH,
4.3 Giám sát việc thực hiện các chương trình khuyến mại
4.4 Quầy trưởng điều phối NVBH trong đội, hướng dẫn viên, mừng đón viên,1 nhân viên đóng gói...(các bộ phận liên quan) để hỗ trợ NVBH.
4.5 Quản lý phân tích kết quả tiêu thụ: theo dõi, tổng hợp, phân tích báo cáo đối tượng mua là ai, bán được bao nhiêu? Để làm cơ sở đặt hàng hóa đúng nhu cầu tối đa hóa đồng vốn.
4.6 Hàng tuần, hàng tháng ra được BC tiêu thụ bán hàng, phân tích lượng, chủng loại hàng bán, phân tích kết quả bán hàng gửi cho các cấp quản lý để xây dựng chiến lực hàng hóa, chiến lược Kinh doanh, chăm sóc khách hàng, quảng cáo truyền thông.
5. Quản lý điều phối sắp xếp nhân sự
5.1 Tham gia quy trình tuyển dụng NVBH ( Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng, bài kiểm tra, chính sách thu hút, trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra, lọc hồ sơ…)
5.2 Tổ chức và trực tiếp huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng cho NVBH
5.3 Bổ trí, sắp xếp nhân sự Bán hàng trong đội của mình để đảm bảo đạt doanh số
5.4 Đánh giá, phân loại năng lực của NVBH.
5.5 Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, phê bình, kỷ luật đối với NVBH
5.6 Xác định nhân viên tiềm năng để lên kế hoạch kế nhiệm
6. Quản lý năng lượng – Tinh thần - Thái độ lao động
6.1 Khởi động năng lượng làm việc cho nhân viên đầu tháng, đầu tuần, đầu một ngày mới và đầu buổi.
6.2 Theo dõi, để ý, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, động lực lao động của NVBH
6.3 Cùng với quản lý cửa hàng (có thể cả phòng Nhân sự) có phương án động viên, khích lệ tinh thần làm việc
6.4 Tổ chức, trực tiếp thực hiện team bulding cho quầy của mình.
Chia sẻ
Bình luận