A. Xây dựng, triển khai, kiểm soát các hoạt động tiếp thị thương mại (Trade Marketing)
1. Xây dựng kế hoạch Trade marketing tổng thể nguyên năm bao gồm hoạt động và chi phí phù hợp với mục tiêu kinh doanh cho từng kênh bán hàng thuộc phòng Kinh doanh trong nước (Miền Nam / Bắc / CRM).
2. Lập kế hoạch và triển khai chi tiết theo từng tháng, quý, theo kế hoạch MKT hoặc theo kế hoạch bán hàng nhằm mục đích gia tăng doanh số, gia tăng điểm bán, gia tăng độ phủ, gia tăng hình ảnh, gia tăng khách hàng trung thành …
3. Theo dõi và phân tích dữ liệu bán hàng, thông tin đối thủ, đánh giá hiệu quả các hoạt động trade marketing và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của công ty, của nhãn hàng, của Sales.
4. Xây dựng các quy trình triển khai và kiểm soát công việc của hoạt động Trade marketing nhằm đảm bảo chí phí trade marketing được chi tiêu hợp lý, hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.
5. Triển khai các chương trình Trade theo kế hoạch đề ra để đạt được mục tiêu: doanh số, độ phủ, hình ảnh ... và tiến độ công việc, quản lý và giám sát việc trả thưởng các chương trình trade đúng cam kết với khách hàng.
6. Cân đối điều tiết các chương trình khuyến mãi giữa các kênh bán hàng thuộc phòng Kinh doanh trong nước (Miền Nam / Bắc và CRM) và Media (Key Account Online và Offline) nhằm hạn chế tình trạng phá giá giữa các kênh).
7. Đi thị trường để kiểm tra đánh giá hiệu quả các chương trình Trade marketing, tình hình triển khai của sale để đề xuất và điều chỉnh kịp thời.
8. Thu thập thông tin thị trường về tình hình của Sales, tình hình của NPP, tình hình của điểm bán, tình hình hoạt động của đối thủ …đề xuất tham mưu cho Sales Director, cho BOD.
B. Xây dựng và triển khai các hoạt động điều hành kinh doanh (Sale Admin)
1. Kết nối các phòng ban liên quan hỗ trợ để xử lý công việc của phòng SO nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề liên quan đến bán hàng phù hợp với mong muốn của NPP hoặc đối tác.
2.Quản lý việc thực thi các chính sách bán hàng của công ty cho NPP, sale và kiểm soát quá trình thực hiện đảm bảo NPP và sale thực hiện theo đúng chính sách đề ra.
3. Quản lý dữ liệu bán hàng: doanh số, nhân sự, khách hàng, NPP ….Nhằm xây dựng nguồn dữ liệu chính xác cung cấp cho BOD và các phòng ban liên quan khi cần cho công việc phân tích, đánh giá của phòng Kinh doanh trong nước.
4. Thiết lập và quản lý ngân sách của phòng SO nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty.
5. Đề xuất các chính sách bán hàng theo nhu cầu phát triển của công ty, các công cụ và biện pháp thực hiện phù hợp với quy định của chung công ty.
6. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các chính sách chiết khấu, lương thưởng đối với từng loại NPP / từng vùng sao cho phù hợp.
C. Quản lý và đào tạo nhân sự
1. Xây dựng các quy trình triển khai công việc cho bộ phận SO, Trade Marketing.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của bộ phận SO và Trade.
3. Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và yêu cầu của cấp trên.
4. Đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực bộ phận SO, Trade một cách hiệu quả.
5. Tuyển dụng, Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và đề xuất kế hoạch phát triển, khen thưởng, xử lý kỷ luật nhân viên trực thuộc.
6. Tổ chức huấn luyện, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho NV cấp dưới.
Chia sẻ
Bình luận