Bạn chưa từng học qua kế toán, bạn muốn thay đổi công việc, hay nhu cầu của công việc bạn muốn học chuyên ngành kế toán bạn mới bắt đầu học kế toán và chưa hình dung được cụ thể công việc kế toán là phải làm những gì?
+ Thực hành thủ tục mua hoá đơn, đặt in hoá đơn.
+ Thực hành tính thuế, kê khai thuế (báo cáo thuế tháng, quý, năm).
+ Thực hành cách hạch toán thực tế vào sổ sách, lập báo cáo tài chính.
+ Thực hành cân đối lãi lỗ cho doanh nghiệp.
+ Thực hành trên chứng từ thực tế theo chế độ kế toán mới nhất.
+ Hướng dẫn kỹ năng quyết toán thuế.
+ Cách gửi báo cáo qua mạng.
Dựa trên chứng từ thực tế các bạn sẽ thực hành: Mỗi học viên thực hành một máy tính
Phần 1: PHẦN TRỌNG TÂM, HƯỚNG DẪN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN THỰC TẾ
1. Hướng dẫn nguyên tắc lập chứng từ kế toán (viết hoá đơn tài chính, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho…).
2. Cách viết hóa đơn tài chính, cách phân loại chứng từ, cách kẹp chứng từ.
3. Cách lựa chọn hình thức hạch toán. Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán.
4. Hướng dẫn cách nhớ các định khoản và lập chứng từ thực tế phát sinh tại doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ như:
– Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
– Kế toán về mua sắm CCDC, TSCĐ…
– Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến mua, bán , hàng hoá, dịch vụ
– Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN…)
– Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
– Hướng dẫn lập bảng định mực tiêu hao nguyên vật liệu và tỷ lệ hao hụt
– Hướng dẫn theo dõi mã vụ việc và tính giá thành công ty xây dựng, xây lặp công trình
– Kế toán nợ phải thu, nợ phải trả
– Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
– Thiết lập, vào các sổ thẻ chi tiết, lưu chứng từ.
– Tính, phân bổ khấu hao CCDC, TSCĐ.
– Kê khai thuế GTGT hàng tháng cho doanh nghiệp.
– Kê khai thuế TNDN hàng quý.
– Lập và trình bày báo cáo tài chính, làm Quyết toán năm, Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân.
Phần 2: HƯỚNG DẪN CÁC CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THỰC TẾ DOANH NGHIỆP ĐANG ÁP DỤNG:
– Giới thiệu các chế độ kế toán hiện hành.
– Đặc biệt hướng dẫn các bạn cách áp dụng các chế độ kế toán và hình thực sổ sách cho các loại hình doanh nghiệp ngoài thực tế như:
Kế toán công ty dịch vụ, xây dựng, sản xuất, nhà hàng khách sạn
Kế toán Công ty xuất nhập khẩu, Công ty Du lịch....
Phần 3: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH “KẾ TOÁN THUẾ” (THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM HTKK CỦA TỔNG CỤC THUẾ):
1. Hướng dẫn các thông tư nghị định, văn bản thuế mới nhất do Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế ban hành. Giúp các bạn học viên làm đúng, tránh vi phạm luật thuế để không phải nộp phạt. (Ví dụ: Kê khai thuế sai, chậm nộp, truy thu thuế,…).
2. Tiếp theo hướng dẫn các bạn thực hành kê khai thuế, làm báo cáo thuế ( thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN tạm tính, thuế TNCN, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu, lệ phí,..) dựa trên hóa đơn tài chính, chứng từ thực tế.
3. Để tránh tình trạng lúng túng khi làm ngoài doanh nghiệp, giảng viên sẽ hướng các bạn cách viết hóa đơn tài chính.
4. Cách chỉnh sửa khi viết hóa đơn sai, cách xử lý khi quên kê khai hóa đầu ra, kê khai sót hóa đơn đầu vào, quên nộp tờ khai thuế,…(hướng dẫn thực hành giải quyết các trường hợp cho học viên).
5. Khi hướng dẫn kê khai thuế sẽ cầm tay chỉ việc, hướng dẫn từng thao tác trên máy tinh thông qua phần mềm HTKK của Tổng Cục Thuế (bản mới nhất).
6. Học cách đăng ký Mã số thuế Thu nhập cá nhân cho các thành viên trong công ty thông qua phần mềm đăng ký Mã số thuế TNCN; Hướng dẫn cách làm hồ sơ giảm trừ gia cảnh, cách lập File Excel tính lương và tính thuế TNCN.
7. Quan trọng hiện nay đang áp dụng phổ biến hình thức kê khai thuế qua mạng: Giảng viên sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký hình thức kê khai thuế qua mạng, nộp tờ khai báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm và cách kiểm tra xem mình đã nộp đầy đủ chưa hay nộp thiếu.
8. Hướng dẫn cách sử dụng Token để ký lên các báo cáo thuế, hướng dẫn các bạn cách in tờ khai thuế ra File pdf, hướng dẫn xử lý các trường hợp bị lỗi khi nộp tờ khai bị lỗi.
Thực hành trên mẫu báo cáo HTKK
1- Báo cáo thuế tháng:
- Tờ khai thuế GTGT (in mã vạch)
- Bảng kê hàng hóa bán ra (in mã vạch)
- Bảng kê hàng hóa mua vào (in mã vạch)
2- Mẫu báo cáo quý:
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý (in mã vạch)
- Tờ khai thuế TNCN quý - mẫu 02/kk - TNCN theo quí (in mã vạch)
- Báo cáo sử dụng hóa đơn quý.
3- Mẫu báo cáo năm:
- Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN - mẫu 03/TNDN (in mã vạch)
- Kết quả hoạt động SXKD – phụ lục 03-1a (in mã vạch)
- Quyết toán thuế TNCN- mẫu tờ khai 05/kk-TNCN (in mã vạch)
4- Bộ hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối số phát sinh năm (không in mã vạch)
- Bảng cân đối kế toán (in mã vạch)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - mẫu số b-02/dn (in mã vạch)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (in mã vạch)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (không mã vạch)
Phần 4: HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN
1. Thực tế các doanh nghiệp đa phần đều làm trên Excel hoặc phần mềm kế toán. Nhưng do phần mềm kế toán đã có sẵn các Form, biểu mẫu và chạy các bút toán tự động. Để tránh tình trạng các bạn quên xử lý cách hoạch toán , cách ghi sổ và khó phân biệt đúng sai. Nên trung tâm sẽ hướng dẫn thêm cho các bạn thêm phần “Ghi sổ kế toán”
2. Hướng dẫn một cách chi tiết từ lúc doanh nghiệp mở sổ kế toán, lựa chọn hình thức ghi sổ (nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái); lựa chọn Phương pháp khấu hao tài sản cố định, phương pháp xuất kho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp ngoài thực tế.
3. Sau khi đã có mẫu sổ kế toán (do trung tâm in sẵn), giáo viên sẽ hướng dẫn các bạn hoạch toán xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, sổ tài khoản,…
4. Hướng dẫn cách làm các bảng Khấu hao Tài sản cố định, Phân bổ công cụ dụng cụ; Bảng theo dõi Xuất nhập tồn, thẻ kho, bảng Cân đối số phát sinh,….
Phần 5: THỰC HÀNH LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN NĂM VÀ NỘP BÁO CÁO QUA MẠNG:
Hướng dẫn làm từng bước:
1. Bảng cân đối số phát sinh; cách kiểm tra sai sót, tính cân đối các tài khoản (từ loại 1 đến loại 9)
2. Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán
3. Hướng dẫn cách lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp và gián tiếp)
5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính; đồng thời hướng dẫn cách đọc và phân tích báo cáo tài chính
Trong quá trình học sẽ hướng dẫn các lỗi thường xảy ra khi làm, cách đối chiếu số liệu, cách chỉnh sửa mà kế toán thường làm.
Phần 6: HƯỚNG DẪN CÁC “KỸ NĂNG THỰC TẾ CẦN THIẾT” CHO MỘT KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
– Hướng dẫn cách giao dịch với các cơ quan liên quan như: Cơ Quan thuế, Lao động, Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, Phòng thống kê,..
– Kỹ năng xác định doanh thu, chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
– Tối ưu số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật
– Kỹ năng lưu giữ chứng từ, sổ sách đảm bảo tiện lợi khi quyết toán thuế.
– Kỹ năng giải quyết một số vấn đề tồn đọng liên quan đến chứng từ, sổ sách.( kinh nghiệm thực tế).
Phần 7: CÁC BẠN HỌC NÂNG CAO TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA, FAST, FTS,
• Cách tạo cơ sở dữ liệu khách hàng, nhà chung cấp, vật tư hàng hóa..
• Cách hạch toán mua hàng, bán hàng, phân hệ kho, lương..
• Cuối kỳ tính giá xuất kho, tính khấu hao...
Chia sẻ
Bình luận