1. Hoạch định nguồn nhân sự.
- Theo dõi, đánh giá tình hình nhân sự trong Công ty và đề xuất thực hiện các chính sách phát triển nhân sự.
- Lập và trình ban hành, tổ chức thực hiện và hoàn thiện các chế độ, chính sách, nội quy, quy chế Công ty cho phù hợp từng thời điểm..
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty
- các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty. Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.
- Tham mưu, đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức
- Hành chánh–Nhân sự.
- Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của Công ty.
- Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo, tuyển dụng trong Công ty.
- Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng, các chế độ phúc lợi cho Người lao động.
- Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chánh của Công ty.
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự... Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.
2. Tuyển dụng.
- Hoạch định nhu cầu nhân sự, dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai.
- Lên kế hoạch và tiến hành tuyển dụng.
- Xây dựng chương trình hội nhập và hướng dẫn triển khai cho nhân viên mới trong thời gian đầu tiếp nhận công việc.
- Phối hợp với các cấp quản lý để xây dựng tiêu chí chức danh công việc. Trực tiếp xây dựng quy trình, biểu mẫu có liên quan đến công tác tuyển dụng nhân sự.
3. Đào tạo.
- Xây dựng chính sách đạo tạo nhân viên trong Công ty.
- Xây dựng nội dung và tổ chức huấn luyện, đào tạo các kỹ năng cho cấp quản lý và nhân viên.
- Kết hợp với các trưởng bộ phận hay đối tác bên ngoài xây dựng nội dung & thực hiện chương trình đào tạo có tính chuyên ngành, chuyên sâu về nghiệp vụ của từng bộ phận hay từng vị trí.
- Đánh giá kết quả sau đào tạo, quy hoạch nguồn lực kế thừa.
4. Đánh giá năng lực/thành tích.
- Tổ chức đánh giá năng lực các cấp quản lý và nhân viên.
- Đánh giá thái độ, tinh thần làm việc của nhân viên.
- Tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua.
- Đánh giá nhân viên mới sau thời gian thử việc (tùy theo chức danh)
5. Quan hệ lao động.
- Chủ động tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của anh chị em nhân viên trong Công ty để có những giải pháp, giải đáp kịp thời những vướng mắc của họ.
- Giải quyết tranh chấp lao động khi phát sinh (sau khi cấp quản lý đã giải quyết).
- Đôn đốc các cấp quản lý và nhân viên trong toàn Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Thực hiện các công việc phục vụ công tác ký kết HĐLĐ, đăng ký lao động theo các quy định của luật pháp và cơ quan chức năng.
6. Vệ sinh – An toàn – Bảo Hộ Lao động.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an ninh, trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của Công ty.
7. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Định kỳ và có thể đột xuất đề xuất và thực hiện một số hoạt động cụ thể mang tính phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần và không khí làm việc sôi động mang tính cộng đồng cho nhân viên.
- Tổ chức định kỳ hàng năm các hoạt động team building, tham quan, du lịch cho CBCNV được nghỉ ngơi. Tạo kết nối cộng đồng giữa các bộ phận & các cá nhân lại với nhau.
- Tổ chức các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, tDTT, thi tay nghề, ... nhằm nâng cao tinh thần cũng như kỷ năng chuyên môn hóa. Tạo hướng phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh trong CB CNV của công ty.
8. Lao động, tiền lương và chế độ chính sách.
- Hàng tháng, tính lương cho toàn thể CBCNV của công ty.
- Xây dựng quy định chính sách quản lý thời giờ làm việc của người lao động, lịch làm việc hằng tuần, tháng.
- Rà soát, điều chỉnh, cải tiến các chính sách quản lý lao động, tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ cho phù hợp với mục tiêu của công ty và mong muốn của người lao động.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về hồ sơ lương của người lao động trong Công ty.
- Quản lý và kiểm soát ngày công làm việc của người lao động tại Văn phòng Công ty.
- Tham mưu và đề xuất thực hiện các quy định về HĐLĐ và các chế độ, quyền lợi của người lao động theo Pháp luật về lao động, bHXH.
- Quản lý và theo dõi tình hình khen thưởng, kỷ luật trong Công ty, ra quyết định kỷ luật đối với nhân viên khi vi phạm (theo chức danh công việc).
Chia sẻ
Bình luận