1. Lên kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra và điều phối hoạt động của những nhân viên bếp trong việc sơ chế và nấu món ăn bảo đảm đủ dinh dưỡng và vệ sinh.
2. Lên thực đơn và thông qua thực đơn cho những bộ phận khác nhau của bếp, kiểm tra và duyệt yêu cầu mua đồ bếp dựa trên thực đơn sẵn có.
3. Dự tính lượng thức ăn tiêu thụ và lượng mua vào, kiểm tra việc giao nhận nguyên liệu dễ hỏng và nguyên liệu có thể dự trữ lâu (kiểm tra chất lượng và số lượng theo đề nghị mua hàng).
4. Kiểm tra thực đơn, phân tích các nguyên liệu, tính chi phí nguyên liệu, chi phí lao động và tổng chi phí
5. Chuẩn bị danh sách mua hàng, ghi rõ loại hàng, số lượng và chất lượng.
6. Lên kế hoạch cho bếp liên quan tới những vấn đề sau:
– Dự đoán các khả năng
– Dự tính số lượng khách
– Tình hình cung cấp thực phẩm (đồ tươi sống sẵn có)
– Ra thực đơn mới
– Khách quen
– Cạnh tranh
7. Tận dụng đồ ăn thừa của khách
8. Tiếp nhận dự định tiệc của quản lý và lên kế hoạch chuẩn bị đồ ăn
9. Kiểm tra và phê duyệt chương trình kế hoạch do các bếp phó chuẩn bị.
10. Đảm bảo mọi món ăn phải được chế biến và phục vụ theo tiêu chuẩn.
11. Kiểm soát chi phí bằng cách:
– Hạn chế tối đa đồ hết hạn, đồ hỏng
– Dự trữ số lượng thực phẩm thích hợp
– Tận dụng thực phẩm thừa
– Kiểm soát sự phân bổ thực phẩm
12. Thuê, đào tạo, hướng dẫn, đánh giá khả năng làm việc của nhân viên bếp, sắp xếp vị trí làm việc cho nhân viên dựa theo sự phù hợp và điểm mạnh trong từng bộ phận bếp
13. Tham dự những cuộc họp do Ban quản lý tổ chức
14. Hợp tác và hỗ trợ các trưởng bộ phận khác.
15. Tuân thủ nội quy quy định của công ty và pháp luật Việt Nam.
16. Thực hiện nhiệm vụ như những nhân viên bình thường khác
Chia sẻ
Bình luận