* Quản lý sản xuất
- Giám sát công việc, lập kế hoạch, điều phối và thực hiện các công đoạn sản xuất để đảm bảo đạt được các mục tiêu sản xuất.
- Theo dõi báo cáo định kỳ của từng bộ phận để có phương án quản lý, sử dụng và bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị hợp lý, kịp thời.
- Nghiên cứu, sáng tạo, lập thiết kế các phương án kỹ thuật, tối ưu hóa sản xuất, đạt hiệu quả tốt trên nguyên tắc an toàn, tiết kiệm chi phí, nhân công, vật tư, thiết bị, điện, nước, v.v..
- Thường xuyên kiểm tra mọi hoạt động, công tác thực hiện của cấp dưới. Kiểm tra số liệu thống kê tình hình hoạt động sản xuất để đánh giá tính hiệu quả.
- Trực tiếp chỉ đạo, đưa ra giải pháp tháo gỡ mọi vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình khai thác.
- Kiểm tra, ký xác nhận các đề nghị vật tư trước khi trình Ban Lãnh Đạo phê duyệt.
- Tổ chức họp nội bộ định kỳ để phổ biến khi có thay đổi về quy chế. Quán triệt, nhắc nhở các bộ phận khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất. Biểu dương, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá năng lực, ý thức đối với người lao động....
- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong các vấn đề về quy hoạch, phát triển, quy mô khai thác.
- Kiểm soát chất lượng khoáng vật nặng tuyển thô và tỉ lệ thu hồi đạt yêu cầu.
- Lập báo cáo tuần về tình hình hoạt động và kế hoạch cho tuần tới.
- Lập báo cáo kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình Ban lãnh đạo xem xét, phê duyệt.
* Quản lý tài sản và tài nguyên
- Quản lý tài nguyên của công ty, bao gồm phạm vi đất, dự án, nhân sự, thiết bị, vật liệu và sản phẩm làm ra, đảm bảo rằng các hoạt động khai thác được tiến hành một cách tối ưu.
* Quản lý an toàn, an ninh và sức khỏe
- Phát triển, thực hiện các chương trình đào tạo, các quy trình và thực hành về an toàn và sức khỏe toàn diện để đảm bảo cho nhân viên và nhà thầu đang làm việc trong một môi trường an toàn.
- Thực hiện các biện pháp an toàn toàn diện, bao gồm các kế hoạch ứng phó khẩn cấp, để đảm bảo rằng mỏ hoạt động một cách an toàn và bảo mật.
* Quản lý ngân sách
- Chuẩn bị và quản lý ngân sách cho các hoạt động khai thác để đảm bảo các nguồn lực được phân bổ kịp thời một cách hiệu quả.
* Quản lý tuân thủ, môi trường
- Đảm bảo các hoạt động khai thác của Công ty tuân thủ tất cả các quy định có liên quan, bao gồm các quy định về môi trường, sức khỏe và an toàn lao động.
* Xây dựng các mối quan hệ
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan, như: các Sở ban ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất mỏ; cộng đồng địa phương; các đơn vị thông tin đại chúng và các tổ chức khác có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác của công ty.
* Công việc khác
- Xây dựng các văn bản, nội quy, quy chế để áp dụng nội bộ theo hướng dẫn của Luật Khoáng sản 2010 và QCVN - 04: 2009 - BCT về an toàn lao động trong khai thác mỏ lộ thiên, QCVN 06: 2010 / BKHCN Quy chuẩn Quốc gia về an toàn bức xạ (đối với hoạt động khai thác khoáng sản có yếu tố phóng xạ) và các QCVN khác có liên quan.
- Cập nhật những thay đổi về chính sách, pháp luật liên quan đến sản xuất, khai thác, đặc biệt là Luật Khoáng sản.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong các vấn đề về quy hoạch, chiến lược phát triển, quy mô khai thác.
- Làm hồ sơ để xin các giấy phép và phê duyệt cần thiết: Đảm bảo rằng tất cả các hồ sơ giấy phép (điều kiện cần) và phê duyệt cần thiết (điều kiện đủ) từ trung ương đến địa phương có đầy đủ.
- Lập báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác khoáng sản để trình các sở, ban, ngành theo quy định kiểm tra, giám sát của pháp luật hiện hành.
- Đánh giá cơ sở hạ tầng hiện có: Tiến hành đánh giá toàn diện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất hiện có tại khu mỏ để xác định những gì cần được sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư mới báo theo kế hoạch mục tiêu Lãnh đạo đưa ra.
- Đánh giá hiệu suất: Thường xuyên đánh giá hiệu suất hoạt động khai thác để có biện pháp quản lý con người và sử dụng tối ưu máy móc thiết bị.
- Thiết lập lại chuỗi cung ứng: Làm việc với các nhà cung cấp và nhà thầu để thiết lập lại chuỗi cung ứng, đảm bảo Mỏ có được điều kiện cần thiết cho hoạt động khai thác.
- Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Chia sẻ
Bình luận