* Tổ chức sản xuất:
- Tổ chức mặt bằng sản xuất hợp lý, khoa học, thuận tiện và ổn định.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các Quy trình công nghệ, đáp ứng được tiến độ, đảm bảo chất lượng và giảm chi phí.
- Tổ chức, bố trí nhân lực sản xuất hợp lý, sản xuất đạt hiệu quả cao, nhân sự không bị biến động.
- Tổ chức kế hoạch sản xuất đúng tiến độ của từng công đoạn, đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
- Tổ chức vận hành máy móc thiết bị: Lập danh mục máy móc thiết bị trực thuộc nhà máy, xây dựng Lịch bảo trì bảo dưỡng đình kỳ, khai thác tối ưu công suất máy, hạn chế thấp nhất tình trạng máy móc hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Tổ chức, kiểm tra năng lực sản xuất, kho bãi, nguyên vật liệu: Kiểm tra và nắm rõ năng lực sản xuất khi nhận đơn hàng, chu kỳ biến động nhân sự. Có kế hoạch hướng dẫn, theo dõi giám sát sắp xếp hàng hóa, có số liệu xuất nhập tồn đầy đủ.
* Quản lý kiểm soát:
- Kiểm soát định mức sản xuất: Xây dựng định mức của tất cả các công đoạn sản xuất trong nhà máy, từ đó đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, từng bộ phận.
- Kiểm soát tiến độ sản xuất: Triển khai kế hoạch sản xuất, có biện pháp theo dõi và giải pháp phù hợp để đảm bảo các bộ phận thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu: Xây dựng và duy trì các bước kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo thỏa mãn các tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Có biện pháp hợp lý để hệ thống kiểm soát chất lượng phát huy được hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất mức độ sai lỗi của mỗi công đoạn sản xuất.
* Quản trị:
- Xây dựng Quy trình: Hướng dẫn, kết hợp với các bộ phận liên quan soạn thảo đầy đủ các Thủ tục quy trình, các Hướng dẫn công việc cần thiết cho từng công đoạn sản xuất.
- Thiết lập các Quy định nội bộ phù hợp trong nhà máy: Soạn thảo, ban hành những quy định nhằm nâng cao ý thức của Cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, giữ gìn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động… phù hợp với tình hình thực tế.
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu đầy đủ: Có biện pháp lưu trữ hồ sơ khoa học, dễ truy lục khi cần thiết.
* Hệ Thống Quản lý chất lượng ISO:
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
- Xây dựng kế hoạch đánh giá nội bộ theo định kỳ
- Xây dựng kế hạch kiểm soát tính hiệu lực của hệ thống và đánh giá tính hiệu quả trong công việc
- Đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ theo quy định
- Xây dựng kế hoạch đánh giá HCHQ sản phẩm
- Xây dựng các quy trình,quy định áp dụng trong mọi hoạt động của nhà máy
* Huấn luyện, đào tạo:
- Đào tạo hội nhập: Hướng dẫn công nhân mới về Nội quy quy định, công việc thực tế của từng bộ phận để tạo thuận tiện cho công nhân mới hòa nhập trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Đào tạo chuyên môn: Có kế hoạch đào tạo chuyên môn cho tất cả Cán bộ công nhân viên trong nhà máy nâng cao trình độ tay nghề.
- Đào tạo nhân sự nâng cao, kế thừa: Đánh giá, nhận xét những cá nhân có triển vọng để đề nghị phương pháp đào tạo phù hợp, mục đích cho các vị trí quản lý đáp ứng được theo mục tiêu phát triển của công ty.
* An toàn:
- Tổ chức an toàn lao động: Thường xuyên tổ chức nhắc nhở, hội họp phổ biến những quy định và cảnh báo về an toàn lao động. Xử lý kịp thời khi có tình huống phát sinh, không để xảy ra tình trạng mất an toàn trong tất cả các công đoạn sản xuất.
- Phòng cháy chữa cháy: Xây dựng đội phòng cháy chữa cháy, đề xuất thời gian và phương pháp huấn luyện, thực hiện đầy đủ những quy định về phòng cháy chữa cháy.
- An toàn máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng: Thường xuyên kiểm tra giám sát, nhắc nhở cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Định kỳ kiểm tra và chăm sóc cơ sở hạ tầng luôn ở trong tình trạng an toàn nhất.
* Chế độ báo cáo:
- Xây dựng hệ thống báo cáo số liệu cho các bộ phận phải đầy đủ báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng gửi BKS/Tổng Giám đốc . Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
- Báo cáo phát sinh: Khi có những vấn đề quan trọng phải báo cáo kịp thời lên Tổng Giám đốc để có chỉ đạo giải quyết đạt kết quả tốt nhất.
Chia sẻ
Bình luận