Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat

Trắc nghiệm đa trí thông minh MI còn được gọi với cái tên là Multiple Intelligences - MI. Đây là một phương pháp đánh giá trí thông minh nổi trội của mỗi người, được dựa trên Lý thuyết đa trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences) do Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner tiến hành nghiên cứu.

Đã từ lâu, các bài kiểm tra IQ vẫn thường được sử dụng để kiểm tra trí thông minh của con người. Hầu hết mọi người vẫn thường nghĩ rằng, test IQ là cách tốt nhất để đo trí thông minh. Tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của giáo sư Howard Gardner, bài kiểm tra IQ không phải là một cách hoàn hảo để phản ánh một cá nhân, con người khi trưởng thành. Nhất là khi, trí tuệ của con người sẽ còn được thay đổi dựa theo công việc hay môi trường mà họ đang thích ứng.

img intro

Bên cạnh đó, Tiến sỹ Howard Gardner còn đưa ra một giả thuyết khác là con người không chỉ tồn tại một mà có khá nhiều loại trí thông minh khác nhau. Từng phần của não bộ sẽ có sự liên quan mật thiết với các loại trí thông minh này. Tất cả đã được ông lý giải một cách chi tiết thông qua quyển sách là Frames of Mind – Cơ cấu của trí tuệ.

Trong lý thuyết của đa trí thông minh có nói rằng, con người có tất cả 9 loại thông minh khác nhau, tương ứng với đó sẽ là 9 cách để mỗi chúng ta rèn luyện và trở nên tài giỏi. Các loại trí thông minh này sẽ được nhận biết thông qua đặc điểm, hành động và sở thích. Theo đó, con người sẽ có 9 loại trí thông minh cụ thể là trí thông minh logic, thấu hiểu nội tâm, vận động cơ thể, trí thông minh triết học, thấu hiểu thiên nhiên, ngôn ngữ, cảm thụ âm nhạc, trí thông minh tương tác xã hội và trí thông minh không gian.

Kết quả của bài trắc nghiệm MI sẽ giúp người dùng xác định rõ bản thân thuộc loại trí thông minh nào để từ đó tìm hiểu được điểm mạnh và điểm yếu trong từng lĩnh vực cụ thể. Điểm thú vị ở đây là mọi người đều có thể thay đổi nếu tập trung vào việc trau dồi và rèn luyện.

img intro

Trắc nghiệm đa trí thông minh MI còn được gọi với cái tên là Multiple Intelligences - MI. Đây là một phương pháp đánh giá trí thông minh nổi trội của mỗi người, được dựa trên Lý thuyết đa trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences) do Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner tiến hành nghiên cứu.

Đã từ lâu, các bài kiểm tra IQ vẫn thường được sử dụng để kiểm tra trí thông minh của con người. Hầu hết mọi người vẫn thường nghĩ rằng, test IQ là cách tốt nhất để đo trí thông minh. Tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của giáo sư Howard Gardner, bài kiểm tra IQ không phải là một cách hoàn hảo để phản ánh một cá nhân, con người khi trưởng thành. Nhất là khi, trí tuệ của con người sẽ còn được thay đổi dựa theo công việc hay môi trường mà họ đang thích ứng.

Bên cạnh đó, Tiến sỹ Howard Gardner còn đưa ra một giả thuyết khác là con người không chỉ tồn tại một mà có khá nhiều loại trí thông minh khác nhau. Từng phần của não bộ sẽ có sự liên quan mật thiết với các loại trí thông minh này. Tất cả đã được ông lý giải một cách chi tiết thông qua quyển sách là Frames of Mind – Cơ cấu của trí tuệ.

Trong lý thuyết của đa trí thông minh có nói rằng, con người có tất cả 9 loại thông minh khác nhau, tương ứng với đó sẽ là 9 cách để mỗi chúng ta rèn luyện và trở nên tài giỏi. Các loại trí thông minh này sẽ được nhận biết thông qua đặc điểm, hành động và sở thích. Theo đó, con người sẽ có 9 loại trí thông minh cụ thể là trí thông minh logic, thấu hiểu nội tâm, vận động cơ thể, trí thông minh triết học, thấu hiểu thiên nhiên, ngôn ngữ, cảm thụ âm nhạc, trí thông minh tương tác xã hội và trí thông minh không gian.

Kết quả của bài trắc nghiệm MI sẽ giúp người dùng xác định rõ bản thân thuộc loại trí thông minh nào để từ đó tìm hiểu được điểm mạnh và điểm yếu trong từng lĩnh vực cụ thể. Điểm thú vị ở đây là mọi người đều có thể thay đổi nếu tập trung vào việc trau dồi và rèn luyện.

Trắc nghiệm MI là gì?
img

Là bài trắc nghiệm được dùng để đánh giá và phân loại tố chất theo hệ phân loại Đa Trí thông minh của Howard Gardner, bài Trắc nghiệm MI là công cụ được dùng để nhận diện điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân.

Được giới thiệu lần đầu tiên trong quyển sách “Frames of Mind” (đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt với tên “Cơ cấu Trí khôn”) vào năm 1983, lý thuyết Đa Trí thông minh hay Trí thông minh đa dạng (Multiple Intelligences) của Howard Gardner được chào đón và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều những nhà tâm lý và công chúng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, lý thuyết Đa Trí thông minh được giới thiệu rộng rãi thông qua 2 quyển sách “7 loại hình thông minh” và “Bạn thông minh hơn bạn nghĩ” của tác giả Thomas Amstrong.

Với lý thuyết về Đa Trí thông minh, Howard Gardner đã đề xuất ra một góc nhìn mới để đánh giá, cũng như phân loại và đo lường tài năng của con người. “Trí thông minh” không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là khả năng tính toán số (Logic/Toán học) hay khả năng ghi nhớ và sử dụng vốn từ vựng (Ngôn ngữ), mà giờ được hiểu rằng mỗi cá nhân đều có những tố chất riêng, mà đều có thể được phát triển thành những năng lực tương ứng. Với xuất phát điểm 7 loại hình, hiện tại MI đã được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đến 9 loại hình trí thông minh:

    - Trí thông minh Xã hội: năng lực liên quan đến con người
    - Trí thông minh Nội tâm: năng lực liên quan đến nội tâm bản thân
    - Trí thông minh Logic/Toán học: năng lực liên quan đến xử lý số và dữ liệu
    - Trí thông minh Ngôn ngữ: năng lực liên quan đến sử dụng ngôn từ
    - Trí thông minh Không gian: năng lực liên quan đến trí tưởng tượng và không gian
    - Trí thông minh Vận động: năng lực liên quan đến điều khiển cơ thể
    - Trí thông minh Âm nhạc: năng lực liên quan đến âm thanh và giai điệu
    - Trí thông minh Thiên nhiên: năng lực liên quan đến các yếu tố trong thiên nhiên, động vật, thực vật, etc.
    - Trí thông minh Triết học (Hiện sinh): năng lực liên quan đến tư duy trừu tượng và nghiên cứu sâu


Lý thuyết về Đa Trí thông minh đã được ứng dụng phổ biến trong các trường học ở Mỹ, với mục tiêu thiết kế chương trình giảng dạy và những hoạt động học tập phù hợp, khuyến khích học sinh nhận diện và phát triển những loại hình mạnh của mình, đồng thời biết cách khắc phục những điểm yếu, từ đó có được nền tảng vững vàng cho sự nghiệp trong tương lai.

Lưu ý trước khi làm trắc nghiệm MI
img

Về mặt bản chất, bài trắc nghiệm đa trí thông minh MI là một bài đánh giá về tâm lý, thường được dùng để hướng nghiệp hay xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Vì vậy, các bạn cần đặc biệt chú ý tới một số điều cơ bản sau đây để có kết quả bài trắc nghiệm chính xác nhất:


    - Trước khi làm bài kiểm tra, bạn cần đảm bảo tâm trạng và tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở trong trạng thái ổn định nhất. Bạn tuyệt đối không bài kiểm tra trong lúc bản thân đang có sự chuyển đổi cảm xúc như nóng giận, buồn bực, phấn khích hay bực bội. Nhất là khi, bạn đang trong thời gian thay đổi quan điểm, chuyển đổi nhận thức.
    - Trong lúc làm bài kiểm tra, bạn chỉ nên xét các tình huống thuộc phạm vi cá nhân, hạn chế tối đa các yếu tố bên ngoài tác động khi làm bài. Mọi câu hỏi đều có sự cân nhắc và trung thực, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa thực tế, những việc đã xảy ra với lý tưởng, suy nghĩ của bản thân.
    - Bởi đây là một bài kiểm tra về mặt tâm lý nên kết quả sẽ có sự tương đối, thường được dùng để tham khảo. Nhất là khi, con người luôn có sự trưởng thành và học hỏi mỗi ngày. Điều này đã tác động phần nào khiến kết quả bài trắc nghiệm thay đổi dựa theo quan điểm và cách suy nghĩ. Lời khuyên cho bạn là nên làm bài kiểm tra mỗi ngày một ngày và làm lại vào những ngày tiếp theo để từ đó có cái nhìn tổng quát nhất và có được điểm chung giữa các kết quả đó.

9 Loại trí thông minh