MÔ TẢ CÔNG VIỆC
1. Quản lý nợ xấu, nợ có dấu hiệu bất thường:
• Nắm bắt được thực trạng các khoản nợ xấu, nợ có dấu hiệu bất thường tại các Chi nhánh chuyên quản
• Phối hợp với cán bộ quạn hệ khách hàng, QLRR Hội sở và QLTD của chi nhánh đánh giá phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ theo đúng quy định về phân loại nợ của PGB và phù hợp với thực trạng của khoản nợ; thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với khoản nợ; đôn đốc khách hàng thực hiện theo kế hoạch thu hồi nợ đã được phê duyệt…
• Quản lý khách hàng có phát sinh nợ xấu dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi để đạt được sự hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp thông tin nhằm đưa ra kế hoạch và biện pháp thu hồi nợ khả thi.
• Lập các báo cáo liên quan đến các khoản nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng được phân công phụ trách.
2. Xử lý nợ xấu, nợ có dấu hiệu bất thường
• Đề xuất các biện pháp thu hồi nợ cụ thể; Theo dõi, đôn đốc, xử lý đối với các khoản nợ xấu, nợ có dấu hiệu bất thường tại các Chi nhánh chuyên quản; Trực tiếp tham gia xử lý nợ đối với các khoản nợ xấu có giá trị lớn, có tình tiết phức tạp tại các Chi nhánh chuyên quản.
• Phối hợp với các cán bộ xử lý nợ khác để đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu được giao phối hợp quản lý theo nhiệm vụ đã được phân công.
• Phối hợp với các cán bộ phụ trách khoản vay, tổ chức các cuộc họp của các chủ nợ hoặc tham gia với tư cách thành viên chủ nợ.
3. Quản lý và xử các khoản nợ đã sử dụng dự phòng
• Đề xuất việc xử lý rủi ro bằng dự phòng khi khoản nợ xấu không còn khả năng trả nợ.
• Đề xuất và tiếp tục giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng.
• Trực tiếp tham gia xử lý 1 số khoản nợ đã sử dụng dự phòng theo sự phân công
4. Thực hiện các thủ tục pháp lý đối với các khoản nợ xấu
• Thực hiện, phối hợp hoặc tư vấn cho cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xử lý các khoản nợ xấu: gán nợ; bàn giao tài sản bảo đảm (TSBĐ) cho PGB, xử lý nợ thông qua các cơ quan pháp luật; bán đấu giá TSBĐ tiền vay; áp dụng các thủ tục chấm dứt khoản vay…
• Duy trì sự liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với phòng pháp chế, luật sư.
• Đề xuất việc thanh toán các chi phí liên quan tới việc xử lý nợ trên cơ sở hợp lý, hiệu quả.
5. Quản lý TSBĐ đối với các khoản nợ xấu
• Quản lý TSBĐ đối với các khoản nợ xấu: đảm bảo nắm bắt được hồ sơ pháp lý cũng như hiện trạng của TSBĐ; Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ nếu thiếu hụt so với quy định hoặc đề xuất biện pháp xử lý kịp thời đối với TSBĐ nhằm thu hồi đủ nợ cho PGB.
• Tổ chức xử lý, tham gia phối hợp xử lý tài sản, bán đấu giá tài sản.
6. Phát triển cá nhân
• Nâng cao hiệu quả làm việc của mình thông qua việc bổ sung các kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, cần phải lập ra các kế hoạch phát triển năng lực cho cá nhân, các kế hoạch đào tạo, hỗ trợ từ cấp trên và những người có kinh nghiệm.
• Tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác để có được cái nhìn tổng quát về mọi vấn đề phát sinh trong thực tế.
7. Tuân thủ
• Tuân thủ tất các các nguyên tắc đạo đức và các quy định nội bộ; đồng thời có tính kỷ luật cao trong hành động.
• Hoàn toàn tuân thủ các quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các cấp có thẩm quyền khác.
8. Trách nhiệm khác
• Trách nhiệm khác do Trưởng phòng giao do nhu cầu công việc.
9. Chịu sự phân công trực tiếp của TBP Thu hồi nợ.
• Báo cáo trực tiếp cho TBP Thu hồi nợ và TP. Giám sát tín dụng và Thu hồi nợ.
Chia sẻ
Bình luận