Tuyển dụng, tìm việc làm Luật - Pháp lý tháng 12/2024 (153 Việc làm)
Mẫu CV Luật - Pháp lý đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Bạn yêu công lý, bạn thích lẽ phải, bạn thích xem những bộ phim nói về nhân vật tài trí, dũng cảm chống lại cái ác, đòi lại sự công bằng như “cảnh sát hình sự - phim Việt Nam”, “ nữ luật sư xinh đẹp – phim Trung Quốc”, họ đều học luật và làm ngành luật. Một lãnh tụ vĩ đại đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga – “Lê-nin”, chủ tịch nước vĩ đại của Đảng cộng Sản Cuba ông Phiden Caxtro, thủ tướng Putin (Liên bang Nga), nguyên tổng thống Hoa Kỳ - Bill Clinton,...và rất nhiều vị lãnh đạo tối cao của Việt Nam đều tốt nghiệp ngành luật và công tác trong ngành.
1. Ta hiểu thế nào về ngành luật – pháp lý?
1.1. Ngành luật
1.1.1. Ngành luật là gì?
Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Như ví dụ về Luật hiến pháp – còn được gọi là luật nhà nước là một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước về chế độ chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, các chế độ bầu cử, về quyền và nghĩa vụ của công dân, quốc tịch.
1.1.2. Những “vai” trong ngành luật
Để những luật pháp do nhà nước ban hành được thực thi nghiêm túc cần phải có đội ngũ những người được ban quyền làm công tác thi hành pháp luật. Trong quá trình học bạn cũng đã được tiếp xúc và tìm hiểu các chức vụ, vai vế trong ngành luật, có thể bạn lựa chọn làm thẩm phán, luật sư, kiểm soát viên, chấp hành viên, điều tra viên, công chứng viên và chuyên viên pháp lý. Cụ thể ta hiểu về các vai trong ngành luật như:
- Thẩm phán: là những người làm việc tại tòa án được cấp quyền nhân danh Nhà nước để giải quyết, xét xử các vụ án. Nhiệm vụ thật cao cả và vĩ đại khi là người được quyền đưa ra các quyết định cuối cùng mang lại sự công bằng cho mọi người, đổi lại lẽ phải cho người vô tôi và trừng phạt thích đáng những kẻ xấu xa, gian ác.
- Kiểm soát viên: là người buộc tội tại phiên tòa hay còn được gọi với tên khác là công tố viên. Họ là những người được quyền đưa ra một vụ phạm pháp để xem xét và xử lý, được ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
- Luật sư: là những người hành nghề trong ngành luật tại các văn phòng hay công ty luật – không trong biên chế của cơ quan nhà nước. Thu nhập chủ yếu của các luật sư là từ những khoản thù lao do khách hàng trả khi sử dụng dịch vụ tại văn phòng, công ty của họ. Các luật sư thường tìm việc làm trong các cơ quan nhà nước, làm tại các văn phòng luật hoặc mở các phòng luật riêng cho mình khi có đủ kinh nghiệm.
- Công chứng viên: là người làm việc tại các phòng công chứng, được cấp quyền xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, văn bản mang tính chất pháp lý.
- Chấp hành viên: là ngạch công chức ngành tư pháp. Là người được nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của tòa án Việt Nam và bản án, quyết định về dân sự của tòa án nước ngoài đã được phía tòa án Việt Nam công nhận. Chấp hành viên làm các công việc thi hành các bản án, vụ việc được phân công, đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và thực hiện nghiêm chỉnh đạo đức. Có trách nhiệm triệu tập đương sự, những người có liên quan đến để thi hành án, quyết định biện pháp áp dụng đảm bảo việc thi hành án. Được quyền yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối lại việc thi hành án. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án. Được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thực hiện thi hành án.
- Điều tra viên: là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự tiến hành công việc thu thập chứng cứ, chứng minh có tội phạm xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vị phạm tội và những tình tiết khác của vụ án. Điều tra viên có vị trí quan trọng trong tố tụng hình sự, có nhiệm vụ phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội một cách nhanh chóng, chính xác, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội.
- Chuyên viên pháp chế: là người đại diện của công ty hay tổ chức nào đó về mặt pháp luật và giúp nơi này hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan như các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng,... và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục có mang tính chất liên quan đến luật pháp. Trong nhiều trường hợp các chuyên viên pháp lý còn thay mặt luật sư chuẩn bị các thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi có xảy ra tranh chấp giữa hai bên.
Ngoài các ngành như đã nói trên khi ra trường các sinh viên có thể làm các công việc khác có liên quan như cố vấn pháp lý, cán bộ nghiên cứu luật pháp, giáo viên dạy luật trong các trường học, cơ sở giảng dạy về pháp luật hay trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu luật – hiến pháp nhà nước.
1.1.3. Những tố chất cần có để thành công trong ngành luật
- Bạn phải là người công bằng, khách quan và trung thực: Để trở thành người bảo vệ công lý thì điều đầu tiên các bạn phải có được là yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật, luôn đề cao lẽ công bằng. Như trong phim Bao Thanh Thiên của Trung Quốc có câu “thiết diện vô tư rõ ngay gian”, ý muốn nói là công tư phân minh truy tố rõ ràng kẻ ác người gian trừng trị thích đáng.
- Đây là nghề đòi hỏi bạn phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, có khả năng phân tích và tổng hợp cao: khi bạn tham gia một vụ việc liên quan đến pháp luật điều đầu tiên cần linh cảm được sự thật nằm ở đâu ai là người đúng và đâu là kẻ sai. Bước tiếp theo là tòm các bằng chứng, chứng cứ, phân tích, đánh giá sự liên quan giữa các tình tiết để đưa ra những suy luận, quyết định đúng đắn.
- Bạn phải có ý chí, bản lĩnh vững vàng: Bạn tham gia ngành luật đồng nghĩa việc bạn thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, những điều sai trái, vô lý tồn tại trong cuộc sống. Nếu bạn không có ý chí, bản lĩnh và sự dũng cảm thì bạn dễ dàng bị đánh bại, chán nản và đi đến thất bạn. Điều nguy hiểm hơn là chính bạn sẽ bị mua chuộc lẽ phải bởi ma lực của đồng tiền hay bị bắn gục từ những viên đạn bọc đường ngọt ngào.
- Ngoài ra bạn cần có khả năng diễn đạt tốt, trôi chảy, lưu loát, lời văn lôi cuốn đi vào lòng người: bởi ngành luật là ngành thuyết phục người khác nghe theo những gì bản thân bạn nói dựa vào những chứng cứ xác thực đã được kiểm định chuẩn xác.
1.1.4. Học luật có dễ xin việc không? – Cơ hội việc làm của ngành luật
Nền kinh tế - xã hội hiện nay ngày càng phát triển đa dạng nhiều loại hình nghề nghiệp nhằm đáp ứng cho yêu cầu của cuộc sống ngày càng cao. Trong nhóm ngành luật cũng vậy, nhiều người thường nghĩ rằng cứ học luật ra trường là phải làm luật sư hay thẩm phán hiện diện trên tòa án. Thực tại nhu cầu việc làm luật sư hay các công việc khác liên quan đến chuyên ngành này đang rất mở rộng dành cho các bạn sinh viên đang theo học luật. Vì vậy mà các bạn có thể an tâm rằng cơ hội việc làm cũng như việc lựa chọn ngành nghề công việc đang rất đa dạng đến pháp luật sau khi tốt nghiệp.
Các ngành nghề liên quan đến luật pháp luôn có yêu cầu về khả năng chuyên môn cao cùng với quá trình rèn luyện rất khắt khe nó đảm bảo rằng người giữ các vị trí này có đầy đủ tư chất và phẩm chất cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhưng yếu tố quan trọng số một hàng đầu vẫn là tấm bằng cử nhân Luật. Tấm bằng này chính là tấm vé đưa bạn tiến đến sát hơn với các công việc bạn mong muốn như làm luật sư hay thẩm phán,... Nếu bạn thật sự yêu thích các chuyên ngành liên quan đến luật pháp thì bạn phải thật sự nghiêm túc học tập và xác định được phương hướng cho bản thân ở chuyên ngành từ những trang sách đầu tiên trên nhà trường. Chỉ có vậy thì cơ hội việc làm của bạn khi ra trường mới thực sự rộng mở.
Ngoài cơ hội việc làm tốt và những người có chuyên môn cao cũng như có lương tâm được xã hội coi trọng thì những người làm công việc thực thi pháp luật cũng được hưởng thu nhập tốt. Theo như thống kế thì luật sư là một trong mười ngành trên thế giới có thu nhập cao nhất dù lương họ được nhận không phải do nhà nước trả mà là được nhận từ khách hàng trả. Tại nước ta mức lương trả cho thẩm phán, kiểm soát viên, công an, chấp hành viên,... thường cao hơn các ngành khác. Khi mà bạn càng giỏi thì điều bạn nhận lại là thu nhập chính đáng càng cao.
Hiện có rất nhiều công việc liên quan Luật - Pháp lý cập nhật trên Timviec365.vn rất thu hút người lao động nộp hồ sơ và CV ứng tuyển. Bạn cũng có thể tìm hiểu ngay chi tiết về những công việc này và tham gia đăng ký tài khoản ứng viên miễn phí để tạo cv online ngay tại Website. Có rất nhiều việc làm hấp dẫn đang chờ đón bạn.
1.2. Ngành pháp lý
1.2.1. Ngành pháp lý là gì?
Ngành pháp lý ta có thể hiểu đơn giản là ngành dịch vụ chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp giải quyết về các vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong xã hội. Về cơ bản dịch vụ pháp lý được thể hiện qua bốn khía cạnh sau: dịch vụ pháp lý ở các khía cạnh dân sự, dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ pháp lý về quản lý trật tự hành chính, dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh.
1.2.2. Học viên ngành pháp lý được học những gì?
Sinh viên theo học các trường có khoa luật sẽ được học, trang bị các kiến thức chuyên ngành hệ thống về:
- Lý luận về nhà nước và pháp luật.
- Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.
- Luật hiến pháp.
- Luật hành chính.
- Luật dân sự.
- Luật hình sự.
- Luật lao động.
- Luật thương mại.
- Luật hôn nhân và gia đình.
- Luật tài chính.
- Luật ngân hàng.
- Luật môi trường.
- Luật đất đai.
- Công pháp quốc tế.
- Tư pháp quốc tế.
- Luật tố tụng dân sự.
- Luật tố tụng hình sự.
- Luật tố tụng hành chính.
- Luật thi hành án dân sự.
- Công chứng, chứng thực.
- Luật sở hữu trí tuệ.
- Luật cạnh tranh,...
Ngoài ra các học viên còn được học cách xây dựng văn bản pháp luật, kiến tập nghiệp vụ tại các cơ quan công chứng, văn phòng công chứng, bộ phận tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó còn được bổ trợ các kỹ năng như kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại, lao động, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư vấn pháp luật.
1.2.3. Các công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp khóa pháp lý
Sau khi bạn hoàn thành khóa học tại các đơn vị cao đẳng, đại học khoa luật pháp lý nếu có khả năng nghiên cứu, có năng lực học tập thì bạn có thể nâng cao và mở rộng kiến thức pháp luật ở các cấp độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ,...nhằm thích ứng được với nhu cầu ngày càng phát triển của kinh tế - xã hội.
Khi rời ghế nhà trường bạn có thể đảm nhận công việc tại:
- Cơ quan nhà nước: Làm việc tại các văn phòng, thanh tra, ban pháp chế, văn phòng thuộc tắt các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương,... trực thuộc sự quản lý của nhà nước.
- Các tổ chức xã hội: Làm việc tại các tổ chức xã hội, như các tổ chức cấp xã, phường, hội – nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như làm việc tại các đoàn luật sư, hội luật gia, hội tố tụng hình sự,...
- Các tổ chức kinh tế: Làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế tại các bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo, giám đốc, quản lý các doanh nghiệp.
- Các đơn vị có liên quan trực tiếp đến dịch vụ pháp lý như: văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, cán bộ tư pháp, hộ tịch, nhà đất, địa chính, tòa án,...
1.2.4. Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành pháp lý
Do nhu cầu về tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký thương hiệu, bản quyền, đăng ký kinh doanh mở công ty,văn phòng,...thông qua dịch vụ ngày càng nhiều. Do vậy mà các văn phòng luật sư, các văn phòng công chứng tư, các công ty tư vấn pháp luật mở ra ngày càng nhiều đang rất cần nguồn nhân lực từ ngành luật – pháp lý.
Mới đây được thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam phê duyệt quyết định số 1072/QĐ-TTg, một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Nội dung chiến lược đề ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển số lượng luật sư từ 19.000 đến 20.000 luật sư, đạt tỉ lệ 1/4.500 số luật sư trên tổng số dân. Chiến lực này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về ngành dịch vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Qua đây ta có thể thấy được ngành pháp lý chính là hướng đi mới, một cơ hội mới cho các bạn yêu thích ngành luật, mở ra tương lai mới cho các bạn sinh viên.
1.2.5. Khu vực có nhu cầu việc làm pháp lý
Việc làm pháp lý tại Hà Nội đang có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều. Do nhà nước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế. Để quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề về xã hội thì rất nhiều các công ty cần tuyển dụng bộ phận pháp lý và các nhân viên pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, đơn vị trong quá trình hoạt động.
Các sinh viên mới ra trường hoặc đã có kinh nghiệm trong chuyên ngành pháp lý rất dễ dàng tìm được cho mình một công việc phù hợp với mức lương ổn định. Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin chỉ với vài thao tác đơn giản tìm trong các trang tuyển dụng như Timviec365.vn, tìm việc làm nhanh,... Thời gian chờ đợi kết quả không đến 1 phút bạn nhận lại được hơn 400 tin tuyển dụng của các công ty đang được đăng tuyển trên web timviec365.vn.
1.3. Những điều bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn việc làm ngành luật – pháp lý
Khi mà bạn đã tìm được một công việc cũng như vị trí làm việc tại một công ty liên quan đến lĩnh vực pháp lý thì việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho bản thân trước khi tham gia buổi phỏng vấn, ứng tuyển đó là điều rất quan trọng. Việc chuẩn bị này giúp cho bạn cảm thấy tự tin và bình tĩnh hơn. Theo như một bài viết của timviec365.vn đã chia sẽ dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn:
- Một là không đi trễ: khi bạn đi đúng giờ thậm chí bạn có thể đến sớm hơn giờ hẹn sẽ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng, sự lo sợ sẽ đến muộn buổi phỏng vấn. Điều tốt nhất là bạn có thể đến sớm khoảng 5 đến 10 phút trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu.
- Hai là lắng nghe: trong cuộc phỏng vấn bạn không nên ngắt lời nhà tuyển dụng. Trong khi bạn chưa nghe rõ những câu hỏi bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại.
- Ba là nhìn thẳng: Khi bạn nói chuyện hay trả lời những câu hỏi của người tuyển dụng, thì bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ, đối với những người khác trong phòng bạn cũng nên duy trì ánh mắt nhìn thẳng như vậy.
- Bốn là luôn nở nụ cười và tạo cảm giác thân thiện. Không phải lúc nào bạn cũng nở nụ cười nhưng hãy để những người xung quanh bạn cảm thấy bạn là một người thân thiện và có phép cư xử lịch thiệp.
- Năm là trả lời ngắn gọn, xúc tích. Trong phần trả lời câu hỏi bạn chỉ cần trả lời ngăn gọn vào những điểm chính cần nhấn mạnh và không nên trả lời lan man lệch hướng. Ngăn gọn nhưng không có nghĩa bạn chỉ trả lời có hoặc không đôi khi bạn cần đưa ra những chính kiến của bản thân.
- Sáu là trả lời những câu hỏi tiêu cực theo hướng tích cực. Bạn tuyệt đối không được nói xấu và những điều không tốt về những người ở chỗ làm cũ hoặc giám độc ở công ty cũ của bạn.
- Bảy là cảm ơn ở cuối mỗi câu hỏi của người phỏng vấn. Tâm lý của ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường chỉ chú trọng tới phần trả lời ngay câu hỏi mà quên đi lời cảm ơn với người đưa ra câu hỏi cho mình. Đôi khi các nhà tuyển dụng rất hay để ý đến vấn đề này nhất là những người tuyển dụng khó tính.
- Tám là chú ý đến đầu tóc, trang phục khi đi phỏng vấn: Bạ nên chọn trang phục là áo sáng màu, quần tối máu ( hạn chế việc mặc váy và không nên sử dụng váy quá ngắn ), đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc lòa xòa che mất khuôn mặt của bạn. Tối kỵ trang phục tối màu sẽ làm tối đi khuôn mặt của bạn. Bạn không nên sử dụng những trang phục quá gợi cảm vì nó không thích hợp với một buổi phỏng vấn.
- Chín là cần thể hiện được kiến thức chuyên môn của chuyên ngành và khả năng đảm nhiệm vị trí nếu được giao: một câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi các bạn ứng viên trong buổi phỏng vấn là “Tại sao bạn nghĩ bản thân có đủ khả năng để đảm nhiệm công việc này?”. Câu trả lời tốt nhất là bạn nên nói cụ thể về kiến thức, kinh nghiệm làm việc, các thành tích cũng như các kỹ năng mà bạn đã tích lũy được. Câu trả lời của bạn phải đủ sức thuyết phục khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.
- Mười là tác phong khi đứng dậy ra về: một thiếu sót mà các nhà tuyển dụng rất hay để ý đó là tác phong sau khi phỏng vấn bạn đứng dậy ra về như thế nào. Rất nhiều các ứng viên khi đo phỏng vấn tác phong rất lịch sự nhưng lại không biết đi ra như thế nào, thông thường là quay người đi thẳng ra bỏ lại sau lưng những ánh nhìn không mấy thiện cảm, tạo ra ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Điều khuyên cho các bạn là khi đứng dậy ra về bạn nên quay mặt về phía nhà tuyển dụng cúi chào và lùi vài bước trước khi quay người đi.
Đôi khi chỉ cần chú trọng những hành động nhỏ nhặt mà bạn nghĩ là không cần thiết sẽ ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng, tạo ra ấn tượng tốt giúp tăng khả năng bạn sẽ được mời vào làm trong công ty.
>>> Bên cạnh Luật - pháp lý thì môi trường và xử lý chất thải cũng là một ngành hot có cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, nếu bạn muốn tìm việc làm Môi trường - Xử lý chất thải đừng bỏ qua những thông tin hữu ích và bản tin tuyển dụng hấp dẫn trên Timviec365.vn
2. Một số công việc liên quan đến chuyên ngành luật – pháp lý
2.1. Việc làm pháp chế ngân hàng
2.1.1. Thế nào là pháp chế ngân hàng?
Pháp chế ngân hàng là người có vai trò đảm bảo mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều được thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng.
Hiện nay nếu chỉ dừng lại ở mức độ không vi phạm điều cấm của luật pháp thì chưa đủ. Với hệ thống thông tin hiện nay việc tra cứu các quy phạm pháp chế liên quan đến vấn đề kinh doanh, đặc biệt là quy định cấm đoán công còn là điều quá khó khăn. Trong khi chỉ đòi hỏi các nhân viên pháp chế ở mức độ trung bình khá, còn trên phương diện thực tế trong cuộc sống và kinh doanh đòi hỏi hơn nhiều.
2.1.2. Vai trò của nhân viên pháp chế trong ngân hàng
Tất cả mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Hoạt động của các ngân hàng thương mại đều liên quan rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn. Tất cả các điều này đều yêu cầu phải tuân thủ thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với kinh tế của quốc gia thì ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và rất quan trọng, do đó càng yêu cầu phải tuân thủ luật pháp một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Những điều này đã khiến cho vai trò của phòng pháp chế cũng như bộ phận nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng là không thể thiếu được. Bất kể ngân hàng nào dù hoạt động trong nước hay quốc tế đề phải có bộ phận pháp chế và các nhân viên pháp chế bảo vệ quyền lợi trước pháp luật.
2.1.3. Nhiệm vụ của nhân viên pháp chế ngân hàng
Nhân viên pháp chế ngân hàng thường được đảm nhiệm các nhiệm vụ, chức năng:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động pháp lý của ngân hàng cho các đơn vị, phòng, ban.
- Hỗ trợ các phòng, ban, chi nhánh soạn thảo, chỉnh sửa các văn bản, giấy tờ, hợp đồng phù hợp với luật pháp Việt Nam.
- Cập nhập những điều luật, nghị định, thông tư ban hành mới ảnh hưởng đến pháp lý ngân hàng, phòng công chứng nghiệp vụ để có thể tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị khác khi có yêu cầu.
- Tham gia quá trình thương lượng, gặp gỡ các đối tác cùng với các phòng ban chức năng trong việc chỉnh sửa, thương lượng hợp đồng.
2.1.4. Tuyển dụng pháp chế ngân hàng
Hầu như tất cả các ngân hàng đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp chế. Mỗi ngân hàng sẽ đặt ra cho mình những yêu cầu công việc đối với nhân viên pháp chế cũng như quyền lợi được hưởng khác nhau phù hợp với từng đơn vị ngân hàng. Như ngân hàng Quốc Dân tại Hà Nội có đăng tin tuyển dụng tại website timviec365.vn tuyển dụng nhân viên pháp chế - ban pháp chế với các nhiệm vụ chính:
Chức năng soạn thảo văn bản và thẩm định văn bản pháp lý:
- Xem xét tất cả các thủ tục, quy định nội bộ phù hợp với pháp luật Việt Nam nói chung và quy định của ngân hàng nhà nước nói riêng.
- Thực hiện soạn thảo, rà soát, sửa đổi và tham gia góp ý với các phòng ban, hội sở, các đơn vị NCB trong việc soạn thảo các quy định, quy chế, hồ sơ khoản vay, hợp đồng để trình Ban điều hành phê duyệt.
- Nghiên cứu cập nhập các văn bản pháp luật để cung cấp thông tin về pháp luật cho trưởng ban và các phòng ban liên quan, pháp hiện và có ý kiến về những quy định của ngân hàng không phù hợp với quy định của luật pháp, báo cáo trưởng ban kịp thời xử lý.
- Tham gia thẩm định về mặt pháp lý đối với các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng khác theo yêu cầu của trưởng ban.
Yêu cầu đối với nhân viên pháp chế:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành có liên quan trở lên.
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.
- Nắm vững luật nhân sự, tố tụng, luật doanh nghiệp,...
- Tối thiểu có 2 năm kinh nghiệm.
2.2. Việc làm ngành luật kinh tế
2.2.1. Luật kinh tế là gi?
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là một ngành luật độc lập. Luật kinh tế được hiểu theo một cách chung nhất thì nó là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của nhà nước.
2.2.2. Ngành luật kinh tế được học những gì?
Sinh viên học ngành luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về mặt pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Những môn học chủ đạo trong chương trình đào tạo ngành luật kinh tế:
- Luật sở hữu trí tuệ.
- Pháp luật về doanh nghiệp.
- Luật thương mại.
- Luật cạnh tranh.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư.
- Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
- Pháp luật kinh doanh bất động sản.
- Luật đầu tư.
- Pháp luật về đầu tư tuyển dụng,...
2.2.3. Cơ hội việc làm của ngành luật kinh tế
Với xu thế phát triển kinh tế thị trường, các công ty, đơn vị kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều. Để công ty có thể đi vào hoạt động mà không vi phạm quy định pháp lý của nhà nước thì cần nhờ đến bộ phận nhân sự ngành luật kinh tế. Do nhu cầu ngày càng tăng nên như vậy dẫn đến cơ hội việc làm của các bạn sinh viên sau khi ra trường là rất lớn.
Với nền tảng cũng như các kỹ năng được trang bị về học luật kinh tế khi hãn còn ngồi trên giảng đường, khi ra trường bạn dễ dàng có cơ hội làm việc tại các vị trí như chuyên gia tư vấn pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc cá nhân hành nghề luật sư.
2.2.4. Tuyển dụng ngành luật kinh tế
Sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty kinh doanh, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động kinh doanh dẫn đến iệc tuyển dụng ngành luật kinh tế cũng gia tăng. Cụ thể như tin tuyển dụng nhân viên luật kinh tế được đăng trên web timviec365.vn của công ty Eurowindow thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh với nội dung cụ thể như:
Mô tả công việc:
- Thẩm tra thông tin các văn bản.
- Tham gia đàm phán, kiểm tra hoặc soạn thảo các hợp đồng kinh tế, lao động,...khi được yêu cầu.
- Trực tiếp tham gia tố tụng tại các cơ quan tố tụng tại TP.HCM và các tỉnh thành phía nam.
- Nghiên cứu hồ sơ công nợ, liên hệ khách hàng hoặc đến công trình thực tế nếu cần.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; nội quy, quy chế của doanh nghiệp, thay đổi các nội dung của giấy phép kinh doanh, giấy phép lao động.
- Chủ trì hoặc phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động.
- Trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan như sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM, sở tư pháp HCM, công an quận, Ủy ban nhân dân, sở lao động thương binh và xã hội HCM,...
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp chuyên ngành luật các trường cao đẳng trở lên.
- Am hiểu về luật kinh tế, lao động, đầu tư.
- Có thể thực hiện các thủ tục tố tụng.
- Giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, ngoại hình sáng.
- Có thể đi công tác được.
Ngoài các ngành trên bạn còn rất nhiều các chuyên ngành khác mà bạn có thể tìm kiếm công việc tại các khu vực như việc làm ngành luật tại thành phố HCM, việc làm pháp lý tại Đà Nẵng, việc làm pháp lý tại Bình Dương, việc làm pháp lý tại Đồng Nai,... còn rất nhiều các khu vực khác cần tuyển dụng bạn có thể tham khảo các tin tuyển dụng ngành luật – pháp lý tại website timviec365.vn với hơn 1000 tin tuyển dụng khắp mọi miền tổ quốc.
3. Một số các văn phòng, đơn vị, công ty luật tuyển dụng
Trong thị trường việc làm nhu cầu tuyển dụng nhân viên của các văn phòng, đơn vị, công ty luật tương đối nhiều với mức lương cơ bản từ 8 – 10 triệu đồng trên tháng. Theo như thống kê của Tổng cục thuế Việt Nam năm 2014 thu nhập bình quân của những luật sư chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay khoảng 30 – 20 triệu/ tháng. Có những luật sư đạt mức thu nhập khủng nhất Việt Nam lên đến 1.7 triệu đô la/ tháng tương đương với 38,6 tỷ đồng. Để đạt được mức thu nhập khủng như vậy đó đều là những gương mặt sáng giá, có uy tín hiếm hoi trong ngành luật sư Việt Nam.
Thị trường việc làm cho ngành luật – pháp lý rất sôi động, những ai đang cần xin việc làm có thể tham khảo một số đơn vị tuyển dụng như:
3.1. Công ty luật Minh Khuê tuyển dụng
Công ty luật TNHH Minh Khuê được thành lập theo giấy đăng ký hoạt động công ty luật số 01020881/TP/ĐKH do Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 15/3/2013 hoạt động theo luật luật sư số 65/2006/QH11 năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012, được thành lập đến nay là gần 5 năm và đạt nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay để tăng thêm số lượng nhân viên của công ty bổ sung vào đội ngũ làm việc, công ty đã kết hợp với website timviec365.vn sử dụng dịch vụ đăng tin tuyển dụng với nội dung:
- Vị trí tuyển dụng: chuyên viên pháp lý, luật sư.
- Chuyên ngành: pháp lý.
- Số lượng tuyển dụng: 10 ứng viên.
- Làm việc tại: phòng 802, tòa VNT-19-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân- Hà Nội.
Nhân viên tuyển dụng làm các hoạt động công việc cụ thể như:
- Tham gia tố tụng.
- Tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng.
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
3.2. Công ty luật YKVN tuyển dụng.
YKVN là công ty luật Việt Nam có phạm vi hoạt động tư vấn đa dạng ở cả trong nước và quốc tế. Với hai văn phòng hoạt động theo một hệ thống thống nhất tạo Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2017 vừa qua công ty mở thêm văn phòng tại Singapore để tiếp tục mở rộng hoạt động tư vấn trong các giao dịch quốc tế. Với đội ngũ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực tư vấn và tranh tụng. Các luật sư của YKVN đã từng tư vấn cho chính phủ Việt Nam, các đơn vị tài chính quốc tế như ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB ), ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia ( Malaysian Eximbank ),...
Để có thể thu hút được các nhân tài có tiềm năng phát triển trong ngành luật – pháp lý, hiện tai công ty luật YKVN đang đăng tin tuyển dụng nhiều vị trí như trưởng phòng tư vấn pháp lý, trưởng phòng tố tụng hình sự, các nhân viên làm việc tại các phòng ban chuyên ngành luật với mức lương hấp dẫn. Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, bạn có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này thì việc bạn sẽ được đưa ra nước ngoài học hỏi và đạo tạo là điều chắc chắn của công ty.
3.3. Công ty luật Bake & Mckenzie tuyển dụng
Công ty luật Bake & Mckenzie được thành lập vào năm 1993 chuyên cung cấp cã dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực luật công ty và luật thương mại cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế. Hoạt đông tư vấn của công ty nhiều năm liền được xếp hạng trong nhóm dẫn đầu trong các bản soạn khảo sát điều tra của ngành. Công ty cũng được đánh giá xếp hạng là công ty luật số 1 Việt Na, và được coi là công ty hàng đầu được đặc biệt khuyến nghị sử dụng dịch vụ ở nhiều hạng mục hơn bất kỳ công ty luật nào khác.
Để có thể đáp ứng được công việc và hoàn thành các hợp đồng một cách hiệu quả và nhanh nhất thì công ty đã đăng tin tuyển dụng dưới nhiều hình thức. Được phản hồi chất lượng dịch vụ cũng như sự nhiệt tình của tư vấn viên công ty luật Bake & Mckenzie đã ký hợp đồng đăng tin tuyển dụng với website timviec365.vn trong vòng 1 năm với hình thức đăng tin tuyển dụng như sau:
Tuyển dụng chuyên viên luật sư sở hữu trí tuệ:
- Số lượng 8 người.
- Làm việc tại: chi nhánh công ty luật TNHH Bake & Mckenzie – Việt Nam tại Hà Nội.
Yêu cầu riêng:
- Tốt nghiệp đại học chính quy, chuyên ngành luật.
- Tuổi trên 23 tuổi.
- Thành thạo tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các chương trình tin học văn phòng.
Yêu cầu chung:
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chứng, có kinh nghiệm làm việc tại các văn phòng, công ty luật, trợ lý các luật sư,...
- Khả năng giao tiếp tốt, năng động, cầu tiến, có khả năng công tác đội ngũ, có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực công việc cao.
- Hồ sơ dự tuyển bao gồm: đơn xin việc viết tay, phải ghi rõ vi trí tuyển. Sơ yếu lý lịch phải ghi roc trình độ chuyên môn, các khóa đào tạo đã tham dự, kinh nghiệm và các vị trí làm việc của bản thân. Bản phô tô các văn bằng chứng chỉ, photo chứng minh thư nhân dân, giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng. Bốn ảnh 4x6.
- Khi đến nộp hồ sơ mang theo văn bằng gốc để được đối chiếu.
Chế độ ưu đãi:
- Thu nhập tương ứng với khả năng.
- Đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, y tế, các chính sách phúc lợi của công ty.
- Được đào tạo, làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiên.
Ngoài ra còn rất nhiều các công ty luật, các văn phòng luật có nhu cầu tuyển dụng khác như công ty luật AMC tuyển dụng, công ty luật Minh Gia tuyển dụng, công ty luật Hoàng Gia tuyển dụng, công ty luật Hợp Danh Phương Đông tuyển dụng,...mà bạn có thể ứng tuyển.
4. Không khó để có việc làm ngành luật – pháp lý
Không khó để có được việc làm theo đúng chuyên ngành, linh vực, và khu vực bạn đang ở. Bạn đang cần tìm việc làm cho sinh viên luật mới tra trường – khi bạn nghĩ sẽ rất khó khăn vì chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ không công ty nào nhận cả.
Nhưng đừng lo, bạn chỉ cần lên timviec365.vn thực hiện vài thao tác đơn giản bạn sẽ nhận lại được nhiều điều thú vị về các tin tuyển dụng. Ngoài ra bạn có thể tìm việc thông qua những người thân xung quanh bạn, từ những mối quan hệ bạn tạo dựng ngoài xã hội. Bạn có thể tìm các công việc ngành luật thông qua tin tuyển dụng đăng trên các báo, tại các trung tâm dịch vụ việc làm, tư vấn việc làm,... Chỉ cần bạn năng động, hoạt bát trong cuộc sống thì có được một công việc tốt là điều rất bình thường.
Thành công chỉ đến với những ai chăm chỉ, chịu khó, có tính tiến thủ, tham vọng vươn lên trong công việc. Qua những điều này mong muốn bạn đọc có nhiều các nhìn đa chiều hơn về ngành luật – pháp lý, chọn lựa cho mình một công việc phù hợp. Cũng như các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng chọn cho mình một công ty tuyển dụng uy tin chất lượng để có thể hợp tác lâu dài trong quá trình tuyển dụng nhân sư cho công ty mình như website timviec365.vn,...
+ Xem thêm