MÔ TẢ CÔNG VIỆC
- Vị trí Phó Giám đốc Khối báo cáo trực tiếp Giám đốc; chịu trách nhiệm định hướng phát triển chuyên môn và tổ chức hoạt động chuyên môn của khối (Quản lý các hoạt động Giáo dục, Quản lý công tác hành chính – giáo vụ, Quản lý quan hệ phụ huynh học sinh (PHHS), Quản lý công tác truyền thông & đối ngoại…). Khi triển khai công việc cần tuân thủ, đảm bảo thực hiện đủ 6 việc sau: Tổ chức, triển khai, hỗ trợ, kiểm soát, đánh giá và thanh tra.
II. CÁC VIỆC CHÍNH
1. KẾ HOẠCH
- Chịu trách nhiệm quy hoạch và triển khai bộ kế hoạch phát triển chuyên môn hàng quý, năm, bao gồm:
Xây dựng kế hoạch định hướng chuyên môn của cả Khối.
Chỉ đạo thực hiện xây dựng các kế hoạch sau
• Kế hoạch chuyên môn của Khối (Làm rõ các hoạt động chuyên môn mũi nhọn và phải phù hợp với định hướng phát triển của Vinschool, hiệu quả và có chất lượng cao).
• Các kế hoạch phát sinh (Nếu có) để quản lý chuyên môn.
Chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung các kế hoạch sau:
• Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển chuyên môn của các trường trong Khối để triển khai công việc. (cần cụ thể và có tiêu chí đo lường, tiến độ và làm rõ các nguồn lực cần thiết).
• Phê duyệt kế hoạch đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn các trường trong Khối (sử dụng bảng KPIs, so sánh giữa các kì đánh giá, so với KPIs của năm và của khu vực/quốc gia).
Chịu trách nhiệm thẩm định nội dung các kế hoạch sau:
• Thẩm định kế hoạch cung ứng nhân sự của các trường (bao gồm tuyển dụng, tạo nguồn và đào tạo dựa vào mô hình hoạt động, tiêu chuẩn giáo viên, nhân viên, chuẩn năng lực)..
• Thẩm định kế hoạch đào tạo của Ban giám hiệu các trường (các hoạt động đào tạo phải có đầu ra cụ thể, phương pháp đánh giá và đáp ứng định hướng phát triển chuyên môn của từng trường và của Vinschool).
• Thẩm định kế hoạch chuẩn bị khai trương cơ sở mới (bao gồm cơ sở vật chất, nhân sự, khai trương, tuyển sinh, kế hoạch hoạt động chuyên môn).
Hướng dẫn Ban giám hiệu các trường xây dựng các chỉ tiêu đánh giá của từng loại kế hoạch trong phạm vi phê duyệt theo cẩm nang kế hoạch, đảm bảo các kế hoạch đúng định hướng và có các tiêu chí cụ thể để đánh giá, đo lường.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai kế hoạch (Kế hoạch phát triển chuyên môn, Kế hoạch cung ứng nhân sự, Kế hoạch đào tạo, Kế hoạch đánh giá chất lượng chuyên môn, Kế hoạch chuẩn bị khai trương cơ sở mới): các kế hoạch và bộ tiêu chí để đánh giá đã phê duyệt được lưu trữ trên data-room quy định, có thông báo để các trường và bộ phạn liên quan có thông tin nhằm tra cứu phục vụ công việc, có tổ chức hướng dẫn triển khai (có biên bản ghi nhận nội dung triển khai, các câu hỏi, các góp ý đóng góp).
- Chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hàng tháng đối với các kế hoạch phát triển chuyên môn; đánh giá hàng quý đối với các kế hoạch quản lý chất lượng chuyên môn (bộ chỉ số chất lượng kỹ thuật chuyên sâu), mỗi học kì đối với kế hoạch cưng ứng nhân sự: Nội dung đánh giá bao gồm: kết quả cụ thể so với kế hoạch, các chỉ số, tiến độ so với kế hoạch, và các giải pháp cải thiện (bao gồm các chỉ số đo lường cải thiện).
2. NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
2.1 Tiêu chuẩn nhân sự
- Tham gia xây dựng bộ tiêu chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên trong khối.
- Phê duyệt kết quả đánh giá nhân sự từ Ban giám hiệu các trường.
- Thẩm định và phê duyệt kết quả đánh giá năng lực chuyên môn, kết quả xếp bậc cán bộ, giáo viên định kỳ.
2.2 Cung ứng nhân sự chuyên môn
- Phê duyệt tuyển dụng các vị trí đã được phê duyệt định biên.
- Thẩm định năng lực chuyên môn các trường hợp tái tuyển dụng – trình Tổng giám đốc phê duyệt.
- Các trường hợp ngoài định biên đã được phê duyệt phải trình Tổng giám đốc.
2.3 Bổ nhiệm/Miễn nhiệm/Điều chuyển và đánh giá nhân sự chuyên môn
- Thẩm định đề xuất bổ nhiệm/miễn nhiệm các chức danh trong Ban giám hiệu, Khối trưởng, Tổ trưởng chuyên môn.
- Phê duyệt đánh giá nhân sự định kì đối với Hiệu trưởng các trường.
2.4 Phát triển nguồn lực
- 6 tháng một lần, chủ trì rà soát đánh giá lại các vị trí cán bộ, quy hoạch các vị trí cần đào tạo để phát triển; lập danh sách các nhân sự nội bộ tiềm năng cho các vị trí quản lý.
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường xây dựng chương trình đào tạo và lộ trình phát triển, bổ nhiệm cán bộ quản lý (mỗi vị trí Tổ trưởng, Khối trưởng phải có ít nhất 1 cán bộ nguồn; đảm bảo không có vị trí Tổ trưởng, Khối trưởng nào trống quá 60 ngày).
3. QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN
3.1 Xây dựng và rà soát danh mục chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên (hàng năm và khi phát sinh)
- Phê duyệt danh mục năng lực chuyên môn.
- Chỉ đạo Ban giám hiệu rà soát định kì danh mục năng lực chuyên môn của giáo viên theo kế hoạch phát triển của Vinschool.
3.2 Bộ tiêu chí chất lượng chuyên môn hàng năm (KPIs)
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường xây dựng bộ KPIs các hoạt động trọng tâm. Chủ trì thẩm định và chịu trách nhiệm xin Hội đồng giáo dục phê duyệt hàng năm.
- Hướng dẫn Ban giám hiệu các trường xây dựng bộ KPIs cấp Tổ, Khối, Bộ phận và xuống đến từng vị trí nhân viên.
(Các tiêu chí trong bộ KPIs được xây dựng trên nền tảng cơ sở số liệu thực tế, so sánh & xét các chỉ số trong tương quan giữa các trường để xác định các chỉ số đo lường của mỗi trường trong từng giai đoạn ngắn – trung – dài hạn).
3.3 Kiểm soát hoạt động chuyên môn
- Hướng dẫn Ban giám hiệu các trường xây dựng và chịu trách nhiệm phê duyệt các quy định, biểu mẫu chuyên môn của hệ thống (đảm bảo tính nhất quán về nội dung và các quy định thực hiện).
- Chủ trì giao ban chuyên môn, rút kinh nghiệm, xử lý các sự cố và phàn nàn của khách hàng (nhận diện các vấn đề cần cải thiện, các thiếu sót, các rủi ro chuyên môn để cải thiện).
- Hướng dẫn Ban giám hiệu các trường triển khai kế hoạch hành động cải thiện chất lượng chuyên môn. Chỉ đạo nhân sự tại các trường tham gia vào các hoạt động giám sát và triển khai kế hoạch cải thiện chất lượng chuyên môn theo kế hoạch định kỳ tháng, quý (Tần suất quy định tại kế hoạch đánh giá chất lượng chuyên môn và sử dụng bộ tiêu chí đã được phê duyệt).
4. HỆ THỐNG QUY ĐỊNH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
- Hàng quý rà soát quy hoạch danh mục và bộ quy trình/quy định chuyên môn, chỉ đạo Ban giám hiệu các trường cập nhật, bổ sung, viết mới.
- Phê duyệt danh mục quy trình/quy định vận hành cơ sở: qua từng giai đoạn đánh giá tính thích hợp của các quy trình với sự phát triển của hệ thống, điều chỉnh sửa đổi nếu cần thiết.
- Chỉ đạo triển khai trong các quy trình mới và sửa đổi theo định hướng phát triển của Vinschool.
5. TÀI CHÍNH
- Phê duyệt đề xuất mua sắm trang thiết bị giáo dục phục vụ công tác dạy học trên cơ sở đánh giá các nguồn lực hiện có (nhân lực, cơ sở vật chất..) và các định hướng phát triển nhà trường. Hạn mức phê duyệt tài chính (theo kế hoạch ngân sách đã có) theo quy định của Cẩm nang vận hành.
- Thẩm định kế hoạch đầu tư các trang thiết bị, cơ sở mới: phân tích sự cần thiết, hiệu quả đầu tư, các thông số kỹ thuật để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí phát triển chuyên môn.
- Phê duyệt đề xuất bổ sung trang thiết bị, học phẩm để phục vụ hoạt động dạy và học.
6. PHÁP CHẾ
- Kiểm soát việc triển khai các hoạt động giáo dục của Khối, đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật.
7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
- Thường xuyên chỉ đạo Ban giám hiệu các trường thực hiện công tác giám sát đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục, hoạt động vận hành.
- Hàng tháng tổ chức phân tích đánh giá các hoạt động giáo dục, hoạt động vận hành theo các WIGs tháng, chỉ đạo Ban giám hiệu các trường lên kế hoạch cải thiện
- Sau mỗi kì kiểm tra tổ chức phân tích đánh giá chất lượng các hoạt động dạy và học, chỉ đạo Ban giám hiệu các trường lên kế hoạch cải thiện.
8. QUẢN LÝ CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH – GIÁO VỤ
- Kiểm soát việc thực hiện công tác vận hành của các nhà trường: công tác bán trú, y tế học đường, an toàn an ninh trường học, hồ sơ sổ sách học sinh và giáo viên, các quy định, quy chế, chính sách, bộ nhận diện thương hiệu, các tiêu chuẩn setup cơ sở… đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn vận hành được thực hiện đầy đủ và thống nhất trong toàn khối.
- Kiểm soát việc thực hiện công tác giáo vụ của các nhà trường thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống, của ngành giáo dục: xét tuyển đầu vào; kiểm tra định kì; PCCM; xếp lớp, thời khóa biểu; nhận xét đánh giá HS theo quy định của Bộ GD; kê tiết, chấm tiết; quản lý HS, PH; cập nhật thông tin HS trên các hệ thống phần mềm quản lý giáo dục; quản lý công văn, hồ sơ, giấy tờ…
9. QUẢN LÝ QUAN HỆ PHỤ HUYNH HỌC SINH
- Định hướng và thống nhất các nguyên tắc, tiêu chuẩn, các thông điệp chung trong công tác phối hợp và quản lý quan hệ PHHS trong các nhà trường.
- Kiểm soát việc xử lý thông tin khiếu nại, thắc mắc của PHHS tại các nhà trường.
10. QUAN HỆ ĐỐI TÁC
- Chịu trách nhiệm thẩm định năng lực chuyên môn của đối tác để tổ chức các hoạt động ngoại khóa của mỗi trường.
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường tổ chức triển khai hợp tác đối tác trong nước và nước ngoài theo mô hình đã được duyệt.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, các đối tác chiến lược, khách hàng thân thiết, quan trọng, tiềm năng.
Chia sẻ
Bình luận