1.Lập duyệt kế hoạch:
- Duyệt kế hoạch ngắn hạn (hằng năm) từ nhân viên phát triển kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn: Doanh số bán hàng (theo lượng, theo tiền); Lợi nhuận gộp; Tỷ suất lợi nhuận; Danh sách khách hàng (Top, chiến lược, hiện hữu, tiềm năng) có và không có đăng ký doanh số; Hạn mức tồn kho; Hạn mức công nợ và nợ quá hạn; Chỉ số tín nhiệm khách hàng; Tỷ lệ hàng gia công; Kế hoạch chi phí phòng…
- Lập kế hoạch trung hạn (3-5 năm) theo yêu cầu của Giám đốc / Phó Giám đốc khối Kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn: Tỷ lệ tăng trưởng từng mặt hàng / ngành hàng / chuỗi cung ứng; Thị trường và khách hàng mục tiêu; Đề xuất bổ sung / thay thế mặt hàng kinh doanh; Định biên nhân sự kinh doanh của phòng / ngành phụ trách.
2.Quản trị bán hàng:
- Định hướng và kiểm soát nhân viên phát triển kinh doanh triển khai kế hoạch bán hàng hằng năm, căn cứ theo các chỉ tiêu của tháng/quý/năm.
- Duyệt thông số của từng đơn hàng bán nằm ngoài quyền quyết định của nhân viên phát triển kinh doanh và theo phân nhiệm vị trí Trưởng phòng (Đơn giá, phương án gia công, vận chuyển, chiết khấu thương mại…).
- Đề xuất phương án kinh doanh tới Giám đốc / Phó Giám đốc KD các trường hợp nằm ngoài quyền quyết định.
- Hằng tuần, rà soát báo cáo và kế hoạch gặp khách hàng của nhân viên phát triển kinh doanh. Tiến hành đi gặp khách hàng cùng họ.
- Rà soát danh sách khách hàng tiềm năng từ báo cáo của nhân viên phát triển kinh doanh, lập phương án triển khai tiếp cận.
- Duyệt các giấy tờ, chứng từ liên quan nghiệp vụ bán hàng theo quy định Công ty.
3. Quản trị chăm sóc khách hàng
- Giao thiệp đồng cấp với khách hàng trong và ngoài giờ làm việc (ăn uống, thể thao, du lịch…)
- Giám sát nhân viên phát triển kinh doanh triển khai các chương trình quà tặng, tri ân khách hàng theo kế hoạch từng năm. Đề xuất tới Giám đốc / Phó Giám đốc KD bổ sung chương trình chăm sóc nếu cần thiết.
4. Phát triển đội ngũ:
- Xây dựng Sơ đồ tổ chức, định biên nhân sự của Phòng/Ngành phụ trách, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty.
- Đào tạo đội ngũ kế thừa, kế cận đối với vị trí đương nhiệm.
- Đánh giá công việc nhân sự trực thuộc Phòng/Ngành phụ trách, bao gồm: Nhân viên Phát triển Kinh doanh, Đại diện bán hàng.
- Đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe, an toàn lao động và vệ sinh lao động của Phòng/Ngành phụ trách.
5. Nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Nghiên cứu và đề xuất tới Giám đốc/Phó Giám đốc KD mặt hàng kinh doanh mới nếu phù hợp với chiến lược kinh doanh công ty.
- Tham gia cùng các nhóm dự án khi phát sinh nhằm soạn thảo, cập nhật quy trình, quy định, xây dựng hệ thống quản trị nội bộ theo yêu cầu của từng thời kỳ.
6. Phối hợp các phòng ban trong công ty
- Phối hợp với Phòng Xuất nhập khẩu, nhằm: Giải quyết mọi vấn đề vướng mắc từ nhà cung cấp có liên quan tới khách hàng; Lập kế hoạch đi gặp khách hàng cùng nhà cung cấp; Tìm kiếm và phát triển nhà cung cấp mới.
- Phối hợp với Phòng Marketing, nhằm: Giám sát triển khai các hoạt động tham gia triển lãm/hội thảo, các chương trình truyền thông quảng bá, chương trình chăm sóc khách hàng… Căn cứ vào kế hoạch marketing hằng năm.
- Phối hợp với Phòng Kế toán Công ty/Công ty con, nhằm: Giải quyết mọi vấn đề kế toán tài chính vướng mắc có liên quan tới khách hàng; Lập phương án thu hồi nợ xấu; Phát triển và đồng bộ dữ liệu kinh doanh – kế toán trong hệ thống ERP.
- Phối hợp với Phòng Sản xuất Công ty/Công ty con, nhằm: Tối ưu kế hoạch gia công sản xuất dựa trên sự cân đối giữa năng lực sản xuất của nhà máy và đơn hàng từ kinh doanh.
- Phối hợp với Bộ phận Kho Công ty/Công ty con, nhằm: Xử lý các trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu khách hàng (tái sắp xếp thứ tự đơn hàng giao, thay đổi lịch trình giao).
- Phối hợp với Phòng TQM Công ty/Công ty con, nhằm: Phối hợp cung cấp giải pháp cải tiến chất lượng nhằm giảm thiểu khiếu nại khách hàng.
- Phối hợp với Phòng Kỹ thuật Công ty/Công ty con, nhằm: Thảo luận và tìm giải pháp đầu tư nâng cấp máy móc theo kế hoạch kinh doanh của Phòng / Ngành phụ trách.
Chia sẻ
Bình luận