1. Tìm kiếm khách hàng
- Tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau nhằm xây dựng lên một hệ thống thông tin khách hàng tiềm năng và chất lượng.
- Trực tiếp liên hệ với những khách hàng tiềm năng từ hệ thống dữ liệu của công ty hoặc các danh sách mà bạn tự tìm kiếm để đưa ra những giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi.
- Thực hiện những thủ tục như: hồ sơ, ký hợp đồng với những khách hàng đồng ý mua sản phẩm hay dịch vụ.
- Và các yêu cầu khác của Trưởng bộ phận.
2.Chăm sóc khách hàng
- Chủ động liên hệ các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ để nắm rõ được tình hình cũng như phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Giải đáp những thắc mắc hay phàn nàn của khách hàng một cách nhanh chóng và đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.
- Chủ động trong việc cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng mới hay khách hàng lâu năm tham khảo để họ có thể quay lại và tiếp tục sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của công ty.
3. Báo cáo
- Lập báo cáo, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động và doanh thu theo tuần/tháng.
4. Liên quan
- Nhân viên kinh doanh cần phối hợp với các bộ phận khác ví dụ như bộ phận MKT, sản xuất để triển khai việc thực hiện theo hợp đồng nhằm đảm bảo những yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch và triển khai một số chương trình như: giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mới, các ưu đãi vào các dịp lễ/tết, tri ân khách hàng,…
- Tham gia đầy đủ những cuộc họp của bộ phận hay những cuộc họp của cấp trên.
- Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của trưởng bộ phận hay cấp.
Chia sẻ
Bình luận