Tin tức việc làm trưởng phòng cơ điện hấp dẫn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Trưởng phòng cơ điện có nhiệm vụ như thế nào? Các yêu cầu tuyển dụng vị trí này ra sao? Các quyền lợi nhận được khi làm trưởng phòng cơ điện là gì? Đây đều là những vấn đề mà tất cả các ứng viên đều rất quan tâm trong quá trình tìm hiểu và ứng tuyển việc làm. Hãy để timviec365.vn giải thích giúp các bạn về những vấn đề trên nhé.
1. Khái quát về việc làm trưởng phòng cơ điện
Việc làm trưởng phòng cơ điện hay còn được biết đến là vị trí của người đứng đầu một phòng/bộ phận phụ trách về các vấn đề liên quan đến cơ điện của doanh nghiệp. Trưởng phòng cơ điện là người trực tiếp quản lý, giám sát về quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các ký sư hay nhân viên cơ điện, từ đó đảm bảo về chất lượng của các hoạt động liên quan diễn ra trong doanh nghiệp.

Mới nghe qua thì có vẻ vị trí này khá đơn giản, trưởng phòng cơ điện chỉ cần đứng “chỉ tay năm ngón” là được. Thế nhưng trên thực tế thì trưởng phòng cơ điện lại có trách nhiệm, nhiệm vụ lớn lao hơn rất nhiều. Để tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của các trưởng phòng cơ điện trong doanh nghiệp như thế nào, mời các bạn tiếp tục khám phá các phần sau nhé.
2. Nhiệm vụ của trưởng phòng cơ điện là gì?
Đối với vị trí trưởng phòng cơ điện thì chắc chắn khối lượng công việc hàng ngày sẽ vô cùng lớn. Bởi họ vừa phải quản lý quá trình làm việc của cả một bộ phận, vừa phải làm những nhiệm vụ riêng của bản thân được giao. Chính vì vậy mà các áp lực sẽ khá lớn.
Tùy vào lĩnh vực hoạt động, quy mô, sự phát triển và các yêu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp mà sẽ có các nhiệm vụ khác nhau dành cho trưởng phòng cơ điện. Đối với những doanh nghiệp lớn thì sẽ nhiều việc hơn, còn những doanh nghiệp nhỏ thì có thể công việc sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thì các trưởng phòng cơ điện vẫn sẽ có tính chất giống nhau. Cụ thể, các đầu việc của trưởng phòng cơ điện được phân chia như sau:
2.1. Nhiệm vụ quản lý các hoạt động, công việc của phòng cơ điện
Trọng trách đầu tiên của trường phòng cơ điện trong các doanh nghiệp đó chính là trực tiếp tiếp nhận, quản lý toàn bộ những hoạt động diễn ra trong phạm vi của bộ phận.
- Thực hiện lập các kế hoạch công việc, phân bổ số lượng các công việc cho nhóm triển khi, đồng thời sẽ là người giám sát, thúc đẩy các nhóm kỹ sư cơ điện hoàn thành đúng yêu cầu, tiến độ của kế hoạch được giao.
- Trưởng phòng cơ điện sẽ cần đảm bảo được các hoạt động của bộ phận theo đúng quy trình đã được quy định.
.jpg)
- Triển khai và kiểm soát công việc lắp đặt các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất mới, các thiết bị phụ trợ khác trong nhà máy sản xuất, các bộ phận liên quan.
- Thực hiện duy trì, phát huy việc bảo dưỡng các thiết bị máy móc tại nhà máy, văn phòng doanh nghiệp, đảm bảo được quá trình hoạt động của máy móc luôn được tối ưu, làm sao để thời gian dừng sản xuất là nhỏ nhất.
- Trưởng phòng cơ điện là người sẽ chịu trách nhiệm trong việc lên danh sách các mục vật tư kỹ thuật dự phòng để mua sắm, cung cấp cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị.
- Luôn kiểm soát một cách chặt chẽ các vấn đề như là xuất – nhập, mua vật tư kỹ thuật, nghiệm thu các vật tư nhập về.
- Duy trì về sự ổn định của các công trình phụ trợ như là điện – hơi – khí – nước trong nhà máy, các bộ phận hoạt động của doanh nghiệp.
- Luôn thực hiện một cách triệt để về phong cách làm việc bài bản, chuyên nghiệp trong cơ điện của đội ngũ nhân viên.
- Đưa ra các đề xuất về cải tiến máy móc, thiết bị với cấp trên để đảm bảo tiết kiệm các chi phí và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nghiên cứu để cải tiến để giảm chi phí sử dụng, tránh lãng phí về công suất, tiết kiệm chi phí năng lượng cho doanh nghiệp.
2.2. Tiến hành triển khai các kế hoạch, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng
Trưởng phòng cơ điện sẽ là người đảm nhiệm về vấn đề triển khai mọi hoạt động trong kế hoạch đưa ra về việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ điện trong doanh nghiệp như là:

- Chế tạo, hướng dẫn chế tạo các công cụ hỗ trợ cho các thiết bị máy móc của nhà máy.
- Triển khai các kế hoạch, chỉ đạo thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ về điện, cơ, khí nén, thủy lực.
- Giám sát sát sao về chất lượng của quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, cơ khí.
- Triển khai theo đúng phương pháp và luôn phải đảm bảo về sự an toàn, tiến độ thực hiện kế hoạch.
2.3. Trưởng phòng cơ điện cần chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc
Là người đứng đầu quản lý một bộ phận, chắc chắn trưởng phòng cơ điện sẽ là người làm việc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc của doanh nghiệp về các vấn đề đó là:
.jpg)
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của các mảng cơ – điện trong nhà máy.
- Chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý nhân viên, các kỹ sư cơ điện, làm sao để thực hiện đúng nhiệm vụ và tuân thủ quy chế của doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo các nhân viên, kỹ sư cơ điện mới, đánh giá về KPI, năng lực làm việc của các nhân viên để có thể đề xuất tuyển dụng hoặc thay thế, thuyên chuyển đối với nhân viên thực hiện chưa tốt hay đề xuất tăng lương, thưởng cho nhân viên làm việc tốt.
- Lập báo cáo và báo cáo tình hình công việc trước Ban Giám đốc khi được yêu cầu.
3. Nhà tuyển dụng yêu cầu như thế nào về vị trí trưởng phòng cơ điện?
Về yêu cầu đối với vị trí trưởng phòng cơ điện thì sẽ tùy vào từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà họ sẽ có quy định, tiêu chí tuyển dụng riêng. Xét về yêu cầu chung nhất thì các trưởng phòng cơ điện sẽ cần đáp ứng một số vấn đề sau:
- Ứng viên cần tốt nghiệp từ đại học trở lên theo chuyên ngành về kỹ thuật điện – cơ khí, kinh nghiệm từ 3 năm trở lên ở vị trí tương đương.
- Có kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy sản xuất, nhà kho, xưởng sản xuất, ưu tiên những ai từng tham gia vào các dự án lớn.

- Có kiến thức vững chắc về cơ điện, phân tích, xử lý các sự cố, đưa ra được các hướng xử lý, biện pháp khắc phục cho các trường hợp, am hiểu về lĩnh vực điện công nghiệp, lắp ráp thiết bị, quy trình sản xuất bảng điện, các công việc liên quan đến điện.
- Có khả năng quản lý, lập kế hoạch, triển khai và nắm bắt nhanh chóng về cơ chế hoạt động của nhà máy doanh nghiệp.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo, điều hành bộ phận, có trình độ tiếng Anh cơ bản.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng, phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm thiết kế nư Autocad, PCS, Eplan,…
- Trưởng phòng cơ điện cần phải là người vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có khả năng kết hợp, làm việc nhóm, chịu được áp lực và khối lượng công việc lớn.
4. Thu nhập của trưởng phòng cơ điện là bao nhiêu?
Làm việc ở vị trí trưởng phòng cơ điện, mức thu nhập mà bạn nhận được chắc chắn sẽ không phải là con số nhỏ. Mức lương cơ bản dành cho trưởng phòng cơ điện có thể từ 15 – 20 triệu đồng/tháng đối với những người có kinh nghiệm dưới 5 năm và có thể đạt trên 30 triệu đồng/tháng với những ai có nhiều năm kinh nghiệm hơn.

Đặc biệt, trưởng phòng cơ điện cũng nhận được các khoản tiền thưởng theo các dự án của doanh nghiệp, hiệu suất công việc hoàn thành nhiệm vụ,… và tổng thu nhập có thể đạt đến 40 triệu đồng/tháng hoặc hơn cũng là điều rất bình thường.
5. Một số quyền lợi hấp dẫn dành cho trưởng phòng cơ điện
Bên cạnh mức thu nhập khủng thì các quyền lợi mà trưởng phòng cơ điện nhận được cũng khá hấp dẫn. Mỗi doanh nghiệp sẽ có các chính sách, chế độ đãi ngộ riêng, thường thì khi đạt đến vị trí này, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Có đầy đủ quyền hạn cần thiết để tổ chức, chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động trong bộ phận về cơ điện của doanh nghiệp.
- Được quyền sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho các nhân viên trong bộ phận phù hợp với yêu cầu, năng lực của mỗi người.
- Có quyền được đề nghị khen thưởng hay kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận mình quản lý.
- Được đề xuất về điều kiện làm việc để đáp ứng các yêu cầu công việc, cải tiến để thực hiện công việc tốt hơn, tham gia đóng góp ý kiến, quan điểm tại các cuộc họp Ban Giám đốc.

- Môi trường làm việc năng động, có cơ hội phát triển, thăng tiến lên vị trí cao hơn nếu làm tốt và có năng lực.
- Được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công việc hàng ngày.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ dành cho người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp như là bảo hiểm, chế độ ngày nghỉ, thưởng ngày lễ, Tết, lương tháng 13, tăng lương theo định kỳ, đi du lịch,…
Hy vọng rằng qua những thông tin về việc làm trưởng phòng cơ điện trên đây, các ứng viên đã hiểu rõ về vị trí này, đồng thời lựa chọn, ứng tuyển thành công vào vị trí mà mình mong muốn nhé.
- Rút gọn