1 / Triển khai kế hoạch sản xuất khi nhận đơn hàng mới.
- Nhận đơn hàng từ Thư Ký sản xuất, kiểm tra yêu cầu của đơn hàng. Lên kế hoạch khuôn, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cần thiết để sản xuất đơn hàng. Tính thời gian hoàn thành đơn hàng và báo cáo lên quản lý trực tiếp.
- Báo quản lý trực tiếp và tổ trưởng khuôn nếu mã hàng nào cần thêm khuôn mới, số lượng khuôn cần làm thêm và ngày hoàn thành khuôn để tiến hành đúc hàng đại trà.
- Phân phát đơn hàng đến tổ trưởng đúc và cắt mài, triển khai yêu cầu đặc biệt và kế hoạch sản xuất cho mỗi đơn hàng nhằm sản xuất đúng chất lượng và tiến độ yêu cầu.
2 / Cập nhật và kiểm soát hoạt động sản xuất.
- Hướng dẫn công việc cho cấp dưới, giám sát và theo dõi công nhân sản xuất. Sắp xếp và điều phối công nhân làm việc hợp lý.
- Kiểm tra sản phẩm thường xuyên, nếu sản phẩm bị hư, bị lỗi, xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục, làm việc với những người có liên quan. Tạm ngưng sản xuất, chờ ý kiến của cấp trên trong trường hợp có sự cố.
- Hàng ngày báo tổ trưởng tổ khuôn, tổ trộn nhựa và cắt sợi kế hoạch đúc hàng của ngày tiếp theo.
- Kiểm tra ngoại quan khuôn, nguyên vật liệu, công cụ và vv.. đảm bảo khuôn và nguyên vật liệu đạt chất lượng trước khi sản xuất đại trà.
- Chấm công và báo cáo sản phẩm hoàn thành trước 8h00 ngày hôm sau.
- Hàng tuần họp với công nhân trong tổ để giải quyết vấncho công nhân
- Làm việc chặt chẽ với tổtrưởng tổ đúc + cắt mài để kịp thời giải quyết các vấn đề
- Kịp thời khắc phục những phản hồi về chất lượng hằng ngày từ QC
3 / Quản lý công nhân trong tổ.
- Có trách nhiệm triển khai, đôn đốc và kiểm tra tổ trưởng, công nhân thực hiện theo đúng theo nội quy, thông báo và chính sách công ty, cũng như quy định về PCCC và kiểm định yêu cầu.
- Có trách nhiệm quản lý tất cả máy móc, công cụ thiết bị, cơ sở vật chất và nguyên vật liệu đã cấp phát được bảo quản và sử dụng cẩn thận. Nếu bị hư hay có sự cố phải thông báo ngay với cấp trên và thợ điện để sữa chữa và khắc phục. Nếu được kiểm tra đột xuất máy móc, công cụ bị hư nhưng không báo và theo dõi việc sữa chữa, thì tổ trưởng cấp cao phải chịu trách nhiệm.
- Nghiêm cấm bất kì vật dụng hoặc những thứ không thuộc khu vực xưởng quản lý và chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện tại khu vực quản lý của mình.
- Có quyền khiển trách, kiến nghị lên quản lý sản xuất, hành chính nhân sự, xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật của tổ trưởng, công nhân trong tổ mình quản lý theo đúng nội quy Công Ty. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm thuộc khu vực mình quản lý, thì tổ trưởng cấp cao cũng sẽ bị khiển trách và bị xử lý.
- Giải quyết xung đột, mâu thuẫn xảy ratrong tổ và ghi nhận lại để trình báo đến cấp trên...
- Kiểm tra sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng trước khi nhận và giao tổ trưởng công đoạn tiếp theo.
4 / Các công việc khác.
Thống kê và làm báo cáo lên cấp trên nếu được yêu cầu...
Ngoài những công việc thuộc bản mô tả này. Trong trường hợp yêu cầu cần thiết của công việc, tổ trưởng cấp cao phải tuân theo sự điều động và phân công của cấp trên.
Chia sẻ
Bình luận