1.Soạn thảo hợp đồng pháp lý
Soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý cùng các hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm kiểm tra, xác thực tính hợp lý, hợp pháp của các loại văn bản, hợp đồng, đảm bảo các giao dịch kinh doanh của công ty là hợp pháp.
Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, hồ sơ pháp lý. Đảm bảo doanh nghiệp vận hành theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các bộ luật liên quan.
2.Tham mưu, tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật
Đóng vai trò luật sư đảm nhiệm nhiệm vụ tư vấn chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm: luật lao động, liên doanh quốc tế, quản trị tài chính doanh nghiệp, v.vv..
Nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải thích, tư vấn pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động, quy trình của công ty đều hợp pháp.
3.Giải quyết các vấn đề tố tụng cho doanh nghiệp
Đại diện doanh nghiệp đứng ra xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Tham gia vào các hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp. Có trách nhiệm xây dựng lòng tin, các mối quan hệ với các bên liên quan để có thể xử lý các vấn đề phức tạp một cách thuận lợi hơn.
4.Xây dựng, kiểm tra hệ thống chính sách
Phối hợp với quản lý doanh nghiệp xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách, đảm bảo các chính sách, quy định phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghiên cứu và đánh giá các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.
5.Cập nhật, sửa đổi và bổ sung mới về luật pháp hiện hành
Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật. Chẳng hạn các thay đổi về luật, nghị định, thông tư, các thay đổi trong chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ
Bình luận