1. Kế toán hàng hóa, doanh thu và giá vốn:
- Ghi nhận, kiểm tra và kiểm soát các nghiệp vụ kế toán, chứng từ phát sinh hàng ngày cho hoạt động bán hàng và mua hàng của công ty.
- Kiểm soát chứng từ mua bán hàng, đảm bảo tính đúng đủ, hợp lệ và kịp thời, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình kế toán hàng hóa.
- Tính giá thành sản phẩm, kiểm tra giá vốn và theo dõi kết quả kinh doanh hàng tháng, quý và năm.
2. Kế toán tổng hợp:
- Chốt sổ các tài khoản kế toán, lập báo cáo đối chiếu công nợ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu tài chính theo tháng, quý và năm.
- Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí trích trước, khoản phải trả, khoản vay, và lập các bút toán tổng hợp trên phần mềm kế toán.
- Theo dõi, đối chiếu các hợp đồng vay, cho vay, tính và phân bổ lãi vay phát sinh.
- Lập các báo cáo kế toán và báo cáo kiểm toán định kỳ; phân tích và giải trình số liệu kế toán khi có yêu cầu.
- Phối hợp với kiểm toán và các phòng ban khác để hoàn thiện báo cáo tài chính năm.
- Lưu trữ chứng từ và tài liệu gốc theo đúng quy trình và quy định của công ty.
3. Kế toán thuế:
- Cập nhật và áp dụng các văn bản, thông tư, quy định hiện hành liên quan đến thuế GTGT, TNCN, TNDN.
- Thực hiện kê khai thuế định kỳ và quyết toán thuế năm tài chính đầy đủ, kịp thời; kiểm tra số liệu, báo cáo và làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi cần.
4. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ dụng cụ (CCDC):
- Quản lý và hạch toán tăng, giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra bảng tính khấu hao, phân bổ tài sản và thực hiện các bút toán trên phần mềm kế toán.
- Theo dõi và lập báo cáo về tài sản thế chấp tại ngân hàng khi có yêu cầu.
5. Các công việc khác:
- Đối chiếu bảng lương, BHXH với các bộ phận liên quan và hạch toán theo quy định.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Kế toán trưởng và hỗ trợ phòng kế toán hoàn thành các mục tiêu chung của công ty.
Chia sẻ
Bình luận