Việc làm giám đốc mua hàng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Nằm trong bộ máy lãnh đạo quan trọng của các công ty xuất nhập khẩu, giám đốc mua hàng là một trong những vị trí công việc mơ ước và săn tìm bởi các ứng viên, bởi mức lương tốt, quyền lợi đãi ngộ hấp dẫn nhất. Vậy giám đốc mua hàng thật sự là ai? Họ có những phân công nhiệm vụ cụ thể nào, quyền lợi ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái quát về vị trí giám đốc mua hàng
Giám đốc mua hàng hay Purchasing Director (PD) là người quản lý nguồn cung cấp sản phẩm trong các doanh nghiệp về Logistics hay xuất nhập khẩu. Họ chính là “ngọn cờ đầu” của nhóm mua hàng, chịu trách nhiệm cao nhất cho nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Giám đốc mua hàng chính là leader trong việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cho công ty với mức phí thấp nhất. Bên cạnh đó, họ đồng thời kiêm nhiệm vai trò đánh giá nguồn hàng của đơn vị cung ứng, soạn thảo những hợp đồng “làm ăn” với đối tác cũng như đích thân xem xét chất lượng sản phẩm.
Họ cũng là người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề quản lý nguồn nhân lực tổng của bộ phận mua hàng và đề xuất kế hoạch cho lực lượng lãnh đạo mua hàng dưới quyền.
Trong kỷ nguyên bùng nổ của sản xuất và xu thế hội nhập, giám đốc mua hàng là lực lượng cấp cao được săn đón bởi nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistics. Bạn đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm giám đốc mua hàng nhưng chưa rõ công việc cụ thể của vị trí này làm những gì? Nội dung ngay sau đây của timviec365.vn sẽ giúp bạn làm được điều này.
2. Nhiệm vụ của giám đốc mua hàng gồm những gì?
Đóng vai trò quan trọng nhất trong của bộ phận mua hàng của doanh nghiệp lớn, song không phải công việc của tất cả những giám đốc mua hàng ở những lĩnh vực khác nhau như: Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hàng thô hay làm việc với những người chuyên bán sỉ, bán lẻ thành phẩm...Những nhìn chung, trong trách nhiệm của một giám đốc mua hàng trong doanh nghiệp, họ “gánh” tất cả những trách nhiệm cụ thể dưới đây:
.jpg)
- Nghiên cứu xu hướng thị trường, nắm bắt giá cả hàng hóa hiện tại và tương lai
Nhiệm vụ cao nhất của một giám đốc mua hàng chính là tìm kiếm một đơn vị cung ứng, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, có giá cả hợp lý với “ngân sách” và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Ngoài chất lượng thì giá cả của nguyên liệu, sản phẩm chính là thành tố đầu tiên mà một giám đốc mua hàng cần chú ý.
Để nắm bắt sản phẩm nào phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, không ai khác, giám đốc mua hàng sẽ là người đứng đầu khâu nghiên cứu xu hướng thị trường, độ hít hót của những sản phẩm, thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm, đặc biệt là giá cả của sản phẩm, nguyên liệu và biến thiên giá cả trong tương lai của sản phẩm. Giá cả nguyên liệu đầu vào cũng là thành tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp sau khi khấu trừ các chi phí.
- Xác định những nhà cung cấp chất lượng nhất, làm hồ sơ, thủ túc mua hàng
Giám đốc mua hàng sẽ là người đích thân đứng ra xác định nhà cung cấp chất lượng nhất cho doanh nghiệp về cả giá cả và chất lượng sản phẩm và thái độ hợp tác. Sau giai đoạn này, họ cũng là người thống nhất tất cả các hồ sơ mua hàng giữa hai bên, thương lượng về mặt giá cả và đề cập đến vấn đề hợp tác và duy trì mua hàng ở những lần sau.

- Thực hiện công tác mua hàng trong và ngoài nước
Giám đốc mua hàng là đại diện của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng ra lựa chọn, tìm kiếm nguồn hàng và thiết lập hợp đồng mua bán với các chủ cung ứng trong và ngoài nước nước. Họ cũng là người trực tiếp kiểm soát số lượng hàng cần mua, chất lượng hàng hóa và ký kết hợp đồng giữa hai bên. Dĩ nhiên, việc mua bán này cần tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật, đúng quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của nhà nước và bộ phận hải quan.
- Điều hành các trưởng phòng và nhân sự trong chuỗi cung ứng, mảng mua sắm của doanh nghiệp

Bên cạnh những nhiệm vụ quan trọng về chuyên môn, các giám đốc mua hàng cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công việc quản trị nhân sự. Họ là người quản lý, giao nhiệm vụ, sát xao theo dõi về tiến độ hoàn thành công việc của các trưởng phòng mua hàng và nhân sự trong bộ phận. Họ cũng là người chịu trách nhiệm về hoạt động của nhân sự bộ phận mua hàng của doanh nghiệp trước giám đốc điều hành.
- Báo cáo công việc cụ thể đến giám đốc điều hành
Thông qua khâu quản lý về nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ của mình, các giám đốc mua hàng sẽ cập nhật lại tình hình công việc, hợp tác, nguồn hàng, chất lượng, giá cả của hàng hóa, nguyên liệu, sản phẩm một cách cụ thể trong báo cáo gửi đến giám đốc điều hành doanh nghiệp và dự trù kinh phí mua hàng. Bản báo cáo này có thể được gửi định kỳ theo ngày, tháng hoặc đột xuất. Ngoài ra họ cũng là người thay mặt giám đốc điều hành bổ sung thêm lực lượng nhân sự chất lượng cho bộ phận hoặc đưa ra quyết định dừng công việc cho những cá nhân làm việc không hiệu quả.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về hoạch định kế hoạch mua hàng, xuất nhập khẩu

Với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực mua hàng, thị trường, giám đốc mua hàng đồng thời nằm trong lực lượng tham mưu cho ban giám đốc trước những kế hoạch về mua hàng, xuất nhập khẩu.
Trên đây chính là những nhiệm vụ quan trọng nhất mà một giám đốc mua hàng sẽ phải thực hiện. Chắc chắn rằng, bạn đã nắm rõ được những trọng trách quan trọng của vị trí này. Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là điều thú vị nhất. Theo dõi ngay đây, những yêu cầu tuyển dụng cho vị trí công việc này lẫn những quyền lợi đặc biệt dành cho vị trí đứng đầu bộ phận mua hàng trong những doanh nghiệp lớn gồm những gì nhé.
3. Bạn cần những gì để trở thành giám đốc mua hàng?
Để ứng tuyển một vị trí chủ chốt của bộ phận mua hàng trong một doanh nghiệp lớn yêu cầu ở bạn sự chuẩn bị kỹ càng về cả trình độ học vấn, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để thực thi chuyên môn lẫn quản trị nhân sự.

Về trình độ học vấn, tất cả những giám đốc mua hàng được khoảng 90% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuyển dụng với yêu cầu từ trình độ cử nhân các chuyên ngành về kinh doanh, marketing, xuất nhập khẩu...hoặc những chuyên ngành liên quan trở lên. Bên cạnh đó, sẽ là một điểm cộng nếu bạn từng học qua khóa học đào tạo nghiệp vụ cho giám đốc mua hàng để rèn luyện về kiến thức nền tảng và khả năng thực thi nhiệm vụ của bạn.
Dĩ nhiên, như nhiều vị trí khác, giám đốc mua hàng là vị trí yêu cầu đặc biệt về kinh nghiệm quản trị nhân lực và nghiệp vụ mua hàng trước đó. Ở vị trí này, thường không thể một bước lên mây mà có bước đệm tốt từ vị trí Trưởng phòng mua hàng hay trợ lý giám đốc mua hàng trước đó. Giám đốc mua hàng cần nhiều nỗ lực để vươn tới với ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở hai vị trí này tại những doanh nghiệp có cùng quy mô.
Ngoài kinh nghiệm, học vấn, giám đốc mua hàng là “hiện thân”của con người thành thạo các kỹ năng về quản lý bậc thầy. Tiêu biểu có thể kể đến như: Kỹ năng quản lý nhóm, quản lý tài chính, năng lực đàm phán và thương lượng, kỹ năng xử lý số liệu, vấn đề tốt. Bên cạnh đó, ngoại ngữ là phần nội dung căn bản mà mỗi giám đốc mua hàng cần phải trau dồi cho mình.
4. Một số quyền lợi của vị trí giám đốc mua hàng hiện nay
Giám đốc mua hàng là vị trí công việc mơ ước của nhiều người bởi mức lương tốt và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Đây còn là vị trí phản ánh được sự nỗ lực không ngừng của những tín đồ kinh doanh. Theo khảo sát của timviec365.vn, mức lương đang được doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này đang nằm trong mức từ 2500 - 2700 USD.
.jpg)
Ngoài ra, họ cũng được nhận thêm % hoa hồng từ việc đàm phán về giá cả nguồn hàng với đối tác. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, giám đốc mua hàng cũng được doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ các chính sách về bảo hiểm y tế, xã hội, du lịch nghỉ dưỡng theo quy định.
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin về việc làm giám đốc mua hàng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistics, chắc chắn rằng, bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích cho bản thân mình để săn tìm một cơ hội việc làm hấp dẫn nhất.
- Rút gọn