Việc làm phóng viên truyền hình
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Phóng viên truyền hình là một trong những nghề thu hút sự quan tâm của giới trẻ bởi tính chất công việc và môi trường làm việc trẻ trung, năng động. Nhưng để làm phóng viên truyền hình yêu cầu rất nhiều yếu tố. Cùng timviec365.vn tìm hiểu chi tiết hơn về nghề phóng viên truyền hình nhé!
1. Phóng viên truyền hình là gì?
Phóng viên truyền hình là những người làm nội dung trong đài truyền hình, tính chất công việc phóng viên truyền hình là họ phải tự tìm kiếm, thu thập tài liệu bằng cách đến trực tiếp hiện trường để chuẩn bị cho phát sóng tin tức mới nhất cho đài.
Trong đài truyền hình có rất nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau phụ trách các mảng nội dung riêng như là phòng kinh tế, phòng văn hóa xã hội, phòng thể thao,... Và mỗi phòng cũng sẽ có những phóng viên thực hiện những nhiệm vụ riêng, một phóng viên có thể thực hiện nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công việc của phóng viên truyền hình luôn năng động chăm chỉ đi tìm tòi, học hỏi, phải giao tiếp và trao đổi với những người liên quan đến tin tức phát sóng, phải cố gắng hoàn chỉnh bản tin theo đúng thời hạn phát sóng đã đề ra.
Ngày nay công nghệ phát triển, phát minh ra những thiết bị truyền hình kỹ thuật số nhỏ gọn và đem theo dễ dàng hơn cho phóng viên có thể thực hiện tác nghiệp. Để làm phóng viên truyền hình yêu cầu rất nhiều yếu tố về kỹ năng cá nhân như trình độ nhận thức trong cuộc sống, khả năng nhận diện vấn đề, kỹ năng nghề nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có ngành đào tạo chuyên về truyền hình đó là khoa Phát thanh - Truyền hình, khi học tại trường báo thì sinh viên sẽ được học về những kiến thức căn bản đối với nghề phóng viên truyền hình.

2. Mô tả công việc phóng viên truyền hình
Phóng viên truyền hình thường phải tự chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho buổi phát sóng vậy nên khối lượng công việc cũng nhiều cùng áp lực lớn, cùng xem cụ thể công việc của họ dưới đây:
.jpg)
- Phóng viên truyền hình phải cập nhật và tổng hợp tất cả các tin tức liên quan đến vấn đề được bàn giao để phát sóng. Các vấn đề không giới hạn lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống, giải trí,...
- Thực hiện quá trình biên tập nội dung phù hợp với tính chất của buổi phát sóng và xoay quanh vấn đề chính. Khi biên tập phải viết bài bằng những ngôn từ phù hợp với phát sóng truyền hình nghiêm túc, chỉnh chu, văn mỹ.
- Trong quá trình tìm kiếm tài liệu đến chủ đề phát sóng, ngoài việc trực tiếp đến khảo sát thị trường thì nếu tìm thấy những nhân việc liên quan đến sự kiện đó thì phải thực hiện tiến hành phỏng vấn, viết bài.
- Thực hiện các công tác hỗ trợ việc tạo dựng và gắn kết mối quan hệ với các đài truyền hình, tòa soạn, phóng viên báo chí, người làm tin,... một cách chủ động để hỗ trợ trong công việc lúc cần thiết.
- Tìm kiếm những chủ đề mới, chủ đề hot theo xu hướng thị trường, những vấn đề mà khán giả đang quan tâm hoặc bám sát vào những chuyên đề được ban lãnh đạo chỉ dẫn và thực hiện.

3. Yêu cầu trong công việc
Phóng viên truyền hình đòi hỏi rất nhiều yếu tố ngoài trình độ học vấn cao thì còn phải đảm bảo những kỹ năng cần thiết đối với một phóng viên.
.jpg)
Trước tiên, yêu cầu để có thể thuận tiện hơn khi đi xin việc tại các tòa soạn, đài truyền hình đó chính là trình độ học vấn chuyên ngành báo nếu được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Phát thanh - Truyền hình thì lại là một ưu thế lớn. Hiện nay có trường học viện Báo chí - Tuyên truyền là trường top đầu Việt Nam về việc đào tạo những ngành liên quan đến báo chí.
Việc làm phóng viên truyền hình còn phụ thuộc vào kỹ năng nghề nghiệp rất nhiều, không phải cứ học giỏi am hiểu nhiều là có thể làm phóng viên mà cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp riêng và phù hợp với chúng. Một số kỹ năng cần thiết cho công việc phóng viên truyền hình:

- Kỹ năng tạo dựng mạng lưới mối quan hệ và biết cách xây dựng lòng tin: điểm mấu chốt trong những cuộc tranh giữa báo chí chính là nguồn tin mới và chất lượng nhất. Không thể tìm kiếm nguồn tin trên mạng như vậy sẽ bị tính là thụt lùi mà phải tìm tài liệu qua những mối quan hệ của phóng viên với những người có chuyên ngành, liên quan đến vấn đề mình đang thực hiện.
Đây cũng là sự khác biệt đối với những phóng viên mới và phóng viên thâm niên, cần phải biết xây dựng mối quan hệ với mọi người ở nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp ích cho công việc sau này. Không chỉ mối quan hệ trong nước mà ngay cả nước ngoài như vậy thì sẽ có những nguồn tin mới, tạo tiền đề phát triển và thăng tiến trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: để có thể xây dựng mối quan hệ với người khác thì quan trọng nhất chính là khả năng giao tiếp. Để có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin với mọi người thì phải biết cách nói chuyện cho phù hợp không gây mất phòng, phật ý, đặc biệt phải có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với các đồng nghiệp quốc tế.
Phóng viên truyền hình phải trang bị thêm ít nhất một ngoại ngữ thứ hai phổ biến nhất là tiếng Anh, có thể không cần quá thành thạo ngữ pháp nhưng có thể thực hiện những cuộc đối thoại giữa hai người là cũng được chấp nhận.
- Tiếp thu những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nhà báo khác: như đã nói bên trên yếu tố kinh nghiệm quyết định rất nhiều đến việc bạn có thể làm tốt công việc hay không. Đối với những nhà báo trẻ thì họ đang có những sự nhiệt huyết, đam mê, sáng tạo và những kỹ năng khác với trí thông minh điều duy nhất có cần làm chính là học hỏi những kinh nghiệm từ các vị tiền bối trong nghề nghiệp để phát triển sử nghiệp.
“Học thầy không tày học bạn” chỉ có cách học trên thực tế và từ những người xung quanh thì mới có thể nhận thức và hiểu vấn đề nhanh hơn. So sánh cách làm giữa mình và người khác để thấy những yếu điểm của bản thân để dần khắc phục .
- Muốn thực hành tốt thì trước hết phải nắm chắc lý thuyết về báo chí: công việc nào cũng có những nguyên tắc cơ bản mà cần người làm phải thực hiện theo đúng quy trình như các bước thực hiện, bố cục của tin tức, phân loại các nguồn tin, cách sử dụng,... Nếu xảy ra những trường thông tin bị sai lệch thì đó là do phóng viên chưa thực hiện đúng theo những quy tắc làm tin cơ bản.
- Tìm kiếm những phương pháp mới: nếu chỉ làm tin theo cách truyền thống sẽ gây sự nhàm chán cho khán giả nên thời buổi này ngoài việc “chạy đua” với tin tức thì còn tìm kiếm những phương thức làm tin mới thông qua các cơ hội học hỏi, làm việc, công tác,.. Để ngày càng phát trình ngành truyền hình.
- Tự tin thể hiện chính mình: công việc phóng viên truyền hình đòi hỏi tính năng động, tự tin với bản thân để thể hiện những lý tưởng của riêng mình. Luôn hướng đến những mục tiêu lớn để phát triển ngành truyền hình thông qua những bản tin của mình có thể giúp ích cho mọi người xung quanh. Tạo cho mình những bản sắc riêng và phát triển và phát triển theo định hướng của mình trong mỗi bản tin.
- Phải biết tận dụng những cơ hội như làm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình lớn, tham gia vào những bản tin quan trọng, có cơ hội học tập trao đổi ở nước ngoài tiếp cận với nền văn minh thế giới học hỏi kinh nghiệm từ những phóng viên quốc tế, xây dựng mối quan hệ. Đây cũng chính là định hướng để các bạn có thể phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai là phải biết những cơ hội tốt có lợi cho bản thân.
- Chăm chỉ và nhiệt huyết là phẩm chất cần thiết đối với phóng viên truyền hình vì tính chất công việc khá đặc biệt, không cố định giờ làm việc có thể cả ngày lẫn đêm, luôn trong trạng thái sẵn sàng khi có bản tin, phải thực nghiệm tại hiện trường,... Nếu như không có sự đam mê nhiệt huyết và tinh thần chăm chỉ chắc bạn khó có thể trụ lại được công việc này.
Công việc phóng viên truyền hình có rất nhiều yêu cầu cụ thể khác tùy thuộc vào từng đài truyền hình. Tuy nhiên cùng với yêu cầu cao đi kèm là những quyền lợi được hưởng.
4. Quyền lợi của phóng viên truyền hình
Là phóng viên tại đài truyền hình thì thuộc diện các công chức nhà nước nên sẽ được hưởng những quyền lợi tương tự như là:
- Được đóng các loại bảo hiểm theo quy định như BHXH, BHYT,...
- Hưởng các thưởng định kỳ, quý theo như KPIs công việc như mọi doanh nghiệp khác.
- Được thưởng lễ, Tết lương tháng thứ 13 khá cao
- Nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người tài, nổi tiếng
- Mức lương trung bình đối với phóng viên truyền hình sẽ tầm khoảng 14 triệu/tháng. Tùy vào từng đài truyền hình mà lương giáo viên sẽ dao động từ 10-17 triệu/tháng. Mức lương khá ổn với công việc phóng viên.
.jpg)
Bên trên là những thông tin cơ bản về nghề phóng viên truyền hình, đây là công việc lý tưởng cho những bạn yêu thích sự năng động, thử thách, mới mẻ cùng với mức lương ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến. Để tìm hiểu thêm những thông tin tuyển dụng ngành báo chí truy cập website timviec365.vn
- Rút gọn