Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Công ty

Trợ lý kiểm toán sẽ phụ giúp việc cho kiểm toán viên trong công tác nghiệp vụ. Vậy bạn biết gì về trợ lý kiểm toán. Hãy đọc bài viết sau để hiểu hơn về nghề và có định hướng nắm bắt cơ hội việc làm này nhé.
1. Trợ lý kiểm toán là gì?

Trợ lý kiểm toán chỉ vị trí việc làm hỗ trợ nhân viên kiểm toán trong công việc. Ý nghĩa của từ trợ lý đã nói cho bạn rõ mười mươi về bản chất công việc này. Người kiểm toán viên sẽ giao công việc giao và sắp xếp cho trợ lý của mình, chủ yếu xoay quanh các nhiệm vụ kiểm soát sự trung thực, chính xác của các báo cáo tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời nhận các tài liệu đã được kế toán xử lý để xác minh lại thông tin.
2. Trợ lý kiểm toán làm những việc gì?
Khi đứng trong vai trò của một nhân viên trợ lý, con người ta sẽ đảm đương nhiệm vụ chính đó là hỗ trợ, là sự giúp việc cho một bộ phận, một cá nhân nào đó. Tương tự như vậy thì người trợ lý kiểm toán cũng sẽ hỗ trợ những nhân viên kiểm toán chính ở các việc làm có liên quan về chuyên môn kiểm toán.
Điều quan trọng là, sự trợ giúp này có vai vế cấp bậc rất rõ ràng, trợ lý kiểm toán luôn dưới quyền nhân viên kiểm toán nên chắc chắn rồi, họ không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng và làm việc dưới sự chỉ đạo, điều phối của nhân viên kiểm toán. Có thể thay mặt nhân viên kiểm toán đứng ra giải quyết hay quyết định công việc này đó nhưng chỉ khi được ủy quyền cho phép từ nhân viên kiểm toán.

Nhìn chung, list nhiệm vụ việc làm của trợ lý kiểm toán có nét tương đồng với nhiệm vụ việc làm của kiểm toán viên nhưng bị giới hạn về quyền hành. Nói cụ thể hơn thì trợ lý kiểm toán sẽ làm những nhiệm vụ sau đây:
- Giúp việc cho nhân viên kiểm toán trong quá trình kiểm tra những tài liệu, chứng từ và báo cáo tài chính.
- Hỗ trợ công tác đánh giá tính chất trung thực, đúng đắn, sự đáp ứng các quy chuẩn về quy trình kề toán và những thông tin tài chính.
- Cùng với nhân viên kiểm toán tư vấn cho ban quản lý, lãnh đạo để họ hiểu biết về các sai phạm trong quá trình xử lý thông tin về tài chính và tìm cách khắc phục những sai phạm đó sao cho hiệu quả.
- Lập ý kiến đóng góp, góp ý nhằm hỗ trợ kiểm toán viên có thể xây dựng nên những chương trình hữu ích về hoạt động kiểm toán, quy trình kiểm toán
- Hỗ trợ việc xác định số lượng cũng như thứ tự của các hoạt động kiểm toán.

- Tìm kiếm, tiếp nhận các nguồn tin tức nhằm cho hoạt động kiểm toán. Trợ lý kiểm toán thường sử dụng những phương pháp kiểm toán như đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, điều tra, cân đối,… để thu thập thông tin hiệu quả.
- Phân tích số liệu đã có ở trong những báo cáo tài chính. Mục đích là để kịp thời nhìn ra các vấn đề vi phạm, sai phạm, các yếu tố chưa minh bạch và vấn đề chưa được hợp lý và thu thập các bằng chứng sai phạm đó để làm căn cứ xử lý.
- Làm báo cáo nhiệm vụ theo định kỳ quy định gửi cho kiểm toán viên để họ xem xét, đánh giá và đưa cho bạn những nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Yêu cầu đối với vị trí trợ lý kế toán là gì?
3.1. Yêu cầu cơ bản thường xuất hiện trong các tin tuyển dụng vị trí trợ lý kế toán

- Nắm rõ các điều khoản của văn bản pháp luật quy định có liên quan đến kế toán, tài chính, thuế và đặc biệt là các luật kiểm toán.
- Có khả năng thông thạo tin học văn phòng để phục vụ tốt yêu cầu cơ bản của công việc.
- Có sức khỏe tốt
- Khả năng làm việc và hoạt động một cách tự chủ, độc lập.
- Luôn đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao và trong công việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao, luôn sẵn sàng đi công tác xa nhà do đặc thù, tính chất của công việc đòi hỏi như vậy.
3.2. Yêu cầu về tố chất cần có của một trợ lý kiểm toán tiềm năng

Nghề kiểm toán đã khó, làm một trợ lý cho kiểm toán có lẽ còn nhiều áp lực và gánh nặng hơn bởi nghề sẽ đòi hỏi ở bạn những yêu cầu vô cùng khắt khe để có thể làm tốt được nhiệm vụ được giao phó. Vậy thì để dễ dàng hơn trong công việc và chắc chắn rằng trong một ngày không xa bản thân sẽ tự tin được công nhận là một kiểm toán viên tài năng thực sự thì bạn sẽ phải rèn luyện để có được những tố chất này.
3.2.1. Làm việc nhóm hiệu quả
Hoạt động kiểm toán được tiến hành qua rất nhiều quy trình nghiêm ngặt, khắt khe. Nhiệm vụ này không phải được hoàn thiện trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài mới có thể kiểm tra, rà soát và phân tích mọi yếu tố liên quan. Trong khi đó, điều quan trọng nhất mà nghề đòi hỏi đó là sự minh bạch, chính xác thì phải tiến hành hợp tác với cả một đội ngũ chuyên môn gồm nhiều người. Nếu như trợ lý kiểm toán không có khả năng làm việc nhóm thì chắc chắn rằng sẽ không thể tiến hành việc làm của mình một cách thuận lợi cũng như tạo dựng sự chuyên nghiệp để làm bệ phóng cho tương lai đi dường dài hơi với nghề kiểm toán.
Trong suốt quá trình làm việc, kỹ năng làm việc nhóm sẽ cho phép bạn phối hợp ăn ý cùng đồng nghiệp, bạn cùng họ hợp tác một cách nhịp nhàng các bước của quy trình kiểm toán để đảm bảo tiến độ việc làm. Khi hoạt động nhóm như vậy, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định của người kiểm toán viên.
3.2.2. Trợ lý kiểm toán cần tư duy logic
Tính từ đặc thù trong công việc kiểm toán, có thể thấy, sự khoa học, tính chất logic của mọi vấn đề luôn được đề cao. Một phần do tính chất quy trình nghiêm ngặt, một phần do liên quan tới rất nhiều số liệu, dữ liệu phức tạp. Bởi thế mà muốn làm tốt việc làm ở vị trí trợ lý kiểm toán thì bạn sẽ phải rèn được tư duy logic.

Mỗi một vấn đề đều sẽ có nhiều phương hướng giải quyết, và chọn cách nào thì bạn còn cần phải cân nhắc tới việc cách bạn chọn có phù hợp hay không, và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm toán. Nếu như không rèn cho bản thân khả năng tư duy logic ấy thì ắt hẳn bạn không thể chọn được những phương án phù hợp cho mỗi vấn đề và như thế thì không thể hỗ trợ tốt nhất được cho người kiểm toán viên.
3.2.3. Có sự am hiểu đối với các lý luận ứng dụng
Nhiều người nói rằng, gần như họ không thể vận dụng được hết 100% kiến thức chuyên môn được đào tạo vào thực tiễn. Đó là câu chuyện của rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra từ trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhưng với riêng ngành kiểm toán, điểu đặc biệt khiến nó khác biệt đó chính là tính chuyên môn rất cao, Gần như các kiến thức bạn được đào tạo đều sẽ được đem vào áp dụng trong thực tế một cách hiệu quả.
Thế nên, dù là kiểm toán viên hay các trợ lý của họ thì chắc chắn họ phải có nền tảng kiến thức làm trụ cột trong suốt quá trình hành nghề. Thậm chí sự đòi hỏi của nghề kiểm toán còn yêu cầu họ phải áp dụng được những kiến thức sâu rộng liên quan tới quy tắc, luật lệ của nghề.
Lý do rất rõ ràng khi bạn không có sự am hiểu về quy tắc đó thì chắc chắn không dễ gì để nhìn nhận ra được những vi phạm, tính mờ ám trong quá trình kiểm toán doanh nghiệp. Hoặc giả dụ như có nhìn ra được sai phạm mà thiếu đi kiến thức nền tảng chuyên môn thì rất khó để người trợ lý kiểm toán chọn được một biện pháp giải quyết hiệu quả.
4. Quyền lợi của trợ lý kiểm toán
4.1. Quyền lợi cơ bản
Trợ lý kiểm toán luôn có cơ hội tốt được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, bài bản và có nhiều cơ hội thăng tiến. Đồng thời được hưởng đầy đủ quyền lợi cơ bản dành cho người lao động theo quy định từ pháp luật. Bên cạnh đó cũng sẽ được nhận các chế độ phúc lợi trong chính sách ưu đãi dành cho nhân viên của công ty.
Điều quan trọng hơn cả mà có lẽ kiểm toán viên nào cũng rất chờ đợi đó là cơ hội được rèn luyện, học hỏi các kỹ năng, nghiệp vụ kiểm toán từ người kiểm toán mà bản thân đang trợ giúp việc. Trong suốt quá trình làm việc, không chỉ có cơ hội cùng kiểm toán viên tham gia vào nhiều cuộc điều tra, xác minh hoạt động tài chính mà trợ lý kiểm toán còn có cơ hội được cử tham gia các khóa học đào tạo do công ty tổ chức để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của mình.
4.2. Mức lương cơ bản của vị trí việc làm trợ lý kiểm toán là bao nhiêu?

Cùng với các chế độ phúc lợi, quyền lợi lao động, người trợ lý kiểm toán cũng rất quan tâm tới mức lương họ có thể nhận được ở vị trí này. Với vai trò là người trợ lý, thực hiện các nhiệm vụ tương đương với người kiểm toán, trợ lý kiểm toán có cơ hội nhận được mức lương hấp dẫn từ 6 đến 8 triệu đồng.
Đây là mức lương được đánh giá là ổn định so với thị trường việc làm khối văn phòng nói chung vì một người nhân viên văn phòng thông thường ở các lĩnh vực khác cũng nhận được mức lương dao động trong khoảng đó.
5. Những trường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán
Trợ lý kiểm toán cũng tương đương như vai trò của những người thực tập vậy. Sau khi họ trải qua quá trình hỗ trợ, trợ giúp người kiểm toán viên thì sẽ có đủ kỹ năng, đủ điều kiện để đi lên vai trò của một người kiểm toán. Vậy nên, về xuất phát điểm, trợ lý kiểm toán cũng tốt nghiệp ra từ những ngôi trường có ngành đào tạo nghiệp vụ kiểm toán. Bạn có thể tham khảo những trường đào tạo dưới đây:
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
- Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng HN
- Trường ĐH Tài chính – Kế toán
- Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế
- Trường ĐH Điện Lực
- Trường ĐH Cần Thơ
- Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng
- Trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
- …

Sau khi tốt nghiệp từ những ngôi trường danh tiếng hàng đầu này, những cử nhân kế toán có thể bắt đầu rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm quý giá trong nghề từ vị trí trợ lý kiểm toán tại các công ty như:
- Công ty Kiểm Toán Ksi Việt Nam
- Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán & Định Giá Thăng Long - T.d.k
- Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán - Tư Vấn Đất Việt - Chi nhánh Hải Phòng
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Nam Á
- Công ty Kiểm toán Hoàng Gia
6. Bí quyết tìm việc làm trợ lý kiểm toán hiệu quả
Hoạt động kiểm toán phổ biến ở khắp mọi nơi thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy một vị trí thích hợp, nhất là khi bạn mới chỉ có xuất phát điểm từ vị trí trợ lý kiểm toán. Với sự bắt đầu này, bắt buộc bạn phải tìm được một vị trí phù hợp với bạn để làm bệ đỡ đưa bản đến những giá trị bạn cần. Vậy phải làm thế nào?

Timviec365.vn chính là câu trả lời thiết nghĩ nghĩ nó sẽ dành cho bạn và có thể giúp bạn đi xa hơn với nghề kiểm toán ngay từ sự khởi đầu của vị trí trợ lý kiểm toán. Có rất nhiều tin tuyển dụng trợ lý kiểm toán trong khắp cả nước được đăng tải trên trang web này cho bạn lựa chọn. Nhưng điều quan trọng là, trong vô vàn sự lựa chọn đó, bạn có những thước đo để chọn ra nhanh chóng những vị trí thực sự phù hợp. Thước đo đó có thể là kinh nghiệm, là kỹ năng, là những mong muốn về mức lương,… đã được đội ngũ chuyên viên việc làm giàu kinh nghiệm dày công nghiên cứu.
Như vậy, việc làm trợ lý kiểm toán sẽ trở thành một bệ phóng quan trọng để tạo nên nền tảng cho một người kiểm toán viên tốt. Nếu muốn thành công với nghề, nhất định bạn nên bắt đầu tìm kiếm từ địa chỉ timviec365.vn nhé.
- Rút gọn