Tin Tuyển Dụng Việc Làm Affiliate Marketing Uy Tín Chất Lượng
Thị trường biến đổi nhanh chóng theo sự phát triển của xã hội, kéo theo đó cũng là sự xuất hiện của những hình thức marketing tiếp thị mới để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Affiliate marketing là loại hình marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay và cũng thu hút rất đông marketer quan tâm tìm hiểu. Bạn hãy đọc bài viết sau đây để được gỡ rối những thắc mắc khi tìm việc làm affiliate marketing.
1. Làm affiliate marketing nghĩa là làm gì?
Affiliate marketing dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị liên kết, một hình thức marketing khá mới mẻ tại Việt Nam và đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
Bên marketing sẽ kiếm được lợi nhuận, thù lao thông qua việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó. Bên marketing chỉ cần tìm kiếm một sản phẩm mà mình yêu thích, sau đó quảng bá tiếp thị sản phẩm và kiếm một phần lợi nhuận thì mỗi lần bán sản phẩm được thực hiện. Việc bán hàng này sẽ được theo dõi thông qua các liên kết từ trang web này sang trang web khác.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì bạn sẽ quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng trên nền tảng riêng của mình, một khi khách hàng click vào link liên kết mua hàng mà bạn giới thiệu, tức là bạn đã giúp doanh nghiệp kiếm được một khách hàng và họ sẽ trả thù lao tương xứng cho bạn, cách tính toán đóng góp của bạn chính là dựa trên những liên kết bán hàng (affiliate) này.
Đối tượng affiliate marketing mà doanh nghiệp hướng đến thường là các influencer, blogger, các trang web, diễn đàn, hội nhóm cụ thể,…
Khi thực hiện tiếp thị liên kết cho doanh nghiệp, bạn có thể nhận đươc thù lao được tính theo các cách sau:

- Pay per sale (Trả tiền theo mỗi đơn hàng): Bên marketing sẽ thu hút khách hàng thực hiện hành vi mua sản phẩm của doanh nghiệp, với mỗi sản phẩm đã bán ra, đơn vị affiliate marketing sẽ nhận được thù lao theo tỷ lệ phần trăm giá bán mỗi sản phẩm.
- Pay per lead (Trả tiền theo mỗi khách hàng tiềm năng): Công việc của bên marketing là chuyển đổi khách hàng tiềm năng (lead) và nhận thù lao trên mỗi lead thu về. Đơn vị affiliate marketing phải thuyết phục người tiêu dùng truy cập vào trang web của người bán và hoàn thành hành động mà bên bán mong muốn, chẳng hạn điền link biểu mẫu, đăng ký dùng thử sản phẩm, đăng ký nhận thông báo hay download phần mềm, tệp nào đó.
- Pay per click (Trả tiền theo mỗi cú nhấp chuột): Bên marketing sẽ khuyến khích người tiêu dùng chuyển từ nền tảng tiếp thị của họ (ví dụ blog, fanpage Facebook, Youtube,…) sang trang web của người bán. Doanh nghiệp bán hàng sẽ trả tiền cho đơn vị marketing dựa trên sự gia tăng lưu lượng truy cập vào web.
2. Công việc cụ thể của một affiliate marketer
- Đầu tiên chính là xây dựng và phát triển nền tảng riêng của mình, thu hút một tệp khách hàng riêng có sở thích và thói quen cụ thể, xây dựng mối quan hệ gần gũi với họ. Nền tảng mà bạn lựa chọn có thể là blog, channel, tài khoản cá nhân riêng của website, hội nhóm nào đó, hay thậm chí là workshop tập hợp những cá nhân cùng chung mối quan tâm.
Để duy trì tệp khách hàng này, bạn phải liên tục làm phong phú thêm nền tảng của mình, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể nào đó sẽ dễ tiếp thị khách hàng hơn là quảng bá tràn lan một loạt sản phẩm.

- Giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp, với điều kiện sản phẩm đó phải nằm trong mối quan tâm của nhóm khách hàng trên nền tảng của mình. Tận dụng mối quan hệ mình đã tạo dựng để nói cho họ biết những lợi ích khi mua và sử dụng sản phẩm mình quảng cáo. Quan trọng nhất là phải đảm bảo nội dung thật chi tiết và khéo léo chèn link để khách hàng bấm đúng vào link mua hàng của doanh nghiệp chứ không nhấn link khác.
- Thiết lập uy tín và thu thập thông tin liên hệ của khách hàng thông qua một số công cụ như ContactOut hoặc Voila Norbert, đồng thời gửi những email cá nhân, gần gũi để phát triển nền tảng riêng và gia tăng cơ hội affiliate marketing.
- Một điều không thể thiết nữa đó là liên tục cập nhật xu hướng mới để đảm bảo sức cạnh tranh của mình so với các nền tảng affiliate marketing khác. Bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về xu hướng của khách hàng, vạch ra những chiến lược marketing cụ thể, cũng như những công nghệ kỹ thuật mới để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi luôn giữ vững và doanh thu mình nhận được cũng ổn định.
3. Những yêu cầu dành cho người làm affiliate marketing
- Nắm vững kiến thức về quản trị nền tảng online: website, Facebook, Youtube, blog,… bên cạnh đó là những công cụ đo lường lượng tiếp cận, xu hướng, tương tác trên nền tảng đó và cách để tối ưu hóa bài viết của mình.
- Hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà những khách hàng tiềm năng quan tâm để có thể thu hút xem các nội dung trên nền tảng của mình.

- Am hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cần quảng bá để thực hiện chiến dịch marketing đúng trọng tâm, cung cấp thông tin hấp dẫn nhưng vẫn có độ tin cậy cao.
- Thành thạo các kỹ năng tạo ấn tượng thị giác: chụp ảnh, quay phim, chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video, thiết kế đồ họa, làm hoạt họa 3D,…
- Có khả năng viết lách hấp dẫn độc giả, nêu bật lên những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng click vào các link mua hàng.
- Có kiến thức chung về marketing để xây dựng chiến dịch tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả, hiểu được cách đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng.
4. Mức thù lao của affiliate marketer
Thu nhập từ hoạt động tiếp thị liên kết của bạn sẽ dựa theo số lượng khách hàng mà bạn thu về cho doanh nghiệp, vậy nên công việc này không có mức lương cố định, mà bạn thu hút được càng nhiều người truy cập mua sản phẩm thì thù lao bạn nhận được cũng càng cao.

Nếu nền tảng của bạn chỉ nổi tiếng ở mức vừa phải, không thu hút được nhiều người thì thù lao quảng cáo bạn nhận được sẽ chỉ ở khoảng 4.000.000 – 5.000.000 VND/tháng. Tuy nhiên, một khi bạn thu hút được lượng khách hàng nhất định, lôi kéo nhiều người quan tâm và mua hàng hơn, vậy thì mức thu nhập 10.000.000 VND hay thậm chí vài chục triệu cũng không hề quá cao xa.
Trong trường hợp đã có những chiến dịch affiliate marketing hiệu quả và ổn định, các doanh nghiệp rất có thể sẽ cân nhắc lựa chọn bạn là đối tác truyền thông lâu dài, hãy nắm lấy cơ hội này để thương lượng một mức phần trăm hoa hồng phù hợp.
5. Học về affiliate marketing ở đâu?
Để học hỏi những kỹ năng cần thiết để trở thành một affiliate marketer tương lai, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo về MMO (Make Money Online – Cách thức kiếm tiền trực tuyến), online marketing, digital marketing hoặc phát triển nền tảng onine. Các khóa học này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu để trở thành một chuyên gia marketing online, giúp bạn hoàn toàn làm chủ một nền tảng online và kiếm tiền từ nền tảng đó.

Bên cạnh việc tham gia các khóa đào tạo, bạn cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng như viết lách, lập trình, thiết kế đồ họa, quản trị website, chạy quảng cáo,… Rất nhiều affiliate marketer không phải người học bài bản về lĩnh vực này tại trường lớp mà đều là tự học và trau dồi vốn kiến thức qua thời gian.
Phát triển chiến dịch affiliate marketing đòi hỏi kỹ năng và trình độ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vậy nên không có môn nào chỉ chuyên về tiếp thị liên kết mà phải bao quát, tổng quan nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Trên đây là một số thông tin tổng quát về công việc affiliate marketing, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp áp dụng hình thức marketing kiểu mới này, chúc bạn trở thành một affiliate marketer thành công trong tương lai!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
