Việc làm kiến trúc sư mới ra trường
Hiện nay, nhu cầu đời sống của con người càng nâng cao không chỉ thỏa mãn về vấn đề ăn ở, đi lại mà thẩm mĩ và sự hài hòa cũng quan trong không kém. Do vậy, nhu cầu tìm kiếm những kiến trúc cũng tăng cao tạo cơ hội hiệc làm cho các bạn sinh viên theo học kiến trúc sư mới ra trường. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về ngành về nghề này cũng như những yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đưa ra khi tuyển dụng nhân viên kiến trúc sư mới ra trường thì các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về công việc kiến trúc sư
Kiến trúc sư là những người đảm nhận công việc lên ý tưởng, thiết kế bản quy hoạch, thiết kế kiến nội thất, kiến trúc công trình, cảnh quan,… trên các cơ sở và đưa ra những giải pháp về tính thẩm mỹ, công năng sử dụng cũng như các giải pháp về kỹ thuật cho các công trình để đảm bảo tạo một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt tại một khu dân cư, cảnh quan đô thị, hay công trình nhà ở theo yêu cầu.

Đồng thời, họ cũng là người trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về xây dựng các quy trình thực tế theo đúng bản vẽ và điều chỉnh nó một cách phù hợp. Có thể thấy đây là một công việc phải sử dụng trí óc sáng tạo cùng với bộ não và sự khéo léo để có thể tạo nên những bản vẽ cho các dự án nâng cấp, cải tạo và sửa chữa những dự án cũ theo đúng như yêu cầu của khách hàng và chủ đầu tư.
2. Mô tả công việc của kiến trúc sư mới ra trường
Công việc chính của một người kiến trúc sư là thiết kế ra các bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên với mỗi lĩnh vực thiết kế công trình, dự án khác nhau sẽ có những yêu cầu đề đặc thù riêng. Thông qua các đơn đặt hàng mà người kiến trúc sư có thể hình dung được những mô hình và nét vẽ phác thảo đầu tiên cho các công trình. Từ đó, hình thành nên những bản vẽ hoàn chỉnh theo những yêu cầu của khách hàng. Công việc đối với những kiến trúc sư ra trường sẽ bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất cần phải học. Do vậy mình sẽ nêu một số công việc chính theo từng lĩnh vực như sau:
2.1. Công việc kiến trúc sư thiết kế bản quy hoạch
Vì những khu vực quy hoạch vẫn đang trong hiện trạng thô sơ hoặc đã có nhà ở nên công việc của kiến trúc sư sẽ bao gồm:

- Khảo sát những địa điểm quy hoạch thực tế để nắm được các hiện trạng xây dựng về: mạng lưới điện nước, hệ thống đường sá, điều kiện sinh sống hay phân bố dân cư trong khu vực,…
- Khi đến những địa điểm khảo sát thì cần chụp ảnh và ghi chép những thông tin chi tiết về địa điểm quy hoạch. Gặp gỡ người dân có liên quan để trao đổi những ý kến và lên ý tưởng thiết kế cho dự án quy hoạch.
- Sau khi đã xác định được ý tưởng thiết kế thì cần vạch ra các định hướng công việc và tiến hành thiết kế ví dụ như vẽ mặt đứng, mặt bằng và phối cảnh theo không gian,…
- Hoàn tất hồ sở thiết kế, chuyển bị thuyết trình để bảo vệ trước các cơ quan lãnh đạo, chủ đầu tư dự án.
- Với công việc này các kiến trúc sư thiết kế quy hoạch thường làm theo nhóm vì các dự án có quy mô mở rộng.
2.2. Công việc của kiến trúc sư thiết kế kiến trúc công trình
Cũng gần tương tự như kiến trúc sư thiết kế bản quy hoạch, công việc của kiến trúc sư thiết kế kiến trúc công trình bao gồm:

- Đi khảo sát thực địa và đưa ra đề cương công việc, lên ý tưởng thi công công trình, vẽ mô hình kiến trúc, làm việc với bộ phận thực hiện, các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình và cuối cùng là bảo vệ công trình của mình trước các bên có liên quan.
- Khi công trình được lãnh đạo cấp trên duyệt và bắt đầu đi vào thi công thì kiến trúc sư có nhiệm vụ thường xuyên đến các công trường để kiểm tra tiến độ thi công có đúng theo các mẫu thiết kế hay không.
- Đối với công việc này thì người thiết kế kiến trúc công trình phải thể hiện được năng lực tổ chức thực hiện cũng như mắt thẩm mỹ của mình.
2.3. Công việc của kiến trúc sư thiết kế nội thất
- Công việc này sẽ phải thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với khách hàng để có thể nắm bắt được sở thích, tâm lý và nhu cầu của khách hàng để tìm ra hướng thiết kế, bố trí làm sao cho các vật dụng và thiết bị trong nhà có sự liên kết với nhau và có chỗ để khoa học.

- Ngoài ra, kiến trúc sư thiết kế nội thất còn đảm nhiệm công việc lựa chọn và bố trí những nội thất bên trong công trình, tòa nhà như: giường, tủ, bàn ghế, sàn, trần nhà,… làm sao để đảm bảo tính đồng bộ và đẹp mắt nhất.
Ngoài những công việc phân chia theo các lĩnh vực ra thì kiến trúc sư mới ra trường còn có các nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với các bên có liên quan để đảm bảo tiến độ trong công việc, tính khả thi và đồng nhất với công trình trong thực tế. Đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng theo những quy hoạch về pháp luật cũng như môi trường công việc.
.jpg)
- Thực hiện giám sát tiến độ thi công công trình để đảm bảo công trình được xây dựng đúng theo kết cấu và nguyên liệu. Trong trường hợp có xảy ra sai phạm thì phải yêu cầu bên thi công đập đi xây lại theo đúng bản thiết kế.
- Viết báo cáo tiến độ hoàn thành công việc và đánh giả tình hình, độ khả thi của công trình. Bên cạnh đó còn điều chỉnh những yếu tố ảnh hướng tới nguồn vốn của dự án, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực,… sao cho phù hợp.
- Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục tình hình cũng như lỗi phát sinh trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình.
3. Những yêu cầu đối với kiến trúc sư mới ra trường
Hầu hết các các tin tức nhà tuyển dụng đăng tuyển trên các website (timviec365.vn) đều đưa ra những yêu cầu đối với những kiến trúc sư mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm như sau:

- Tốt nghiệp và có bằng cao đẳng đại học tại các trường có chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc các ngành có liên quan.
- Độ tuổi làm việc trong khoảng từ 22 – 55 tuổi và không có sự phân biệt giới tính. Các bạn nữ nào có khả năng chịu được áp lực công việc, đam mê với các công trình kiến trúc đều có thể tham gia vào ngành này.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm trên máy tính để phục vụ cho công việc thiết kế ví dụ như: Photoshop, AutoCad, Revit,…
.jpg)
- Có khả năng phối hợp và làm việc teamwork tốt. Bởi công việc của kiến trúc sư thường xuyên phải phối hợp cả bên dự án và bên thi công để đạt hiệu quả công việc một cách cao nhất. Ngoài ra còn cần có khả năng quan sát và kỹ năng thuyết trình giỏi, gu thẩm mỹ cao.
Tất cả điều này bạn có thể rèn luyện ngay từ lúc còn đi học như tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm trong trường hay làm trưởng nhóm khi có bài tập lớn được giao.
- Ngoài ra cần có sức khỏe tốt để có để đảm nhận được công việc thường xuyên phải di chuyển đến những địa điểm ở nhiều nơi để khảo sát công trình.
- Có tỉnh tỉ mỉ, nhiệt huyết và sự sáng tạo không ngững trong công việc. Đây là yếu tố tiên quyết giúp bạn có thể đi xa hơn trong nghề này.
4. Mức lương kiến trúc sư mới ra trường
Mức lương kiến trúc sư mới ra trường cũng thuộc trong top cao so với các ngành, lĩnh vực khác hiện nay. Mức lương của kiến trúc sư mới ra trường sẽ có con số khởi điểm từ 7 – 8 triệu/tháng, ngoài ra nếu deal lương tốt thì cũng có thể lên tới chục triệu chưa kể mức hoa hồng và trợ cấp khác.

Sự chênh lệch mức lương cũng dựa trên trình độ, kinh nghiệm, số năm làm việc trong nghề. Do vậy các bạn kiến trúc sư mới ra trường không cần quá lo lắng vì lương của mình thấp mà hãy thể hiện năng lực cũng như những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc để tiến tới những mức lương cao hơn.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành kiến trúc sư. Chúc các bạn kiến trúc sư mới ra trường có thể tìm được công việc ổn định và có mức thu nhập cao với công việc này!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
