Thông Tin Việc Làm Thuyền Viên Lương Tốt Phúc Lợi Hấp Dẫn
Thuyền viên căn cứ theo thông tư số 13 của bộ lao động thương Binh và Xã Hội quy định về thuyên viên là những người làm việc trên tàu biển Việt Nam hoặc được thuê làm việc trên các tàu biển nước ngoài, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và các tiêu chuẩn, thực hiện đúng nhiệm vụ - chức danh được phân theo đúng quy định của pháp luật. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về từng chức danh và các nhiệm vụ của từng vị trí thuyền viên trên tàu biển như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
1. Thông tin khái quát về thuyền viên Việt Nam
Về khái niệm Thuyền viên thì có thể căn cứ theo thông tư số 13 năm 2017 của Bộ lao Động Thương Binh và Xã Hội quy định về việc khai báo thống kê, kiểm tra và báo cáo số lượng vụ tai nạn hàng hải, và về chức danh, nhiệm vụ và chức danh của thuyền viên thì có thể căn cứ theo thông tư số 23 năm 2017 của Bộ Giao Thông Vận Tải theo đó có thể hiểu thuyền viên là:
(1).jpg)
Những người làm việc trên các tàu biển với chức vụ, vị trí và nhiệm vụ khác nhau. Thuyền viên có thể làm việc trên các tàu biển tại Việt Nam hoặc các tàu biển Quốc Tế và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Tùy vào quy mô của các loại tàu biển, lĩnh vực hoạt động của các loại tàu biển mà các thuyền viên sẽ được phân công và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với các chức danh, vị trí của từng người. Vậy thuyền viên bao gồm những vị trí - chức danh nào? Nhiệm vụ của từng vị trí đó là gì? Phần nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi này.
2. Thuyền viên theo bộ luật hàng Việt Nam năm 2015
Theo bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Quốc tịch: Có Quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để làm việc trên tàu biển Việt Nam.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi, trình độ chuyên môn và có chứng chỉ đầy đủ, đạt tiêu chuẩn về sức khỏe.
Về độ tuổi theo quy định đối với thuyền Viên là từ 16 tuổi trở lên, 50 tuổi trở xuống đối với nữ và 60 tuổi trở xuống đối với nam.
Về sức khỏe: Thuyền viên phải được khám sức khỏe theo định kỳ và đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ Y Tế và Bộ Giao thông Vận Tải thống nhất và quy định.
Quy định về bằng và chứng chỉ đối với thuyền viên theo từng chức danh và vị trí làm việc cụ thể bao gồm các loại bằng và chứng chỉ như sau:
(1).jpg)
- Đối với thuyền trưởng và máy trưởng cần phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn vẫn còn thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm. Trong đó các giấy chứng nhận của thuyền trưởng được phân hạng thành ra 4 hạng, máy trưởng được phân ra làm 3 hạng.
- Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản công nhận khả năng của thuyền viên về việc xử lý các vấn đề có liên quan đến phương tiện lao động, môi trường, sơ cứu và phòng chống cháy nổ.
- Đối với thủy thủ, người lái phương tiện và thợ máy cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ - công nhận về khả năng làm việc của các vị trí, chức danh này.
- Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt công nhận khả năng đối với các thuyền viên chuyên chở các loại dầu, hóa chất và khí hóa lỏng, hoặc đối với các phương tiện đi ven biển tốc độ cao loại I và loại II.
Ngoài ra, đối với người lái phương tiện không có động cơ thuộc loại phương tiện thủy nội địa, trọng tải từ 5 đến 15 tấn, công suất đối với máy chính từ 5 cho đến 15 mã lực, có sức chứa từ 5 cho đến 12 người thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau: Tuổi từ 18 trở lên, Có giấy chứng nhận về sức khỏe của cơ quan Y Tế và biết bơi, Đáp ứng đầy đủ điều kiện về chứng chỉ lái phương tiện.
(1).jpg)
- Được phân công nhiệm vụ và làm việc trên tàu biển với các chức danh khác nhau.
- Thuyền viên phải đảm bảo có sổ thuyền viên
- Có hộ chiếu trong trường hợp nếu thuyền viên đó có làm việc trong tuyến Quốc Tế.
3. Các vị trí/chức danh và nhiệm vụ của thuyền viên
Thuyền viên là một từ dùng để chỉ chung những nhân viên làm việc trên tàu biển. Trong thực tế thuyền viên có rất nhiều các chức vụ khác nhau được sắp xếp từ cao đến thấp bao gồm các vị trí như sau:
(1).jpg)
Thuyền trưởng, thuyền phó một, thuyền phó hai, thuyền phó ba, thủy thủ trưởng, Máy trưởng, máy hai, phó hai, phó ba, máy ba, máy tư, thuyền phó hành khách,sĩ quan thông tin vô tuyến, sĩ quan kỹ thuật điện, sĩ quan an ninh tàu biển, sĩ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ, thợ máy chính, thợ máy, thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sĩ hoặc nhân viên Y tế, bếp trưởng cấp dưỡng, thợ máy lạnh, thợ bơm, bếp, phục vụ viên, thủy thủ trưởng, thủy thủ lái, thủy thủ bảo quản.
Các vị trí của thuyền viên và số lượng thuyền viên trên mỗi loại tàu biển có thể thay đổi và phụ thuộc vào chính quy mô của tàu, loại, hạng tàu. Dựa vào mỗi vị trí và chức danh của thuyền viên được liệt kê như trên, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thuyền viên có thể được phân chia cụ thể như sau:
2.1. Nhiệm vụ chính của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có trách nhiệm và đồng thời có nhiệm vụ cao nhất trong số tất cả các thuyền viên trên tàu biển. Không chỉ quản lý kiểm soát các công việc bao quát trên tàu đối với từng bộ phận và các thuyền viên khác trên tàu mà thuyền trưởng còn chịu trách nhiệm về đảm bảo về mặt pháp lý trước, trong và sau quá trình lái tàu.
(1).jpg)
Các công việc cần chuẩn bị trước chuyến đi của thuyền trưởng bao gồm các công việc cần thực hiện như sau:
- Lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo rằng trong quá trình thực hiện các chuyến đi không có bất cứ sai sót nào xảy ra.
- Xem xét trước tình hình và các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến chuyến đi như thời tiết, giao thông đường thủy.
- Kiểm tra và xem xét trước về trình độ chuyên môn của mỗi thuyền viên trên tàu biển.
- Thực hiện các quy trình làm việc theo đúng quy định của công ty và đối với người thuê tàu
- Đảm bảo thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của công ty để đảm bảo an toàn cho tàu.
- Chỉ huy, giám sát và quản lý tàu các thuyền viên trên tàu để đảm bảo an toàn cho tàu và môi trường biển.
2.2. Nhiệm vụ chính và các công việc được giao của thuyền phó nhất
Người có vị trí, vai trò đứng sau thuyền trưởng đó chính là thuyền phó. Thuyền phó được phân chia ra thành hai vị trí đó là thuyền phó nhất và thuyền phó hai. Trong đó thuyền phó nhất sẽ phụ trách các công việc chính như sau:
- Phụ trách và quản lý các công việc chính có liên quan đến tổ Boong bao gồm các công việc chính có liên quan đến việc quản lý các loại máy móc thiết bị, phân công nhiệm vụ cho thuyền viên trong bộ phận để chăm sóc, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị.
- Sửa chữa Boong tàu và báo cáo lại thuyền trưởng theo đúng quy trình làm việc.
(2).jpg)
- Thực hiện kiểm tra lại các chỉ số đo đối với các loại nước dằn, nước cặn và nước ngọt do thủy thủ thực hiện trước đó để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
- Phụ trách các công việc chính về làm hàng trên tàu bao gồm các công việc trong đó như: Lập kế hoạch xếp hàng và báo cáo thuyền trưởng thời điểm khởi hành để được phê duyệt, giám sát - kiểm tra quá trình bốc, dỡ, xếp hàng, đảm bảo tốc độ làm hàng và sự an toàn của thuyền viên và công nhân trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện các công việc sau khi tàu rời cảng như: Báo cáo thuyền trưởng trước khi tàu rời bến về điều kiện tàu, kiểm tra lại số lượng các thuyền viên làm việc trên tàu và số người còn sót lại, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thủy thủ về việc bảo dưỡng các máy móc, thiết bị làm hàng và các công việc cần chuẩn bị khác.
Đó là 2 trong số rất nhiều các vị trí/chức danh của thuyền viên khi làm việc trên tàu biển. Trong đó thuyền trưởng là người đứng đầu và có trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, kiểm soát bao quát các bộ phận trên tàu trong đó có các bộ phận máy, kỹ thuật, bếp, phục vụ,...
Thuyền viên đối với các bộ phận trên tàu có sự làm việc gắn kết và quan hệ mật thiết với nhau. Vậy để biết được chế độ lao động và các quyền lợi của thuyền viên như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung trong phần tiếp theo ngáy sau đây.
4. Chế độ lương và quyền lợi đối với thuyền viên
Chế độ lao động và quyền lợi của các thuyền viên được quy định rõ ràng trong nghị định số 121 của Chính Phủ năm 2014 và căn cứ theo luật hàng hải năm 2006 bao gồm các thông tin như sau:
4.1. Chế độ lương của thuyền viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điều 5 chương II có quy định rõ về chế độ lao động của thuyền viên thực hiện các nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam bao gồm các thông tin như sau:
Thuyền viên sẽ được hưởng các khoản tiền như lương chính, và các khoản phụ cấp bằng các hình thức khác nhau như bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Tiền lương và các khoản phụ cấp của thuyền viên sẽ được kế khai một cách rõ ràng và được thanh toán bởi chủ tàu.
.jpg)
Thuyền viên cũng có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp để nhận các khoản tiền lương và phụ cấp khác.
4.2. Chế độ và thời gian làm việc - nghỉ ngơi của thuyền viên
Thời gian làm việc của thuyền viên được phân chia theo ca. Trong đó các ca làm việc được duy trì trong vòng 24h/ngày và làm việc trong cả các ngày lễ, tết và các ngày nghỉ khác.
Về thời gian nghỉ ngơi được quy định như sau: Thuyền viên sẽ có thời gian nghỉ ngơi là 10/24h và 77h/7 ngày vào khoảng thời gian bất kỳ trong tuần.
Đối với khoảng thời gian nghỉ trong vòng 24 giờ có thể được phân chia thành 2 giai đoạn chính. Trong đó, một trong hai giai đoạn đó phải được kéo dài ít nhất trong vòng 6 giờ, đặc biệt khoảng thời gian nghỉ giữa hai giai đoạn là không quá 14 giờ. Thời gian nghỉ người trong vòng 24 giờ sẽ được tính kể từ khi kết thúc hoặc thời gian bắt đầu của thời gian nghỉ đó.
Thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên được ghi lại và treo tại vị trí dễ nhìn trên tàu, thuyền trưởng là người có trách nhiệm ghi lại thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp lại bản ghi này lại cho thuyền viên.
.jpg)
Thuyền viên cũng sẽ được nghỉ trong các ngày lễ, tết,...và được hưởng lương theo đúng quy định. Mỗi tháng số ngày nghỉ của thuyền viên được tính là 2,5 ngày/tháng. Đối với mỗi ngày nghỉ lễ, tế và nghỉ riêng khác không được hưởng lương thì cũng sẽ không được tính vào ngày nghỉ hằng năm. Thuyền viên sẽ được nghỉ hằng năm theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với mỗi vị trí/chức danh khác nhau sẽ có các nhiệm vụ và trách nhiệm làm việc khác nhau. Chính vì vậy, mức lương đối với từng vị trí/chức danh của thuyền viên là không giống nhau.
Biển mênh mông, sóng bập bùng, đang chờ đợi bạn, nếu muốn trở thành bất kỳ một vị trí/chức danh nào thì còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt đầu luyện tập sức khỏe và các kỹ năng và đặc biệt là kiến thức ngay từ hôm nay bạn nhé. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được phần này về công việc của thuyền viên và một số vị trí chức danh trong đó.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
