MÔ TẢ CÔNG VIỆC
1. TÌM KIẾM, THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH MỞ MỚI
- Quy hoạch điểm mở mới cửa hàng VinMart+ theo từng địa bàn, khu vực.
- Quy hoạch điểm (mapping point) theo số lượng và phân vùng mở mới chi tiết.
- Xây dựng khung giá thuê.
- Phân tích, xây dựng kế hoạch triển khai các nguồn cung cấp thông tin, địa điểm phục vụ cho
tìm kiếm mặt bằng.
- Chỉ đạo, quản lý, tham gia tìm kiếm và trực tiếp đàm phán thuê mặt bằng.
- Đại diện Công ty ký kết hợp đồng thuê.
- Kiểm soát việc quản lý dữ liệu, tài liệu liên quan đến thuê mặt bằng với tất cả các bên cho
thuê
- Phân công phối hợp thực hiện bàn giao mặt bằng với Công ty xây dựng Vincom, Set-up và bên
cho thuê để tiến hành sửa chữa, xây dựng, lên kế hoạch khai trương cửa hàng.
- Chỉ đạo kiểm soát các hợp đồng thuê mới.
- Tổng hợp, rà soát, phát hiện, phòng ngừa các yếu tố rủi ro liên quan đến hợp đồng thuê.
2. QUẢN LÝ VIỆC THUÊ MẶT BẰNG CỦA CÁC CỬA HÀNG ĐANG HOẠT ĐỘNG
- Xây dựng kế hoạch chủ động tiếp xúc với tất cả các bên cho thuê, nhằm giữ quan hệ tốt và
đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện phối hợp giữa VinMart+ và bên cho thuê.
- Giải quyết, phê duyệt các phát sinh của hợp đồng thuê: điều chỉnh giá thuê, thay đổi diện tích
thuê, chuyển đồi chủ sở hữu mặt bằng thuê, các phát sinh khác.
3. ĐÓNG CỬA HÀNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG HIỆU QUẢ
- Cùng khối Vận hành và Phòng Set-up tham gia kiểm soát/thẩm định các cửa hàng đề xuất
đóng cửa.
- Thẩm định các kế hoạch đóng cửa hàng trước khi khối Vận hành trình Ban lãnh đạo phê
duyệt.
- Chỉ đạo phân tích các điều khoản hợp đồng, đưa ra các số liệu liên quan đến chấm dứt mặt
bằng và phối hợp với khối Vận hành trình BLĐ phê duyệt.
- Chỉ đạo hướng giải quyết, số liệu liên quan đến chấm dứt hợp đồng thuê dựa trên nội dung
hợp đồng, gồm: tiền cọc, tiền thuê, di dời, hoàn trả mặt bằng, thanh lý hợp đồng,…
4. QUẢN LÝ NHÂN SỰ
- Nghiên cứu năng suất, hiệu quả của cán bộ nhân viên (“CBNV”) dưới quyền; từ đó đề xuất
điều chỉnh sơ đồ tổ chức, định biên, chính sách nhân sự tối ưu cho bộ phận mình lãnh đạo; đảm
bảo bộ máy và chất lượng nhân sự tinh gọn, đơn giản, hiệu quả, dễ sử dụng.
- Cung ứng ( tuyển dụng và bổ nhiệm) CBNV dưới quyền đối với các chức danh thuộc phạm vi
mình quản lý nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo định biên đã được phê duyệt.
- Đào tạo cho CBNV dưới quyền và tham gia hoạt động giảng dạy chuyên môn cho cán bộ nhân
viên của Công ty; đảm bảo việc đào tạo theo đúng kế hoạch đã phê duyệt với chất lượng tốt và
CBNV hiểu, thực hiện văn hoá, phong cách làm việc của Tập đoàn, hoàn thành tốt công việc của
mình.
- Hỗ trợ và kiểm soát lộ trình phát triển nghề nghiệp của các cán bộ nhân viên dưới quyền theo
đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức đánh giá và xếp bậc đẩy đủ, chính xác CBNV dưới quyền, đảm bảo phản ánh đúng,
đủ những đóng góp và giá trị thực tế đối với hệ thống.
- Truyền lửa và dẫn dắt toàn quân cùng xây dựng môi trường làm việc văn minh, văn hóa cao
theo bộ tiêu chí Môi trường làm việc của Tập đoàn.
5. QUẢN LÝ HỆ THỐNG QUY ĐỊNH, QUY CHẾ
- Thường xuyên nghiên cứu để nắm rõ các quy định, quy chế (QĐQC), mô tả công việc (MTCV);
đào tạo, hỗ trợ và kiểm soát CBNV dưới quyền làm đúng QĐQC.
- 3 tháng 1 lần rà soát hệ thống QĐQC, tiêu chuẩn, chính sách do bộ phận xây dựng và MTCV
của các chức danh thuộc bộ phận quản lý; điều chỉnh và đề xuất điều chỉnh, cập nhật theo thẩm
quyền, đảm bảo tuân thủ theo cấu trúc đã quy định, có đầy đủ các văn bản với nội dung ngắn gọn,
đơn giản, hữu dụng.
- 6 tháng 1 lần tổ chức hội thảo của các CBLĐ để nghiên cứu đề xuất các điều chỉnh, cập nhật
về chính sách, QĐQC, tiêu chuẩn. Các chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lòng dân, phát huy tốt
hiệu quả, đảm bảo tốc độ chất lượng công việc và tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa cao.
6. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
- Tổ chức, triển khai, kiểm soát, đánh giá và thanh tra việc lập, thực hiện ngân sách; đảm bảo
các đề xuất về ngân sách hợp lý, hiệu quả và được thực hiện đúng hoặc tốt hơn.
- Quản lý tài sản trong phạm vi phụ trách, đảm bảo tuân thủ theo các quy định quản lý tài sản
do Tập đoàn/Công ty ban hành:
7. QUẢN LÝ TUÂN THỦ PHÁP CHẾ
- Tự trang bị kiến thức cơ bản về pháp lý, chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề trong phạm vi
thẩm quyền theo quy định của Tập đoàn, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tổ chức, triển khai, hỗ trợ, kiểm soát, đánh giá và thanh tra các công việc để đảm bảo tính
pháp lý chặt chẽ.
8. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
- Tổ chức hệ thống thanh tra kiểm soát chất lượng trong bộ phận mình quản lý, phân công việc
thanh tra - kiểm soát cho các cán bộ lãnh đạo và nhân viên dưới quyền.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức việc thanh tra chuyên sâu/toàn diện đối với các hoạt động
trong phạm vi quản lý của bộ phận, đảm bảo không có những vi phạm; lớn/nghiêm trọng, mang
tính hệ thống, lặp lại kéo dài, hoặc đã xảy ra từ lâu mà không được phát hiện khắc phục.
- Thẩm định và phê duyệt đề xuất các quyết định khen thưởng - kỷ luật theo thẩm quyền.
- Định kỳ tổ chức việc đánh giá công tác thanh tra để kịp thời có các điều chỉnh/ chấn chỉnh,
đảm bảo chất lượng công tác thanh tra được nâng lên theo thời gian.
9. QUẢN TRỊ RỦI RO
- Nhận diện và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong công việc của mình, nhằm có
phòng ngừa, xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
- Kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy
chữa cháy và an toàn tài sản của bộ phận quản lý.
Chia sẻ
Bình luận