1. Khảo sát lập biện pháp tổ chức thi công tổng thể:
- Điều hành công tác thi công và quản lý thi công.
- Đọc hồ sơ thiết kế, khảo sát hiện trường, lên phương án thi công toàn bộ công việc được giao.
- Kiểm soát các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất thi công ( Thiết bị Ca máy Vật tư trên công trình).
- Báo cáo cấp trên và phối hợp với các phòng ban về công tác Thanh, Quyết toán với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.
- Làm rõ công tác Phát sinh, điều chỉnh phạm vi công việc ở hiện trường với các Phòng ban Của chi nhánh, Tư Vấn Giám sát.
- Quản lý và triển khai thực hiện tốt các quy trình về truyền thông và thông tin dự án.
- Tổ chức bộ máy BCHCT.
2.Lập kế hoạch, tiến độ công việc cụ thể, quản lý
- Phát hiện và báo cáo kịp thời đến Phó giám đốc phụ trách những sai sót, những sự cố, những thay đổi có ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và chi phí trong quá trình thực hiện dự án.
3. Kiểm soát và lập báo cáo tiêu hao hiệu quả:
- Chịu trách nhiệm chất lượng công trình theo đúng quy định của công ty
- Lập báo cáo khối lượng, báo cáo tiêu hao tổng thể công trình
4. Duy trì và phát triển công tác đối nội, đối ngoại xuyên suốt sự án:
- Công tác đối ngoại, đối nội.
- Đại diện Công ty liên hệ và làm việc với các cơ quan liên quan tới hoạt động sản xuất của Công ty.
5. Quản lý nhân sự:
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế Công ty ban hành.
- Tham gia góp ý cho các chính sách nhân sự công ty.
- Đề xuất cơ cấu tổ chức của công trường.
- Đề xuất kế hoạch điều chỉnh nhân sự: tuyển dụng, luân chuyển, …
- Quản lý, theo dõi và đánh giá việc thực hiện công việc của CBNV dưới quyền.
- Đề xuất lương, khen thưởng hoặc kỷ luật CBNV dưới quyền trực tiếp.
- Chịu trách nhiệm về vấn đề sai phạm của công nhân viên.
Chia sẻ
Bình luận