.1. Công việc lập Lệnh sản xuất và theo dõi Tiến độ sản xuất:
- Tiếp nhận nhu cầu và đề xuất của Phòng Kinh doanh đồng thời lập Kế hoạch
xuất hàng, Kế hoạch sản xuất, Lệnh sản xuất trình cấp trên quản lý trực tiếp hoặc
người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện.
- Thường xuyên nắm bắt năng lực sản xuất, tình hình sản xuất của Nhà máy, phối
hợp, nhắc nhở, đốc thúc và thông báo cho các bộ phận, phòng ban liên quan nắm
bắt, phối hợp và thực hiện.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, vật tư tiêu hao,
công cụ, dụng cụ làm việc theo tiêu chí: ĐÚNG NHU CẦU / ĐÚNG SẢN PHẨM
/ ĐÚNG SỐ LƯỢNG / ĐÚNG GIÁ / ĐÚNG THỜI ĐIỂM CẦN THIẾT để
chuyển cho cá nhân, bộ phận chuyên trách thực hiện kịp thời.
- Cập nhật tiến độ nhập hàng hóa, vật tư, nguyên liệu và tiến độ sản xuất, tình hình
sản xuất thông báo cho các bộ phận, phòng ban liên quan nắm bắt, phối hợp và
thực hiện.
3.2. Công việc Kiểm soát nhập, xuất kho:
- Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện các
nghiệp vụ Nhập/ Xuất kho theo đúng quy trình nghiệp vụ và quy định của công ty.
- Trực tiếp lập phiếu nhập, phiếu xuất kho thành phẩm, hàng hóa, vật tư, nguyên liệu
theo đúng quy trình nghiệp vụ và quy định của công ty.
- Lập biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu vật tư hàng hóa nhập xuất kho theo
đúng quy trình nghiệp vụ và quy định của công ty.
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ nhập, xuất
kho: nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy.
- Phối kết hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan cùng với bên bên giao, bên nhận.
tiến hành kiểm tra, xác nhận số lượng, tiêu chuẩn, chất lượng trước khi cho xuất, nhập
hàng hóa, vật tư, nguyên liệu
- Xác nhận chất lượng, kết quả kiểm đếm và thực hiện việc giao nhận, luân chuyển
hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo đúng quy trình nghiệp vụ.
- Giải quyết các vấn đề sai sót về chất lượng và số lượng trong quá trình mua hàng
với nhà cung cấp (nếu có)
- Thường xuyên: kiểm tra công việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa vật tư trong kho được
sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra công tác nhập, xuất kho, ghi chép thẻ kho có tuân thủ
các quy định và quy trình nghiệp vụ và quy định của công ty hay không,
- Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối
thiểu.
- Thiết lập và thực hiện đúng các quy trình liên quan đến việc quản lý, kiểm soát xuất,
nhập kho theo đúng trình nghiệp vụ và quy định của công ty.
- Cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời cho các bộ phận phòng ban nghiệp vụ
liên quan để phục vụ công tác lập KHSX và cung ứng vật tư.
- Lập báo cáo nhập, xuất, tồn cuối (ngày, tháng, năm) hoặc nộp chứng từ và lập báo
cáo theo quy định theo yêu cầu của các bộ phân có thẩm quyền (liên quan)
- Lập biên bản, tờ trình đề xuất xử lý khi có những tồn tại trong kiểm kê như: Chênh
giữa sổ sách và thực tế, chất lượng vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa không
đảm bảo, hàng chậm lưu chuyển…
3.3. Công việc Kiểm soát tồn kho:
-Thường xuyên theo dõi lượng nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng
hóa ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ thống kịp thời báo cáo, đề xuất, lập kế
hoạch thu mua, sản xuất, dự trữ trong kho luôn đảm bảo mức tối thiểu và tối đa theo
quy định.
- Thường xuyên cập nhật và theo dõi số lượng thành phẩm, hàng hóa, vật tư, nguyên
liệu tồn kho tối thiểu hàng ngày và luôn đảm bảo tất cả các loại thành phẩm, hàng
hóa, vật tư, nguyên liệu phải có số lượng tồn kho tối thiểu đầy đủ, chính xác để đáp
ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.
- Trường hợp số lượng thành phẩm, hàng hóa, vật tư, nguyên liệu xuất/nhập biến
động hoặc có sự thay đổi so với định mức đã dự kiến thì phải lập báo cáo với cấp trên
quản lý trực tiếp hoặc người có thẩm quyền kiến nghị thay đổi định mức tồn kho tối
thiểu cho phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của ty .
- Lập Đề xuất hoặc mua hàng hóa, vật tư, nguyên liệu trình các phòng ban, bộ phận có
thẩm quyền phê duyệt ngay khi thành phẩm, hàng hóa, vật tư, nguyên liệu có số
lượng tồn kho ở mức tối thiểu theo quy định.
3.4. Công việc Kế toán Mua hàng, TSCĐ và CCDC:
- Theo dõi công nợ phải trả của từng Nhà cung cấp, lập báo cáo chi tiết mua hàng
và các khoản phải trả.
- Theo dõi hàng hoá, nguyên vật liệu mua về, công nợ với nhà cung cấp, chuyển số
liệu và chứng từ liên quan chuyển cho Kế toán thanh toán và Kế toán tổng hợp.
- Kiểm tra các loại chi phí và phân bổ chi phí theo các khoản mục của công ty.
- Theo dõi và kiểm soát các định mức về chi phí trong công ty.
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức và những quy định đã
ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng
để kiểm soát việc thất thoát và lãng phí vật tư .
- Giám sát việc sử dụng, quản lý chi phí, nguyên vật liệu , hàng hóa, tài sản, nguồn
vốn của Công ty, thường xuyên rà soát, đối chiếu và kiểm kê các nghiệp vụ số liệu
kế toán phát sinh.
- Phối kết hợp với bộ phận Mua hàng, Kế toán thanh toán giám sát, kiểm tra, lập
Bảng đối chiếu công nợ phải trả của từng Nhà cung cấp luân chuyển cho Kế toán
tổng hợp để cùng xác nhận và chuyển cho Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng kiểm
soát và thông qua trước khi xác nhận công nợ với Nhà cung cấp theo đúng quy
trình nghiệp vụ Kế toán và quy định của công ty.
- Tiếp nhận, khai báo thẻ, mở sổ theo dõi, quản lý TSCĐ và CCDC.
- Kiểm soát công tác: Sử dụng, bảo quản TSCĐ, CCDC và khấu hao TSCĐ, CCDC.
3.5. Công việc phối kết hợp:
- Cuối mỗi ngày, mỗi tuần, cuối tháng bắt buộc phải đối soát và chốt số liệu nhập,
xuất, tồn kho giữa Thủ kho, Nhà máy và phòng Kế toán
- Tổ chức và phối kết hợp với Nhà máy cùng các bộ phận có thẩm quyền (liên quan)
kiểm kê toàn bộ vật tư, nguyên liệu, thành phẩm hàng hóa, TSCĐ, CCDC, nguyên
liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm giữa tồn kho thực tế so với sổ sách theo kế hoạch
định kỳ hoặc đột xuất tại tất cả các kho của Nhà máy (tối thiểu mỗi tháng một lần).
- Phối hợp với Kế toán tổng hợp tính định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu
hao TSCĐ, CCDC..
- Phối hợp với Kế toán tổng hợp tính giá thành sản xuất , giá vốn hàng tồn kho, hàng
nhập khẩu.
- Thực hiện chế độ lập kế hoạch và báo cáo công việc định kỳ với Cấp trên quản lý
trực tiếp hoặc người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;
- Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và Cấp trên quản lý
trực tiếp hoặc người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Chia sẻ
Bình luận