Tin Tuyển Dụng Việc Làm Tại Huyện Thạch Thành Thanh Hóa
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Thạch Thành là một huyện thuộc khu vực phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trải dài bên sườn Tây Nam của dãy núi Tam Điệp. Với diện tích khá lớn (hơn 559 km2), dân số là hơn 143.000 người, điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Thạch Thành đã và đang được đánh giá là có tiềm năng lớn để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, giải quyết được nhiều vấn đề trong đời sống kinh tế - xã hội, tạo nên một huyện Thạch Thành hiện đại, văn minh.
1. Giới thiệu chung về huyện Thạch Thành – Thanh Hóa
Được thành lập từ thời Minh Mệnh 16 (năm 1835), huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa đã phải trải qua rất nhiều thay đổi, chia tách, sáp nhập rồi lại chia tách. Cho đến năm 1982, huyện mới chính thức được xác định và hoạt động là một huyện độc lập.
Hiện tại, huyện có tất cả là 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn là Kim Tân (huyện lỵ), Vân Du cùng với 23 xã khác là Thạch Bình, Thạch Cầm, Ngọc Trạo, Thạch Định, Thạch Lâm, Thạch Đồng, Thạch Long, Thạch Sơn, Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thành Công, Thành Hưng, Thành An, Thành Long, Thành Mỹ, Thành Minh, Thành Tâm, Thành Thọ, Thành Tân, Thành Trực, Thành Tiến, Thành Yên và Thành Vinh.

Nằm ở tọa độ 20°7′50″B 105°39′57″Đ, huyện Thạch Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi, mang nhiều tiềm năng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Nho Quan (Ninh Bình)
- Phía Tây Bắc giáp với huyện Bá Thước và huyện Lạc Sơn (Hòa Bình)
- Phía Đông Bắc giáp với thành phố Tam Điệp (Ninh Bình)
- Phía Nam giáp với huyện Vĩnh Lộc
- Phía Tây giáp với huyện Cẩm Thủy
- Phía Đông giáp với huyện Hà Trung
2. Tình hình phát triển kinh tế và cơ hội việc làm tại huyện Thạch Thành
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Thạch Thành có nhiều bước tiến mới, tạo nên sự đột phá cho huyện cũng như tổng thể nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, từ một huyện khá nghèo và thuần nông với cơ cấu kinh tế giai đoạn trước đây chủ yếu là nông nghiệp (chiếm khoảng hơn 90%), còn lại các ngành công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (gần 10%) thì đến nay huyện đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cân bằng mức độ phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực, giúp thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng mạnh.

2.1. Số lượng các doanh nghiệp tại huyện Thành Thạch ngày càng tăng lên
Điều nổi bật nhất trong sự chuyển dịch và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hiện đại tại huyện Thạch Thành trong nhiều năm trở lại đây đó là tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt doanh nghiệp ra đời với các quy mô lớn nhỏ khác nhau trên địa bàn các thị trấn và xã.
Nếu như trước đây, khi nông nghiệp chiếm ưu thế và chủ yếu chỉ các các hợp tác xã, nông trại thì đến nay, huyện đã có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động với đa dạng các lĩnh vực. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên không ngừng nghỉ và đến thời điểm hiện tại đã thống kê được khoảng hơn 830 tổ chức, doanh nghiệp có trên địa bàn của huyện.
Hiện nay, huyện chủ yếu phát triển các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh – buôn bán, vận tải, thương mại – dịch vụ và tập trung ở một số khu vực nổi bật như sau:
- Thị trấn Kim Tân tập trung nhiều doanh nghiệp nhất huyện, có khoảng 343 doanh nghiệp phát triển mạnh về mảng kinh doanh các mặt hàng phục vụ đời sống con người, xây dựng, vận tải.
.jpg)
+ Công ty TNHH Dịch vụ Thùy Vinh (thôn 1, Tân Sơn, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH TM Quốc Cường (khu 5, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Tùng (khu phố 1, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Khai thác Khoáng sản Phú Hùng (khu 5, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ MIKITA (số 257, khu 5, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty Cổ phần ĐT và PT Thành Công ( số 114, khu 1, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Thương mại – Thủy sản Thuận Thành (số 431, khu 6, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa),...
- Xã Thành Kim có khoảng hơn 50 doanh nghiệp tập trung ở các lĩnh vực xây dựng, kinh doanh dịch vụ, thương mại, khu vui chơi giải trí,...

+ Công ty TNHH Dịch vụ Giải trí thể thao THQ (thôn 1 Liên Sơn, xã Thành Kim,, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Thương mại – Tổ chức sự kiện Lê Minh HLC (thôn 1 Tân Sơn, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Võ cổ truyền Việt Nam Phi Hồ Hoàng Giang (thôn Liên Sơn, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH DV TM Anh Quân (thôn Chợ, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa.
+ Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Hưng Hà P.T (thôn 1, Tân Sơn, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty Cổ phần Khoáng sản Trọng Tín (thôn 1, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa),...
- Thị trấn Vân Du có khoảng 45 doanh nghiệp phát triển các ngành về vận tải, sản xuất gỗ, kinh doanh thiết bị, linh kiện điện tử,...
+ Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Nam Thúy (số 725 khu phố Long Vân, thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH QĐ Ngọc Bảo Sơn (khu phố 4, thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại Duy Hảo (khu phố Cát, thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Dịch vụ Linh Dương T.T (khu phố Long Vân, thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa).
+ Công ty TNHH Nông sản Hưng Hảo T.T (khu 4, thị trấn Vân Du, Thạch Thành, Thanh Hóa),...
- Các xã còn lại có số lượng doanh nghiệp không nhiều, phân bố rải rác từ 10 – 30 doanh nghiệp/địa bàn xã và chủ yếu phát triển một số mô hình kinh doanh quy mô nhỏ lẻ.
2.2. Vấn đề việc làm cho người lao động được giải quyết

Huyện Thạch Thành với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào về cả kinh tế, xã hội và đời sống cho người lao động.
Cụ thể, sau khi thực hiện các chính sách về đầu tư, đẩy mạnh kinh tế, hỗ trợ cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn các thị trấn, các xã thì đến nay, huyện đã giải quyết được khá nhiều vấn đề tồn đọng từ giai đoạn trước. Sô hộ nghèo đã ngày càng giảm dần (giảm khoảng 3%/năm), giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho hơn 3000 người lao động ở các khu vực trong huyện, hàng loạt các trường học, cơ sở đào tạo được mở ra để nâng cao hơn nữa về chất lượng người lao động trong huyện, phấn đấu trở thành một khu vực có đời sống dân trí cao, phát triển kinh tế hiện đại, theo kịp bước tiến của các huyện khác trong tỉnh Thanh Hóa cũng như các tỉnh thành khác.
3. Danh sách các ngành nghề phát triển tại huyện Thạch Thành – Thanh Hóa
3.1. Huyện Thạch Thành – điểm du lịch hấp dẫn
Thạch Thành được biết đến là một điểm hẹn văn hóa và du lịch khá hấp dẫn, thu hút được đông đảo khách tham quan cả trong và ngoài nước. Nơi đây nổi tiếng với các di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo như là các thác nước chảy dài, hang động đá vôi, di tích khảo cổ, các di sản văn hóa nhân văn vật thể và phi vật thể,....
- Thác Mây, thác Voi, thác Đẹn, hồ Đông Sung, hồ Vũng Sú, hồ Bỉnh Công, suối nước nóng Vó Ấm, hang Mang Chiêng, hang Lai, hang Diêm, mái đá Mộc Long,...
- Huyện có khoảng 46 di tích và các địa điểm di tích văn hóa – lịch sử, trong đó có 14 di tích đã được xếp hạng như là di chỉ khảo cổ học Con Moong, khu di tích chiến khu Ngọc Trạo, di tích thắng cảnh Phố Cát,...

- Huyện Thạch Thành còn có hệ thống văn hóa phi vật thể đa dạng, mang sắc thái văn hóa riêng của 2 dân tộc là Kinh và Mường với hơn 78 di sản đã được kiểm kê như là lễ hội đền Phố Cát, lễ xóa tội vong nhân, lễ hội đình Mường Đòn, lễ hội đình Tam Thánh, lễ mừng cơm mới,...
Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp du lịch cũng được thành lập, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hay đi lại của du khách như là:
- Công ty TNHH Thương mại – Du lịch Quốc tế Hương Lúa (văn phòng đại diện – thôn 1, Tân Sơn, xã Thành Kim, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Quốc tế Cường Linh (số 56 khu 1, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty Cổ phần Du lịch Thác Mây (thôn Đăng, xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa),...
3.2. Ngành vận tải có điều kiện phát triển mạnh mẽ
Huyện Thạch Thành trong giai đoạn gần đây đẩy mạnh các hoạt động vận tải, giao nhận – vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt là khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao, các hình thức mua bán thương mại điện tử phát triển thì ngành vận tải lại càng có cơ hội bứt phá.

Số lượng các doanh nghiệp phát triển ở lĩnh vực này cũng ngày một tăng lên. Trước đây, rất ít tổ chức làm về dịch vụ vận tải trên địa bàn huyện Thạch Thành mà chủ yếu người dân đều vận dụng tối đa các công cụ, sức lao động của gia đình mình cho hoạt động kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn huyện đã có đến hơn 20 doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ vận tải – giao nhận, đáp ứng tối đa nhu cầu của con người cũng như các doanh nghiệp khác trong quá trình phát triển. Nổi bật trong đó phải kể đến như là:
- Công ty TNHH MTV Vận tải Tuấn Vinh (thôn Phú Sơn, thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty TNHH TM&DV Vận tải Thành Công (thôn Bông Bụt, xã Thành Công, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty TNHH Vận tải MTV Thanh Tùng (thôn Tân Thịnh, xã Thành Tâm, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty TNHH Xây dựng – Vận tải Hoàng Thanh Trường (thôn Cốc, xã Thành Minh, Thạch Thành, Thanh Hóa).
- Công ty TNHH Thương mại Vận tải Nguyên Phát (thôn Hoàng Thành, xã Thành Hưng, Thạch Thành, Thanh Hóa),...
3.3. Ngành sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao

Sản xuất nông nghiệp tại huyện Thạch Thành – Thanh Hóa đang ngày càng được đẩy mạnh. Theo thống kê nửa đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm thủy sản của huyện đạt hơn 9,8%, giá trị sản xuất đạt hơn 1 ha trồng trọt, chăn nuôi tăng từ khoảng 89 triệu đồng lên đến gần 100 triệu đồng/ha.
Nổi bật nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ và giống lúa thì huyện đã tiến hành triển khai thêm mô hình gồm có 30 cánh đồng lớn mỗi năm, đưa thêm nhiều giống lúa có năng suất và chất lượng cao hơn vào sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích trồng trọt đã lên đến hơn 2500 ha, năng suất lúa bình quân đạt hơn 53,4 tạ/ha, tăng gần 9 tạ/ha so với thời kỳ trước.
Trên đây là trọn bộ những thông tin về vấn đề việc làm tại huyện Thạch Thành – Thanh Hóa dành cho bạn đọc quan tâm. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích, cơ sở để các bạn có thể lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất trong tương lai.
- Rút gọn