Việc làm cộng tác viên truyền hình
Truyền hình có lẽ là một lĩnh vực mà rất nhiều ứng viên mong muốn được trải nghiệm bởi sức hấp dẫn của nó khá lớn. Tuy nhiên, trước khi có thể tự tin để ứng tuyển với những vị trí hấp dẫn thì việc làm cộng tác viên truyền hình sẽ là một sự tiếp xúc làm quen rất thích hợp dành cho các bạn sinh viên có niềm đam mê với mảng này.
.jpg)
Vậy, việc làm cộng tác viên truyền hình sẽ thực hiện những công việc gì? Cơ hội nào mở ra cho các ứng viên khi ứng tuyển việc làm này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu rõ hơn về việc làm cộng tác viên truyền hình
Việc làm cộng tác viên truyền hình, hiểu một cách đơn giản chính là việc mà bạn sẽ thực hiện các công việc hỗ trợ ở một mảng nào đó tại các đài truyền hình hay các đơn vị truyền hình cụ thể. Việc này tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của bạn để có thể thực hiện được việc làm cộng tác viên truyền hình. Có thể kể đến như cộng tác viên truyền hình mảng truyền thông, mảng nội dung, hay mảng quay phim, hình ảnh,....
Với việc làm cộng tác viên truyền hình, bạn cũng sẽ làm việc tại đài truyền hình như những nhân viên bình thường khác, hoặc cũng có thể làm tại nhà với những mảng có thể trao đổi trực tuyến và việc làm này sẽ không yêu cầu thời gian cụ thể mà tùy thuộc vào việc thỏa thuận giữa 2 bên cũng như thời gian thích hợp của bạn.
.jpg)
Hiện nay, truyền hình được xem là một lĩnh vực năng động và được rất nhiều ứng viên mong muốn theo đuổi. Bởi đây sẽ là lĩnh vực mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên, khi các bạn có thể hoàn toàn lấn sân sang những lĩnh vực nghệ thuật nếu như có tố chất và được phát hiện. Hơn hết, việc làm cộng tác viên truyền hình sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về lĩnh vực mình định theo đuổi, tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để có thể nắm bắt các cơ hội lớn trong tương lai.
Việc làm cộng tác viên truyền hình được xem như một nền tảng để phát triển trong lĩnh vực truyền hình cũng như một cơ hội việc làm đem lại các kiến thức hữu ích đồng thời là một nguồn thu nhập khá tốt.
2. Mô tả công việc cộng tác viên truyền hình chi tiết
Vậy, nếu trở thành cộng tác viên truyền hình thì sẽ thực hiện những công việc gì? Thực tế, việc làm cộng tác viên truyền hình sẽ phụ thuộc vào mảng mà bạn đăng ký làm cộng tác viên để có thể có những công việc chi tiết, cụ thể nhất. Tuy nhiên, nhìn chung thì những công việc của việc làm cộng tác viên truyền hình có thể kể đến như:
.jpg)
- Thực hiện công việc lên ý tưởng kịch bản, ý tưởng chương trình
Trở thành cộng tác viên truyền hình, công việc của bạn chính là đóng góp các ý tưởng xây dựng một chương trình hay ý tưởng cho kịch bản của chương trình sẽ được lên sóng trong thời gian tới. Thực tế cộng tác viên được xem như một làn gió mới để mang lại những sự mới mẻ trong các chương trình truyền hình.
- Xây dựng các ý tưởng để quảng cáo trên các kênh truyền thông
Đây cũng là một trong những công việc của cộng tác viên truyền hình. Việc quảng cáo các chương trình sự kiện nhằm mục đích có nhiều người biết đến chương trình cũng như gia tăng sự chú ý và tương tác với công chúng.
- Thực hiện việc tham gia vào nghiên cứu khán giả của kênh truyền hình
Nghiên cứu đối tượng công chúng, khán giả tiềm năng của kênh là việc rất quan trọng. Bởi thông qua đó, có thể xác định cũng như biết được nội dung chương trình ra sao sẽ có thể hấp dẫn và thu hút được khán giả một cách tích cực nhất.
- Làm việc cùng với các khách mời
Truyền hình là lĩnh vực mà các khách mời là các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực, các KOLs được nhiều bạn trẻ yêu thích,... Vì vậy, việc đón tiếp, hỗ trợ, hay liên hệ để mời họ tham gia chương trình cũng là một trong những công việc của cộng tác viên truyền hình.
.jpg)
- Đảm nhận việc ghi hình các chương trình truyền hình hay các clip hậu trường
Đôi khi, với những cộng tác viên tiềm năng thì bạn sẽ có thể là người dẫn dắt một chương trình và trở thành người truyền tải, đồng hành với khán giả xuyên suốt thời gian phát sóng. Hoặc bạn cũng sẽ là người hỗ trợ để thực hiện việc quảng cáo chương trình qua các phóng sự hậu trường mà mình có được.
- Hỗ trợ ekip chương trình trong các công việc cần thực hiện
Với vai trò cộng tác viên truyền hình, bạn cũng được coi là một phần của ekip. Do vậy, hỗ trợ nhau trong công việc là rất cần thiết để có thể tạo dựng được những chương trình hấp dẫn nhất. Đặc biệt, truyền hình là một lĩnh vực mà các công việc là một chuỗi gồm nhiều giai đoạn và công việc khác nhau.
Đây là những công việc cơ bản của cộng tác viên truyền hình, ngoài ra, cộng tác viên truyền hình sẽ phải đảm nhận những công việc khác dựa trên yêu cầu từ cấp trên.
3. Việc làm cộng tác viên truyền hình có yêu cầu công việc ra sao?
Trở thành một cộng tác viên truyền hình thì sẽ phải đáp ứng những yêu cầu công việc gì? Đây có lẽ là điều mà rất nhiều bạn ứng viên muốn biết để kiểm tra năng lực của mình có thực sự đáp ứng được hay không.
.jpg)
Với việc làm này, những yêu cầu mà các bạn cần đáp ứng có thể kể đến như:
- Là sinh viên năm 3 trở lên và có niềm yêu thích với lĩnh vực truyền hình
Cho dù bạn không học chuyên ngành liên quan nhưng với vị trí cộng tác viên bạn vẫn có thể tự tin ứng tuyển nếu như có niềm đam mê và sự yêu thích với lĩnh vực này.
- Sở hữu tư duy logic, sáng tạo và những góc nhìn mới mẻ
Truyền hình là lĩnh vực đòi hỏi một sự đổi mới và vận động đi lên không ngừng nghỉ. Do vậy, với những bạn có tư duy mới mẻ, khác biệt sẽ là những làn gió mới cho lĩnh vực truyền hình trở nên phong phú và đa dạng hơn.
- Có kinh nghiệm trong truyền thông hay biên tập nội dung
Đây là những mảng chính và khá quan trọng trong truyền hình. Vì vậy, có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thể tăng được điểm nhấn cho mình trong quá trình ứng tuyển.
- Có thể thực hiện việc nghiên cứu một cách độc lập đạt hiệu quả cao
.jpg)
Cộng tác viên truyền hình không phải lúc nào cũng cần có mặt tại đài truyền hình hay địa điểm ghi hình. Vì thế, khả năng có thể nghiên cứu một cách độc lập giúp bạn có thể hoàn thành được công việc của mình một cách tốt nhất cho dù chỉ có một mình.
- Có kỹ năng làm việc nhóm
Truyền hình là công việc của cả một ekip, một nhóm người. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu quan trọng mà ứng viên cần thỏa mãn.
- Có khả năng về ngoại ngữ sẽ là những điểm cộng sáng giá.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
Với lĩnh vực truyền hình thì để có thể tạo ra một chương trình hoàn hảo nhất thì việc gặp áp lực là điều rất dễ hiểu. Vì vậy, việc có thể làm việc trong một áp lực cao sẽ là điều mà ứng viên cần xác định cho mình.
Đó là những yêu cầu cơ bản của việc làm cộng tác viên truyền hình. Thực tế thì tùy thuộc vào từng mảng mà bạn mong muốn làm việc thì sẽ có những yêu cầu cụ thể hơn.
4. Quyền lợi đến từ việc làm cộng tác viên truyền hình
Quyền lợi đầu tiên mà các bạn có thể nhận được với việc làm cộng tác viên truyền hình chính là cơ hội được làm việc trong một môi trường năng động, trẻ trung và hiện đại.
.jpg)
Thực tế thì không phải ai cũng có cơ hội được làm việc trong lĩnh vực này. Vì thế, đây sẽ là cơ hội để bạn có những trải nghiệm bổ ích nhất với bản thân.
Thứ hai đó chính là được làm việc với một ekip chuyên nghiệp. Có thể kể đến như MC, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, các trợ lý,.... Điều này sẽ giúp bạn có thể được làm quen với cách làm việc trong môi trường truyền hình.
Thứ ba đó là cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng với các chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực cụ thể và các KOLs nổi tiếng.
Thứ tư đó là cơ hội để khai phá bản thân, giúp phát triển những tiềm năng, điểm mạnh bên trong con người mình. Đặc biệt là xác định được niềm đam mê cũng như mong muốn về công việc trong tương lai của mình.
Thứ năm, bạn sẽ có thể nhận được giấy chứng nhận từ đài truyền hình hay kênh truyền hình mà bạn trở thành cộng tác viên. Giấy chứng nhận này sẽ rất có ích nếu như bạn có ý định du học hay giúp bộ hồ sơ xin việc của mình trở nên “xịn sò” hơn.
Thứ sáu, một mức lương khá tốt cũng là điều mà bạn có thể nhận được từ việc làm này. Trung bình, mức thu nhập có thể là từ 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng. Điều này phụ thuộc vào số lượng thời gian và khối lượng công việc mà bạn thực hiện. Đôi khi, với cộng tác viên một chương trình nào đó thì bạn sẽ không có lương bởi nó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi.
.jpg)
Thứ bảy đó là nhận được các mức thưởng, sinh nhật, các buổi team building,... theo chính sách hỗ trợ từ đài truyền hình, kênh truyền hình mà bạn làm việc.
Về cơ bản thì đó là những quyền lợi mà bạn có thể nhận được với việc làm cộng tác viên truyền hình. Nhìn chung, đây được xem là những chính sách ưu đãi khá hấp dẫn, nhất là đối với các bạn trẻ.
5. Học gì để trở thành cộng tác viên truyền hình?
Với việc làm cộng tác viên truyền hình thì nhữ đã nói ở trên, bạn không cần bắt buộc theo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, nếu định hướng cho mình theo đuổi lĩnh vực này thì các chuyên ngành như truyền thông, quan hệ công chúng, báo chí, điện ảnh, quay phim,....sẽ là những gợi ý mà các bạn có thể lựa chọn.
Các trường đại học đào tạo những chuyên ngành này có thể kể đến như:
- Học viện báo chí
- Trường Đại học văn hóa Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn
- Trường Đại học sân khấu điện ảnh
- Kent International College
.jpg)
Nhìn chung, tùy vào từng mảng cũng như vị trí mà bạn dự định thì sẽ có các trường đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc sau này mà tiêu biểu trước mắt đó là việc làm cộng tác viên truyền hình.
Để có thể nắm bắt được cơ hội cho mình thì việc theo dõi fanpage của các kênh truyền hình, đài truyền hình sẽ giúp bạn có thể nắm bắt thông tin tuyển dụng một cách nhanh chóng. Nếu không thì Timviec365.vn sẽ là gợi ý dành cho các bạn nếu muốn nắm lấy cơ hội cho mình.
Đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về việc làm cộng tác viên truyền hình. Hy vọng, qua đây các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về việc làm này cũng như xác định được hướng đi cho bản thân sau này!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
