Việc làm giám đốc nhà hàng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Giám đốc nhà hàng là chức vụ có vai trò cũng như trách nhiệm cao nhất trong các nhà hàng. Ngày nay, ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống đã phát triển một cách rất mạnh mẽ. Số lượng nhà hàng tăng nhanh, đồng thời nhu cầu về nhân sự ngành nhà hàng cũng gia tăng đáng kể. Những nhà hàng cần tuyển dụng Giám đốc nhà hàng để điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của cơ sở, đảm bảo nhà hàng làm ăn thuận lợi nhất có thể.
1. Giám đốc nhà hàng là gì?
Với những ai làm trong lĩnh vực nhà hàng nói chung, Giám đốc nhà hàng là một mục tiêu, một khát khao, một mong muốn hơn cả. Mặc dù đó là một chức vụ không dễ dàng để sở hữu, tuy nhiên nếu chuẩn bị tiền đề tốt ngay từ hôm nay, rất có thể bạn sẽ nhanh chóng chạm đến đích thành công.
.jpg)
Trong cơ cấu tổ chức của một nhà hàng nói chung, Giám đốc nhà hàng giữ vai trò và vị trí cao nhất. Vai trò chính của họ là giám sát, điều hành cũng như quản lý chung toàn bộ hoạt động và nguồn lực liên quan đến nhà hàng. Giám đốc nhà hàng là người có tiếng nói cao nhất, là người đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề lớn và cấp thiết trong nhà hàng. Đó có thể là mục tiêu, là kế hoạch, là chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà hàng. Bên cạnh đó, Giám đốc nhà hàng cũng là người cuối cùng đưa ra quyết định nếu nhà hàng gặp phải các vấn đề phát sinh có tính chất nghiêm trọng.
2. Mô tả việc làm Giám đốc nhà hàng
Về cơ bản, nhu cầu tuyển dụng Giám đốc nhà hàng ngày này khá phổ thông. Bởi số lượng nhà hàng tại nước ta ngày càng một gia tăng. Từ quy mô vừa và nhỏ, cho đến các chuỗi nhà hàng lớn,... tất cả đều cần có một Giám đốc nhà hàng chuyên nghiệp, có tài lãnh đạo và chiến thuật kinh doanh tài tình. Nếu bạn đang sở hữu những tiền đề để trở thành một Giám đốc nhà hàng, hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ những nhiệm vụ gắn liền với chức vụ này, để xem xét bản thân có phù hợp không nhé!
2.1. Thiết lập quy trình trong quản lý nhà hàng
.jpg)
Quản lý nhà hàng nói chung là một hoạt động không hề đơn giản. Sự phức tạp của chúng có thể xuất phát từ quy mô của nhà hàng, nơi mà Giám đốc nhà hàng đang làm việc. Mặc dù vậy, với trách nhiệm là người đứng đầu, họ phải có nhiệm vụ xây dựng, thiết lập quy trình để quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng. Quy trình này bao gồm:
- Thiết lập quy trình chuẩn về hoạt động phục vụ, bao gồm cả quy trình trong thực ăn, nước uống, chất lượng món ăn, menu,... của nhà hàng.
- Thiết lập quy trình hướng dẫn về nghiệp vụ cho toàn bộ vị trí làm việc trong nhà hàng.
- Tổ chức, triển khai và giám sát việc triển khai quy trình của nhân viên. Thường xuyên tiếp nhận tham mưu để cải tiến và hoàn thiện quy trình.
2.2. Quản lý hoạt động nhân sự, hành chính
Về mảng nhân sự hành chính, Giám đốc nhà hàng cần thực hiện những nhiệm vụ như sau:
.jpg)
- Xây dựng kế hoạch về nhu cầu nhân lực, trình lên để xin phê duyệt của chủ đầu tư nhà hàng.
- Thiết lập một đội ngũ nhân sự nhằm đáp ứng và đảm bảo được yêu cầu thực tế của công việc.
- Triển khai công tác hướng dẫn, đào tạo, phân công nhiệm vụ cho nhân sự, nhận xét và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự.
- Triển khai và theo dõi việc thực hiện các quy định, quy chế, chính sách trong nhà hàng.
- Đảm bảo chất lượng nhân sự ổn định cho nhà hàng.
2.3. Quản lý chung về tài chính, ngân sách của nhà hàng
Vấn đề ngân sách liên quan đến sự sống còn của các nhà hàng. Đó chính là lý do Giám đốc nhà hàng cần thực hiện việc giám sát, quản lý nghiêm ngặt tài chính và ngân sách liên quan đến tất cả hoạt động của nhà hàng. Những nhiệm vụ bao gồm:
.jpg)
- Với thẩm quyền cao nhất, Giám đốc nhà hàng là người đại diện nhà hàng tham gia vào hoạt động ký kết, thương thảo hợp đồng với các đối tác liên quan.
- Giám đốc nhà hàng phải tiếp nhận báo cáo của nhân viên và giám sát hoạt động thu chi hàng ngày của nhà hàng.
- Lập kế hoạch để thực thi các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh số cho chủ đầu tư giao phó.
- Xây dựng báo cáo tài chính của nhà hàng trình lên chủ đầu tư định kỳ.
2.4. Quản lý chung vấn đề truyền thông, tiếp thị của nhà hàng
Một nhà hàng có phát triển và có thương hiệu để cạnh tranh với các đối thủ hay không, phụ thuộc rất nhiều vào mảng truyền thông và tiếp thị. Trong mảng này, nhiệm vụ của Giám đốc nhà hàng là:
- Giám sát việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu, điều chỉnh hoặc thay đổi hợp lý cho nhà hàng.
- Giám đốc nhà hàng là cá nhân đại diện để thiết lập và xây dựng mối quan hệ mang tính truyền thông với các đơn vị, tổ chức công,... gắn liền với một số hoạt động của nhà hàng.
.jpg)
- Kết hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng chiến dịch, kế hoạch tiếp thị, quảng cáo cũng như tổ chức sự kiện cho nhà hàng.
- Là cá nhân đại điện tham gia vào hoạt động ký kết, thương thảo hợp đồng với các đối tác sử dụng dịch vụ của nhà hàng.
- Làm việc với các phòng ban để thiết lập hệ thống đánh giá nhà hàng cho khách hàng.
- Sử dụng các mối quan hệ để mở rộng quy mô khách hàng cho nhà hàng, duy trì, xây dựng quan hệ với các đối tác khách hàng lớn, khách hàng thân thiết.
- Khi quản lý nhà hàng không có mặt, Giám đốc nhà hàng là người trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các sự cố, khiếu nại của khách hàng.
2.5. Quản lý hàng hóa, tài sản của nhà hàng
Nhiệm vụ của Giám đốc nhà hàng còn đề cập đến các hoạt động liên quan đến hàng hóa và tài sản gắn liền với nhà hàng. Cụ thể như sau:
- Quản lý và giám sát hoạt động mua nguyên liệu, mua hàng, định mức tồn kho, hạn sử dụng,... có những chỉ đạo và điều chỉnh khi cần thiết.
- Giám sát quá trình sử dụng, bảo hành, sửa chữa các thiết bị, máy móc, tài sản thuộc về nhà hàng.
.jpg)
- Là người tiếp nhận và phê duyệt các đề xuất liên quan đến trang thiết bị, máy móc của nhà hàng.
2.6. Điều hành hoạt động kinh doanh nhà hàng
Cuối cùng, Giám đốc nhà hàng cũng là người chịu trách nhiệm chính về doanh số, lợi nhuận của nhà hàng, đảm bảo công việc làm ăn của nhà hàng ổn định, phát triển. Đó chính là lý do họ đảm nhiệm những nhiệm vụ như sau:
- Triển khai mới, đánh giá các hoạt động kinh doanh của nhà hàng trên cơ sở tổ chức các cuộc họp thường niên hoặc đột xuất.
- Lập kế hoạch kinh doanh của nhà hàng cho bộ phận kinh doanh theo định kỳ tháng, quý, năm.
- Tiếp nhận và xử lý các vấn đề phát sinh của nhà hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo kết quả, tình hình kinh doanh, chịu trách nhiệm giải trình kết quả kinh doanh trước nhà đầu tư.
3. Yêu cầu đối với việc làm Giám đốc nhà hàng
Giám đốc nhà hàng là một vị trí cấp cao trong các nhà hàng nói chung.
.jpg)
Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra yêu cầu đối với việc làm này không hề đơn giản. Chỉ riêng khi tìm hiểu về lượng công việc mà Giám đốc nhà hàng đảm nhiệm. Có thể thấy được chúng cần một người thực sự có chuyên môn, đặc biệt là nghiệp vụ thành thạo trong nhà hàng, có kiến thức, tư duy và kỹ năng lãnh đạo chuẩn chỉnh. Mặc dù, yêu cầu với vị trí Giám đốc nhà hàng có thể khác nhau tùy vào từng đơn vị tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, bạn cần đáp ứng các tiêu chí như sau:
- Về chuyên môn: Ứng viên ứng tuyển vào vị trí Giám đốc nhà hàng cần là cử nhân Đại học trở lên các chuyên ngành về Quản lý nhà hàng khách sạn, Du lịch, Quản trị kinh doanh, Marketing,... Nhiều nhà hàng quốc tế ưu tiên những ứng viên có bằng cấp ở các trường đại học nước ngoài.
- Về kinh nghiệm: Ứng viên cần sở hữu kinh nghiệm trung bình từ 5 năm làm việc ở vị trí tương đương, hoặc làm việc ở cấp quản lý, điều hành nhà hàng trở lên. Ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm trong vấn đề lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
- Về kỹ năng: Ứng viên thành thạo các kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, ứng xử, đào tạo, tuyển dụng, lập kế hoạch, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh tổng thể.
4. Mức lương và quyền lợi của Giám đốc nhà hàng
Giám đốc nhà hàng là một vị trí việc làm hấp dẫn với mức lương cao và các quyền lợi đi kèm không đếm xuể. Đó cũng chính là lý do việc làm này luôn trong tầm ngắm của nhiều người. Đặc biệt là những ai đã “leo” đến các bậc giám sát, quản lý nhà hàng,...
.jpg)
Tuy nhiên, mức lương Giám đốc nhà hàng còn tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố. Đặc biệt là yếu tố kinh nghiệm, năng lực, hoặc địa điểm nơi bạn làm việc. Những nhà hàng có quy mô lớn thường trả lương cao hơn cho Giám đốc nhà hàng, vì khối lượng công việc đảm nhiệm lớn hơn. Trong khi các nhà hàng nhỏ hơn sẽ có khối lượng công việc ít hơn, từ đó mức lương cũng giảm dần. Đặc biệt những nhà hàng chuẩn năm sao hay quốc tế, nằm trong những khu phức hợp giải trí có thể mang lại mức lương cơ bản lên đến 30 triệu đồng/tháng.
Tổng thu nhập của Giám đốc nhà hàng còn gắn liền với doanh số của nhà hàng, các phúc lợi đi kèm rất lớn.
5. Con đường trở thành Giám đốc nhà hàng nhanh nhất
Nhìn chung, Giám đốc nhà hàng là một vị trí việc làm tuy vất vả, tuy đa nhiệm, có yêu cầu tuyển dụng cao, nhưng cũng là vị trí việc làm cực kỳ hấp dẫn về quyền lợi và mức lương. Nếu quan tâm đến việc làm này, ứng viên có thể truy cập vào timviec365.vn, sau đó nhập từ khóa “Giám đốc nhà hàng” trên thanh tìm kiếm. Nhấn enter để tham khảo toàn bộ hệ thống tin tuyển dụng Giám đốc nhà hàng mới nhất hiện nay. Chúc các bạn sớm thành công chinh phục vị trí việc làm này!
- Rút gọn