Tuyển dụng gấp quản lý tòa nhà chuyên nghiệp
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Quản lý tòa nhà là nghề đã có từ rất lâu đời nhưng cho đến tận những năm gần đây nó mới thực sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng. Bạn là ứng viên quan tâm đến việc làm này và mong muốn được làm việc với lĩnh vực mình yêu thích. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nghề từ đó có thể đủ tự tin hơn trong cuộc chinh phục sự nghiệp sắp tới.

1. Khái quát về việc làm quản lý tòa nhà
Cùng timviec365.vn khám phá để vén màn những bí ẩn của việc làm quản lý tòa nhà ít ai biết từ trước đến nay, đây sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn chiến thắng trong những cuộc phỏng vấn phía trước đấy, hãy chú ý theo dõi nhé:
1.1. Hiểu nhanh về việc làm quản lý tòa nhà
Nghe có vẻ to tát nhưng thực ra lại rất đơn giản, quản lý tòa nhà được hiểu là việc quản lý toàn bộ toà nhà nào đó nhằm mục đích đem lại sự an toàn chung cho cả tòa nhà.
Một nhà đầu tư có thể có rất nhiều các dự án khác nhau, mỗi một dự án có thể tương ứng với một toà nhà, vì vậy họ cần đến một dịch vụ giúp họ kiểm soát toà nhà để đảm bảo vấn đề an ninh, an toàn cho cả tòa nhà.
Lợi nhuận là điều mà bất kể nhà đầu tư nào cũng muốn hướng đến và tối ưu nó bằng mọi cách. Trong đó đảm bảo an ninh và giúp toà nhà có sự vận hành một cách khoa học sẽ là những yếu tố quan trọng trong công tác phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Mỗi một toà nhà sẽ tương xứng với những đối tượng khác nhau về tính cách, về tầng lớp hay sắc thái thể hiện, bởi vậy đòi hỏi người quản lý toà nhà phải biết linh hoạt ứng phó kịp thời với những tình huống cụ thể. Đó cũng chính là lý do mà việc làm quản lý tòa nhà lại được tuyển dụng rất kỹ đầu vào và không phải ai cũng là ứng viên thích hợp để quản lý toà nhà như cách bạn nghĩ đâu nhé.
1.2. Quản lý tòa nhà thực hiện những nhiệm vụ nào?
Thông thường, trong công tác quản lý toà nhà sẽ rất phức tạp và có nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Bởi vậy nó được chia thành 3 loại khác nhau đó là quản lý tòa nhà văn phòng, quản lý những tòa nhà chung cư và quản lý tòa nhà khách sạn.
Tuy nhiên dù là chia thành 3 loại khác nhau như vậy nhưng công việc của họ không mấy khác nhau. Vậy hãy cùng tôi khám phá những nhiệm vụ chủ yếu mà họ phải thực hiện nhé:
1.2.1. Quản lý tòa nhà về mặt tài chính
Quản lý tòa nhà đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa chủ đầu tư và khách hàng, mọi hoạt động hay giao dịch của cả hai bên đều sẽ làm việc trực tiếp với ban quản lý tòa nhà.

Ngoài việc chi trả một khoản tiền lớn để mua hoặc thuê căn nhà trong tòa nhà chung cư nào đó, khách hàng còn phải chi thêm một số khoản tiền phát sinh hàng tháng như tiền điện, nước, vệ sinh,... tất cả những khoản chi phí đó sẽ do ban quản lý tòa nhà đứng ra thu.
Việc thu tiền của khách hàng sau đó nộp lại cho nhà đầu tư được diễn ra một cách công khai và minh bạch. Tất cả các giao dịch được thực hiện đều phải có hoá đơn hay giấy tờ hợp lệ để làm chứng cứ biện minh khi xảy ra tranh chấp.
1.2.2. Quản lý tòa nhà về mặt nhân sự
Bạn có biết để một toà nhà cao tầng với hàng trăm hộ gia đình sinh sống là điều hết sức phức tạp, do đó cần có những bộ phận chuyên trách cùng làm nhiệm vụ mới đảm bảo sự vận hành trơn tru nhất.
Quản lý toà nhà sẽ phải tuyển dụng nhân sự một cách phù hợp dựa vào những đặc điểm thực tế của mỗi toà nhà đó. Đồng thời muốn chiêu mộ được những người tài giỏi và tâm huyết với nghề, quản lý toà nhà cần phải đưa ra những chính sách hấp dẫn, từ đó khích lệ nhân viên làm việc vì niềm đam mê.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên để đánh giá chất lượng dịch vụ của toà nhà và đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. Việc làm này diễn ra thường xuyên sẽ đảm bảo cho chất lượng dịch vụ được nâng cao một cách đáng kể đấy.
1.2.3. Quản lý khách hàng cũng là nhiệm vụ chính
Không chỉ nhân viên, ngay cả với khách hàng thì quản lý tòa nhà cũng cần phải đưa ra những chính sách phù hợp hấp dẫn để chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời thu hút những khách hàng mới, tháo gỡ mọi sự khó khăn mà họ gặp phải một cách chuyên nghiệp nhất.

Cũng giống như triết lý trong kinh doanh đó là “Khách hàng là người đem lại doanh thu cho doanh nghiệp” hay một câu phổ biến hơn “Khách hàng là thượng đế”. Khách hàng chính là những người đem lại nguồn thu nhất định đối với doanh nghiệp, bởi vậy phục vụ khách hàng tốt sẽ tạo ra sự uy tín và đạt được những lợi ích lâu dài cho chủ đầu tư.
Thường xuyên đổi mới chính sách sẽ làm tăng độ hài lòng của khách hàng đối với ban quản lý toà nhà, từ đó hai bên sẽ có những giao dịch một cách thuận lợi nhất.
1.2.4. Bảo trì hệ thống kỹ thuật của cả tòa nhà
Một toà nhà hoạt động với mục đích kinh doanh không thể thiếu đi những trang thiết bị cần thiết như là hệ thống điện đóm, hệ thống nước, hệ thống mạng, thang máy hay camera,...
Những hệ thống này cần phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo sự ổn định cho cả tòa nhà, chỉ cần một vấn đề nhỏ rất có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ toà nhà đó, vì vậy quản lý toà nhà cần phải thực hiện một cách nghiêm túc về việc quản lý chặt chẽ bộ phận kỹ thuật trong công tác bảo trì các thiết bị quan trọng.
Rất nhiều vấn đề cần được kiểm soát và quản lý một cách chặt chẽ, vì vậy người làm chức vụ quản lý toà nhà sẽ phải sở hữu đầy đủ những yêu cầu cần thiết mà nhà tuyển dụng đưa ra. Hãy xem đó là những yêu cầu nào ở nội dung dưới đây.
2. Yêu cầu đặt ra với việc làm quản lý tòa nhà là gì?
Để quản lý tòa nhà, ứng viên cần đến rất nhiều yếu tố trong đó kiến thức chuyên môn là không thể thiếu. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của những kỹ năng như là kỹ thuật điện, nước, những hiểu biết về phòng cháy chữa cháy, có sự hiểu biết về hợp đồng pháp lý, hay những vấn đề thường phát sinh trong tòa nhà.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có sự tách biệt cho nghề quản lý tòa nhà, mọi quản lý hiện tại để sở hữu được là do họ có sự va chạm và cọ sát từ thực tế, sử dụng kinh nghiệm quản lý nhiều năm của mình để áp dụng vào việc làm này một cách hiệu quả nhất. Bởi vậy, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm ở đây chính là kinh nghiệm và sự từng trải trong nghề của ứng viên, nếu bạn là người như vậy hãy thể hiện tốt nhất những gì bạn đang có để họ nhìn nhận một cách rõ ràng nhất.
Đó là những yêu cầu quan trọng nhất để trở thành quản lý tòa nhà chuyên nghiệp, bằng cách đáp ứng chúng và thể hiện năng lực quản lý của mình cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ có cơ hội được lựa chọn vào vị trí việc làm này.
3. Thu nhập và chế độ của quản lý tòa nhà có hấp dẫn?
3.1. Thu nhập mà quản lý tòa nhà nhận được
Quản lý tòa nhà là việc làm đem lại cho bạn thu nhập hấp dẫn, con số trải dài từ 10 đến 20 triệu đồng một tháng hoàn toàn là sự thật. Tuy nhiên sở hữu con số cụ thể nào thì lại tùy thuộc vào từng toà nhà và năng lực quản lý của bạn đến đâu.
Những tòa nhà cao cấp phục vụ những đối tượng khách hàng tầng thượng lưu sẽ đòi hỏi quản lý tòa nhà có sự chuyên nghiệp và khéo léo hơn trong cách làm việc, điều này cũng khiến mức lương của họ cao hơn so với những người khác.

Để sở hữu một mức thu nhập mơ ước đối với vị trí quản lý tòa nhà này, bạn cần phải trau dồi những kiến thức liên quan, những kinh nghiệm sống thực tế và cần học hỏi những kỹ thuật quan trọng liên quan đến tòa nhà để có cơ hội ngồi vào vị trí này. Đối với việc làm này, nếu không có kinh nghiệm có lẽ cơ hội của bạn dường như là không có, thế nên nếu bạn chưa sở hữu bất cứ kinh nghiệm nào về quản lý thì hãy mạnh dạn tham gia vào một khoá học quản lý để nâng cao trình độ và giá trị của bản thân lên tầng cao mới nhé.
3.2. Chế độ nào dành cho việc làm quản lý tòa nhà?
Tốc độ đô thị hoá hiện nay đang trên đà tăng trưởng khá mạnh mẽ, điều này dẫn đến nhu cầu về dịch vụ quản lý toà nhà tăng cao. Trong khi đó, nguồn nhân lực xuất sắc trong ngành lại chưa nhiều dẫn đến sự thiếu hụt quản lý tòa nhà trong khi dân số rất lớn. Chính bởi sự khan hiếm này mà nhà tuyển dụng sẽ phải đưa ra những chính sách và chế độ hấp dẫn để thu hút nguồn ứng viên tiềm năng.

Thường thì họ sẽ áp dụng những quyền lợi và chế độ đối với quản lý toà nhà theo bộ luật lao động, trong đó cũng đóng bảo hiểm, nghỉ theo quy định, được hưởng thêm lương nếu phải làm việc những ngày lễ, tết,... Bên cạnh đó còn có những khoản tiền thưởng nếu như bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
4. Bạn đã biết cách tìm việc làm quản lý toà nhà hiệu quả?
Tìm việc quản lý tòa nhà không quá khó nhưng lại không hẳn là dễ dàng. Có nhiều cách khác nhau để bạn tìm thấy nhà tuyển dụng ưng ý nhưng đâu mới là con đường thẳng ngắn nhất giúp bạn đi đến đích một cách an toàn đây?
Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ một cách nhanh chóng chính vì vậy nếu bạn không bắt kịp xu hướng bạn sẽ là người lạc hậu, luôn đi sau thời đại.
Giới trẻ đang rầm rầm chỉ nhau phương pháp tìm việc mới hữu hiệu đó là tìm việc qua công cụ timviec365.vn. Có thể bạn chưa từng nghe nhưng đây là cái tên đã xuất hiện từ rất lâu trên thị trường tuyển dụng.
Có thể bạn không tin và cũng chưa quen nhưng tôi dám chắc khi bạn sử dụng bạn sẽ nghiện nó đấy. Đây là một website thân thiện, bạn sẽ không phải chi trả bất cứ một đồng nào cho những giao dịch của mình tại trang web, từ việc tìm kiếm thông tin, tạo CV ứng tuyển và sau đó alf nộp hồ sơ đến nhà tuyển dụng. Tất cả sẽ được thực hiện miễn phí và trong thời gian nhanh nhất, giúp bạn rút ngắn khoảng cách với nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội của mình hơn.

Như vậy, từ những thông tin trên đây bạn đã có quyết định cho riêng mình về việc lựa chọn việc làm quản lý tòa nhà là sự nghiệp của mình hay chưa? Nếu vẫn giữ niềm đam mê ấy và muốn chinh phục nó thì hãy nhanh tay truy cập timviec365.vn ngay hôm nay bởi vì có rất nhiều tin tuyển dụng đang chờ bạn khám phá đấy. Với timviec365.vn đây sẽ là con đường ngắn nhất giúp bạn chinh phục thành công, vậy nên đừng bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào đang xuất hiện tại trang web bạn nhé.
- Rút gọn