Việc làm java spring
Với những ai yêu thích công nghệ thông tin, Java Spring hẳn không còn là một khái niệm quá xa lạ. Cùng timviec365.vn khám phá thuật ngữ này qua bài viết sau nhé.
1. Giải mã khái niệm Java Spring
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau khám phá xem Java Spring là gì nhé.
1.1. Java Spring là gì?
Xã hội ngày một phát triển, kỷ nguyên 4.0 đã đem đến rất nhiều cơ hội và thách thức cho những người yêu công nghệ, đam mê khám phá những kiến thức mới. Java Spring tuy là một khái niệm mới nhưng không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai đã và đang theo đuổi công việc lập trình viên hoặc những công việc liên quan đến khối ngành IT nói chung.

Hiện nay, Java Spring được đánh giá là một trong những framework - khung phần mềm được các kỹ sư công nghệ yêu thích và sử dụng nhiều nhất. Java Spring hay còn được biết đến với tên gọi Spring Framework và còn được mở rộng thêm thành Spring Boot Framework. Java là ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến, ngay cả những người không quan tâm quá nhiều đến ngành công nghệ thông tin hẳn cũng từng biết đến hoặc nghe tên ngôn ngữ lập trình này. Java Spring - Spring Framework là một khung phần mềm trong đó cung cấp cơ sở nền tảng vô cùng toàn diện, từ đó đem lại cho đội ngũ lập trình viên điều kiện tốt nhất để xây dựng các chương trình, phần mềm dựa trên ngôn ngữ Java.
1.2. Một số tính năng của Java Spring
Java Spring là framework phổ biến bởi nó sở hữu hàng loạt các module đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Trong đó có thể kể đến: Spring MVC, Spring Security, Spring Test…

Tuy nhiên điều khiến Java Spring nhận được nhiều đánh giá tích cực nằm ở tính năng Dependency Injection - tiêm phụ thuộc. Trong tính năng này, các đối tượng được nhận định là đối tượng phụ thuộc sẽ được hỗ trợ và sử dụng như một máy khách. Bên cạnh đó, không thể không kể đến điều làm nên nền tảng Java Spring đấy chính là AOP - Aspect Oriented Programming đây là dạng lập trình theo hướng khía cạnh giúp các module thêm khăng khít và đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho các chương trình, website sử dụng Java Spring.
2. Sự ra đời và nâng cấp của Java Spring lên thành Spring Boot
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu phiên bản cải tiến của Spring Framework - Spring Boot nhé.
2.1. Những tính năng ưu việt của Java Spring khi nâng cấp lên thành Spring Boot
Theo nhiều đánh giá, tuy Spring Framework được hỗ trợ bởi nhiều module và có tính năng nền tảng vượt trội, khung phần mềm này vẫn ít nhiều đem lại cho họ nhiều khó khăn khi học hỏi và trải nghiệm sử dụng. Nhận thấy nhu cầu sử dụng của Spring Framework tuy cao nhưng bản thân framework chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của người dùng, Spring Boot đã ra đời với mục tiêu kế thừa những điểm mạnh của người tiền nhiệm Spring trước đây cũng như hạn chế tối đa các điểm yếu nhằm đem lại cho các kỹ sư lập trình trải nghiệm sử dụng ưng ý nhất.

Để hình dung đơn giản, Spring Framework giống như một chiếc máy xay sinh tố, bạn phải chọn các nguyên liệu để tạo ra thành phẩm cuối cùng tuy nhiên sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Spring Boot giống như một chiếc máy ép đã được tích hợp sẵn các gia vị, bạn chỉ cần bỏ nguyên liệu - dữ liệu vào, chiếc máy ép này sẽ đem đến cho bạn thành phẩm đầy đủ nhất với chất lượng đầy đủ hơn nhiều so với Spring Framework.
Chỉ với 5 phút tạo lập ứng dụng trên Spring Boot đã có thể chạy, giúp người học không gặp phải trạng thái chán nản, áp lực như khi tiếp xúc với Java Spring. Hệ sinh thái Java Spring đang ngày một ổn định và có những bước tiến vượt bậc với sự ổn định của Spring Boot.
2.2. Cần gì để bắt đầu tiếp cận Spring Boot?
Vậy các lập trình viên cần chuẩn bị những gì để tiếp cận với Spring Boot.
- Kiến thức cơ bản để tiếp cận Spring Boot
Trước tiên, để tiếp cận với Spring Boot lập trình viên cần có những kiến thức nền tảng, cơ bản về các ngôn ngữ lập trình nói riêng cũng như công nghệ thông tin nói chung. Đầu tiên là kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java cơ bản với các biến, hàm và vòng lặp, lập trình viên phải biết tối thiểu các kiến thức Java 8. Ngoài ra có 2 tính năng cơ bản người dùng cần biết đó là OOP - Object Oriented Programming: Lập trình hướng đối tượng và Collection API với những collection quan trọng. Thêm vào đó, Spring Boot hoạt động ổn định với hai hệ thống quản lý gói Maven và Gradle. Hai hệ thống quản lý này sẽ luân phiên hỗ trợ Framework quản lý thư viện cài đặt.
Sau thời gian tiếp cận và làm việc bằng Spring Boot, người dùng sẽ cần học thêm các kiến thức khác liên quan đến Framework này cũng như cài đặt thêm các ứng dụng khác. Nhưng trước tiền người dùng phải nắm vững hai kiến thức cơ bản trên để quá trình làm quen với Spring Boot dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất.

- Những yêu cầu về hệ thống để khởi chạy Spring Boot
Cũng như rất nhiều framework hiện nay, để khởi chạy và sử dụng Spring Boot cần có những yêu cầu nhất định về hệ thống máy tính. Trước tiên, đối với phiên bản Spring Boot 2.4.0 phiên bản Java tối thiểu phải từ Java 8.0 trở lên, ngoài ra với những máy được đầu tư và hỗ trợ kỹ lưỡng hơn về kỹ thuật có thể cài đặt tối đa Java 15.0.
Với hai hệ thống quản lý gói Maven và Gradle, để Spring Boot có thể vận hành và làm việc Maven phải từ phiên bản 3.3 trở lên, Gradle từ phiên bản 6.3 trở lên. Nhiều máy vẫn có thể vận hành Spring Boot với Gradle 5.6.x nhưng sẽ phải chấp nhận phiên bản này ở dạng cảnh báo, gây ra một số phiền toái khi sử dụng.
Ngoài ra, Spring Boot hỗ trợ các vùng chứa web sau: Tomcat 9.0, Jetty 9.4, Undertow 2.0.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Java Spring
Để khép lại bài viết, chúng ta hãy cùng điểm qua một số điều cần lưu ý khi sử dụng Java Spring nhé.
3.1. Tại sao lập trình viên tin tưởng và lựa chọn Java Spring - Spring Boot?
Spring Boot đã và đang nhận được sự tín nhiệm cũng như quan tâm từ nhiều người dùng bởi. Từ những thông tin ở phần trên của bài viết, ta có thể dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh của Spring Boot trong hoạt động hỗ trợ lập trình viên.

Dựa trên những điểm mạnh của Spring, Spring Boot đem lại trải nghiệm lập trình dễ dàng và tối ưu hóa được các nguồn lực về dữ liệu, tiết kiệm được thời gian cho lập trình viên. Các phần mềm, chương trình có thể chạy từ Java, Jar. Lập trình viên khi viết code và sử dụng Spring Boot có thể tăng thêm năng suất khi với nền tảng từ Spring Framework họ sẽ tận dụng được tối đa các tính năng của khung phần mềm này.
Cùng với đó, việc Spring Boot không yêu cầu nhiều về cấu hình giúp việc triển khai các file dễ dàng, tiết kiệm thao tác. Từ đó ngay cả những người dùng mới tiếp cận cũng có thể vận dụng Spring Boot mà không gặp quá nhiều khó khăn, trở ngại.
3.2. Nên học Spring Framework trước hay học Spring Boot trước?
Đây hẳn là câu hỏi khiến nhiều lập trình viên băn khoăn. Spring Boot được phát triển trực tiếp từ Spring Framework, vậy có nhất thiết phải học nhuần nhuyễn Spring Framework trước rồi mới bắt đầu học Spring Boot không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào năng lực và điều kiện của cá nhân bạn.

Với những ai yêu thích công nghệ thông tin, những kiến thức từ Spring Framework sẽ là nền móng vững chắc để các bạn tiếp tục làm quen với Spring Boot. Những theo nhiều đánh giá từ những người trong nghề, do Spring Framework khá phức tạp sẽ khiến các bạn tốn nhiều thời gian, dễ chán nản. Chính vì vậy các bạn có thể trực tiếp học Spring Boot mà không cần học Spring Framework.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về Java Spring cũng như những kiến thức liên quan. Hãy theo dõi trang blog của timviec365.vn để cập nhật thêm những kiến thức về công nghệ thông tin khác nhé.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
