Việc làm planning manager
Planning Manager là một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, giúp cho công ty có kế hoạch và định hướng rõ ràng. Đồng thời, rất nhiều vị nhà tuyển dụng cần tìm kiếm một Planning Manager giỏi để có thể phát triển với mức lương rất hấp dẫn. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ về công việc của một Planning Manager, yêu cầu cần có và mức lương của planning manager hấp dẫn đến cỡ nào nhé.
1. Công việc của Planning Manager
Planning Manager có thể hiểu là quản lý bộ phận kế hoạch, có chịu trách nhiệm lập kế hoạch, định hướng các mục tiêu kinh doanh tầm xa hoặc trong thời gian ngắn của công ty. Một Planning Manager sẽ tiến hành đánh giá các nguồn lực của tổ chức để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả hoạt động. Đồng thời, bạn cũng cần phải phân tích thị trường để rút ra doanh nghiệp của bạn đang có cơ hội hay thách thức nào phải đối mặt.

Khi trở thành một Planning Manager, bạn phải đưa ra các đề xuất, dựa trên những xu hướng thị trường gần đây, các cơ hội mở rộng, mối đe dọa cạnh tranh, khả năng hợp tác với các đối tác kinh doanh và có thể bao gồm việc cải tiến quy trình kinh doanh nội bộ.
Trách nhiệm chính của Planning Manager là đưa ra các kế hoạch chi tiết, chiến lược phù hợp để biến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực. Việc phân tích và nghiên cứu thị trường là một điều hoàn toàn bắt buộc đối với người làm công việc này. Vị trí Planning Manager đòi hỏi khá nhiều yêu cầu từ bằng cấp, kinh nghiệm đến các kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc.
Ngoài nhiệm vụ chính là hoạch định và thực hiện các chiến lược có tầm nhìn xa thì một Planning Manager sẽ đưa ra các phương án thực hiện yêu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Tùy vào lĩnh vực mà công ty hoạt động, công việc của Planning Manager có thể thay đổi nhất định, những lời cố vấn hay các đầu việc chi tiết cũng sẽ khác nhau.
.jpg)
Planning Manager là người tạo tiền đề cho các dự án của doanh nghiệp phát triển. Giúp các dự án có bước đi đúng đắn, giúp khoanh vùng và định hướng các mục tiêu cụ thể trong bức tranh cụ thể của dự án. Vị trí Planning Manager thường xuất hiện nhiều nhất tại các công ty cung cấp dịch vụ giải pháp, truyền thông và cũng có thể tại nhiều lĩnh vực khác.
Ngoài ra, một quản lý kế hoạch có thể phải đảm nhận trách nhiệm xây dựng và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp hoặc đề ra phương án phát triển khách hàng mới. Một Planning Manager không thể làm việc độc lập mà cần phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch đưa ra là phù hợp hay tiến độ kế hoạch công việc đến đâu. Có thể nói vai trò mà một planning manager đảm nhận là hết sức quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
2. Chi tiết công việc của Planning Manager
Vai trò của Planning Manager rất cần thiết trong việc cung cấp lời khuyên, có kế hoạch và quản lý, giám sát các nhiệm vụ nhỏ trong kế hoạch đó, xuyên suốt cả quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Đồng thời, bạn luôn phải có cái nhìn toàn diện về vấn đề của công ty, khách hàng hay những thứ liên quan đến quy định, ngân sách.
.jpg)
Để có thể lập một kế hoạch hiệu quả thì một Planning Manager tiến hành phân tích chi tiết và tổng hợp các vấn đề của khách hàng và chuyển sang bộ phận nội bộ công ty. Một Planning Manager phải đưa ra các giải pháp Marketing cho khách hàng hoặc đội ngũ nội bộ, ví dụ như: Phát triển chiến lược truyền thông, giá cả, sản phẩm, data, quảng cáo, nội dung,... hỗ trợ khách hàng phát triển.
Bạn sẽ tổ chức thực hiện công việc tư vấn thương hiệu và triển khai đảm bảo định hướng chiến lược, từ việc nghiên cứu, phát triển chiến lược và các đề xuất sáng tạo khác. Một Planning Manager cũng cần phụ trách đưa ra được đúng các vấn đề khách hàng gặp phải, chứ không phải tin tưởng ngay vào những gì khách hàng đề cập đến, bởi vì đôi khi khách hàng không xác định được đúng những gì cần làm.
Nhiệm vụ của Planning Manager còn bao gồm quản lý và vạch ra kế hoạch dựa trên báo cao doanh số của công ty hoặc khách hàng (đối với công ty giải pháp) để đảm bảo kế hoạch triển khai phù hợp với nguồn lực nội bộ cũng như nhu cầu của khách hàng. Thực hiện việc đưa ra kế hoạch sản xuất đáp ứng hệ thống vận hành, chi phí tối thiểu, hiệu quả công việc tối ưu trong khi sử dụng dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra, một Planning Manager sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Soạn thảo cách tiếp cận dự án tổng thể, với các sáng kiến, ưu tiên và kế hoạch làm việc để đưa ra các giải pháp.
- Tiếp cận dự án ở góc độ chiến lược và cái nhìn tổng thể để có giải pháp tư vấn đạt được mục tiêu kinh doanh
- Tham gia đấu thầu dự án cùng với đội ngũ phát triển khách hàng, các buổi họp quan trọng với khách hàng (tóm tắt, trình bày kế hoạch).
- Quản lý đội ngũ quản trị kế hoạch và luôn đảm bảo triển khai công việc hiệu quả
- Đào tạo và hướng dẫn đội ngũ để phát triển trong môi trường làm việc của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho công việc có liên quan về chiến lược, kế hoạch.
- Báo cáo kế hoạch, đề xuất với cấp trên để được phê duyệt, cũng như báo cáo tiến độ dự án.
- Giám sát các kế hoạch phát triển và ứng dụng lập kế hoạch.
- Tư vấn cho các bên liên quan về chính sách và quy định lập kế hoạch.
- Chuẩn bị ngân sách và giám sát việc quản lý tài chính của các dự án lập kế hoạch
3. Yêu cầu cần có cho vị trí Planning Manager
Để có thể làm việc tại vị trí Planning Manager thì bạn cần có đủ các yếu tố về bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng liên quan. Tối thiểu bằng cấp của bạn phải từ cử nhân trở lên các khối ngành về Kinh tế, Quản lý, Quản trị kinh doanh, Marketing,... Thậm chí với những công ty lớn thì bằng cấp được ưu tiên là Thạc sĩ. Nên nếu như bạn muốn vươn tới vị trí cao thì hãy đầu tư vào học hành.

Một Planning Manager cũng phải là một người có kinh nghiệm khá dày dặn cho vấn đề quản lý, lên kế hoạch, đồng thời cũng phải là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực của công ty. Điều này để đảm bảo rằng ứng viên có kiến thức hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm, tâm lý và nhu cầu khách hàng, thị trường,... Có thể thể hiện kiến thức chuyên ngành sâu rộng về thương hiệu, công ty, ngành và người tiêu dùng với khách hàng và cấp trên.
Ngoài ra, các kinh nghiệm khác như kinh nghiệm quản lý, phân tích, xây dựng và đề xuất kế hoạch dưới vai trò gần bằng hoặc tương tự cũng rất cần thiết để bạn có thể làm việc dưới vị trí Planning Manager. Một lợi thế nữa cho bạn nếu như bạn biết lập kế hoạch tốt hợp.
Về kỹ năng, người làm Planning Manager cần một tập kỹ năng và khả năng khá lớn để phục vụ cho công việc của mình. Họ cần có kỹ năng nghiên cứu xuất sắc để tìm hiểu thêm nhiều vấn đề chuyên sâu và các quy trình lập kế hoạch. Khả năng quản trị tốt và có thể đưa ra các phán đoán đúng đắn và phù hợp ở mỗi giai đoạn của quá trình lập kế hoạch.
.jpg)
Bạn sẽ cần có khả năng phân tích để hiểu rồi diễn giải lại vấn đề cho các đối tượng khác. Kỹ năng quản lý vững chắc và có thể linh hoạt khi được yêu cầu là rất cần thiết. Bạn phải biết cách sắp xếp tự ưu tiên công việc của mình, giải quyết các nhu cầu cạnh tranh vì nhiệm vụ và vai trò của Planning Manager là rất lớn. Đồng thời, kỹ năng tính toán là điều rất cần thiết để có thể quản lý được ngân sách cho một dự án. Tiếng Anh sẽ là một điều bắt buộc khi bạn làm việc tại một công ty nước ngoài hay đa quốc gia.
Một số kỹ năng khác mà một Planning Manager cần sở hữu như:
- Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt (cả bằng lời nói và văn bản).
- Kỹ năng giải quyết, ứng phó vấn đề kịp thời, sáng tạo.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt để giúp đội ngũ của mình làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý, hệ thống dữ liệu, sử dụng tin học văn phòng.
4. Mức thu nhập của một Planning Manager
Mức lương của người đưa ra kế hoạch sẽ tương xứng với những gì họ đóng góp. Một Planning Manager có thể nhận được mức lương từ 20-30 triệu/tháng. Đó là mức lương cứng trung bình. Họ có thể nhận thêm thưởng nếu hoàn thành mục tiêu mà công ty đề ra, các khoản thưởng khác vào ngày lễ, Tết cũng sẽ được nhận.
.jpg)
Bên cạnh đó, khi bạn làm việc dưới vị trí này thì công ty sẽ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Ngoài ra, khi đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, bạn hoàn toàn có thể lên chức cao hơn là Giám đốc kế hoạch hoặc có mức lương hấp dẫn hơn nữa.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về nghề Planning Manager. Công việc của vị trí này tuy nhiều nhưng mức lương cũng rất hấp dẫn. Nếu bạn mong muốn làm việc tại vị trí này thì hãy trao dồi khả năng và kỹ năng của bản thân một cách tối đa nhé.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
