Việc làm technical manager
Technical Manager là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn, mang lại mức lương cao nhưng cùng với đó là công việc đa dạng. Đồng thời, đây là công việc có cơ hội nghề nghiệp cao, đảm bảo. Nếu bạn đang tìm cho mình một công việc giữa hai yếu tố là công nghệ và quản lý thì hãy tìm hiểu cùng mình về vị trí Technical Manager nhé!
1. Technical Manager là công việc gì
Trong một công ty, để hoạt động hiệu quả thì cần sự có mặt của nhiều nhà quản lý với chuyên môn kỹ năng khác nhau. Ví dụ quản lý nguồn nhân lực phụ trách chương trình nhân sự, nhà quản lý tuyến sản xuất chịu trách nhiệm lập kế hoạch, ra quyết định, đặt mục tiêu và tạo ra doanh thu. Còn Technical Manager là nhà quản lý kỹ thuật/công nghệ, họ thường có mặt trong một tổ chức phát triển phần mềm hay tổ chức có quy trình công nghệ phức tạp.

Technical Manager phải thực hiện nhiệm vụ cân bằng giữa việc quản lý các quy trình và đội nhóm kỹ thuật của mình, cùng với việc sử dụng các kỹ năng chuyên môn để giúp cho công việc đạt kết quả tốt. Công việc của một quản lý kỹ thuật rất phức tạp và đòi hỏi tính hiệu quả trong cả lĩnh vực kỹ thuật cũng như quản lý.
Thông thường, quản lý kỹ thuật sẽ phụ trách, đứng đầu các hoạt động phát triển công nghệ. Các nhà quản lý kỹ thuật thường là người có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực kỹ thuật nhất định, ví dụ như phát triển phần mềm hoặc sản xuất điện tử. Có thể họ không phải là người trực tiếp viết mã phần mềm, nhưng họ phải có khả năng lãnh đạo một nhóm nghiên cứu và phát triển mã đó.
Bên cạnh đó, quản lý kỹ thuật cũng cần gánh vác các trách nhiệm riêng biệt như: ước tính ngân sách dự án, lên kế hoạch thời gian dự kiến, sắp xếp nhân lực và xử lý các vấn đề kỹ thuật. Họ sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, đưa ra mục tiêu và cách thức hoạt động, thậm chí là cả quyết định trong kinh doanh. Nên dù khái niệm quản lý kỹ thuật được dùng chủ yếu trong ngành phần mềm, công nghệ thông tin thì họ cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong ngành viễn thông, ô tô, truyền thông, dây chuyền sản xuất phức tạp.

Quản lý kỹ thuật chịu trách nhiệm cho việc duy trì cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của công ty, đồng thời phân tích các vấn đề của hệ thống công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra họ sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống an ninh mạng của công ty hay phân tích các thông số kỹ thuật của khách hàng và doanh nghiệp, các phản hồi và thắc mắc của người dùng phần mềm. Một Technical Manager phải có kiến thức vững chắc về hệ thống công nghệ thông tin cũng như trình độ chuyên môn về cấp quản lý.
Vai trò và trách nhiệm của một Technical bao gồm lập kế hoạch, lập lịch trình, lập ngân sách, dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật và dự án, đưa ra hướng dẫn và đánh giá chuyên môn, quản lý các yêu cầu thay đổi kỹ thuật của khách hàng,...Với trách nhiệm nhiều như vậy thì một Technical Manager cần làm những đầu việc gì, hãy đọc phần tiếp theo để biết chi tiết công việc của họ như nào nhé!
2. Mô tả công việc chi tiết của Technical Manager
Một Technical Manager cần chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật của tổ chức. Họ sẽ tạo và thực hiện các kế hoạch phát triển phần mềm, kỹ thuật, đồng thời sửa đổi kế hoạch khi cần để có thể đáp ứng các nhu cầu phát sinh. Technical Manager đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm kỹ thuật đang thực hiện công việc phát triển hệ thống, dự án công nghệ.

Công việc quản lý kỹ thuật đảm nhiệm là quản lý đội ngũ kỹ thuật của mình. Technical Manager thường sẽ lãnh đạo một nhóm nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn. Khi phát triển phần mềm, các nhà quản lý kỹ thuật sẽ đưa ra định hướng cho nhóm của mình. Đầu tiên có thể là xác định các vấn đề kỹ thuật, sau đó đến việc phát triển các giải pháp phần mềm.
Ở lĩnh vực phần mềm, điện tử hay các vấn đề liên quan đến công nghệ phức tạp khác thì đa số các nhà quản lý kỹ thuật phải dành nhiều thời gian cho quản lý đội nhóm. Một Technical Manager giỏi cần phân tích yêu cầu công nghệ được giao, rồi lập kế hoạch và phát triển hướng đi chính để nhóm của họ có thể tập trung vào việc phát triển các giải pháp thực tế và hiệu quả nhất.
TA là người chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro kỹ thuật trong suốt dự án. Nên họ phải giám sát nhân viên, đánh giá năng lực, dẫn dắt, hướng dẫn và phân công công việc giữa các thành viên nhóm hợp lý. Quản lý kỹ thuật sẽ đưa ra nhận xét, khen ngợi hoặc phê bình nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao hiệu suất công việc.

Khi một vấn đề xảy ra,TA sẽ giữ vai trò là người phân tích, đánh giá tổng quan các khía cạnh của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết hoặc báo cáo và kiến nghị lên cấp trên. Ngoài ra, các nhiệm vụ khác của TA có thể được nhắc đến như là:
- Xác định phạm vi quản lý, vai trò và trách nhiệm cùng với các bên liên quan đến dự án.
- Tham gia vào việc phân bổ ngân sách, nguồn lực để có thể hoàn thành được mục tiêu, dự án đề ra, đồng thời cần giám sát tiến độ và hiệu suất kỹ thuật trong dự án.
- Giao tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu của họ và xác định, đánh giá các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Họ như một cầu nối quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận các đánh giá của khách hàng, từ đó cải thiện dịch vụ tốt hơn.
- Liên tục tìm kiếm các cơ hội để tăng sự hài lòng của khách hàng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với khách hàng.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ tốt hơn với cấp lãnh đạo để có thể phát triển công ty tốt hơn.
3. Yêu cầu để trở thành một Technical Manager
Để làm việc tại vai trò Technical Manager, hầu hết người đó cần có bằng cử nhân trở lên về các ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm trong việc quản lý hay có chuyên môn cao trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cũng là một điều cần thiết. Khi có những kinh nghiệm chuyên môn thì Technical Manager không chỉ làm việc trong các dự án CNTT mà còn có thể là lĩnh vực ô tô, sản xuất linh kiện, viễn thông,...
Quản lý kỹ thuật cần có một tư duy logic sáng tạo, luôn suy nghĩ và phát triển các ý tưởng mới để đưa ra các phương án phù nhất cho đội ngũ của mình. Họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt phương pháp và đưa ra sự chỉ đạo rõ ràng cho cấp dưới cũng như tạo mối quan hệ tốt với mọi người ở các phòng ban khác.

Chắc chắn một quản lý kỹ thuật cần khả năng sử dụng máy tính thành thạo, khả năng phân tích số liệu, tính toán xuất sắc và trình độ chuyên môn cao về CNTT. Họ cần có khả năng làm việc với nhóm kỹ thuật một cách hiệu quả cũng như làm việc độc lập. Khi làm việc cùng các con số, data thì Technical Manager phải là người vô cùng tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc để tránh gây ra các sai sót không thể cứu vãn cho tổ chức của mình
4. Mức lương của Technical Manager
Mức lương của Technical Manager chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng với những gì vị trí này đảm nhiệm. Một quản lý kỹ thuật có kinh nghiệm làm việc dưới 3-5 năm thì mức lương khởi điểm có thể là 15-20 triệu/tháng. Với những người đã làm việc tại vị trí này lâu năm hoặc tương đương thì mức lương hoàn toàn có thể từ 30-50 triệu/tháng hoặc hơn. Mức lương cụ thể sẽ được dựa vào công ty bạn làm cũng như các dự án bạn quản lý.
Ngoài ra, vị trí Technical Manager cũng sẽ nhận được nhiều đãi ngộ khác bên cạnh lương cứng như được đóng bảo hiểm, phụ cấp, lương tháng 13, thưởng lễ Tết,... Chắc chắn lương của quản lý kỹ thuật rất cao so với mặt bằng chung.
Qua thông tin về công việc Technical Manager thì các bạn có thể thấy rằng đây là một công việc hấp dẫn với mức lương cao, tuy nhiên các yêu cầu về trình độ và kỹ năng cũng được đòi hỏi để có thể hoàn thành trách nhiệm công việc tốt được.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
