Việc làm thợ phụ điện nước
Các vấn đề về hỏng hóc đối với các thiết bị điện nước là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phải chủ nhà nào cũng có thể tự mình khắc phục toàn bộ những vấn đề đó. Chính vì vậy vai trò của những người thợ phụ điện nước là vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Vậy việc làm thợ phụ điện nước có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cùng tìm hiểu về công việc thú vị này ngay qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các loại hình trong nghề thợ phụ điện nước
Thợ phụ điện nước được phân chia làm hai loại hình chính tùy thuộc vào đặc thù và tính chất công việc bao gồm:
- Thợ sửa chữa điện nước về các đồ gia dụng: Công việc chính của loại hình này đó là những người thợ sẽ lắp đặt các hệ thống điện nước ở trong căn nhà, những thiết bị điện nước được cố định như vòi rửa tay, vòi hoa sen, thiết bị nóng lạnh, nhà vệ sinh,... Với hình thức này thì không gian làm việc tương đối hẹp chỉ quanh quẩn trong một căn hộ, căn phòng với những thiết bị nhỏ gọn.

- Thợ sửa chữa các đường ống: Công việc của những người thợ này chủ yếu sẽ là lắp đặt và sửa chữa các hệ thống thoát nước trong lòng đất, các hệ thống cống rãnh, đường ống dẫn nước cho tòa nhà hoặc khu dân cư, có khi là cả một khu phố. Hình thức làm việc này thì người thợ sẽ phải tiếp xúc và làm việc với các thiết bị to, lớn, nặng nhọc như các đường ống nước bằng bê tông hoặc bằng sắt,... cùng với một lực lượng đông đảo các thành viên khác để đảm bảo hoàn thành công việc
2. Công việc của Thợ phụ điện nước
Trước khi được trực tiếp tham gia vào công việc bạn sẽ được đào tạo và hướng dẫn đầy đủ những kỹ năng có liên quan đến công việc như kinh nghiệm lắp đặt hệ thống, kinh nghiệm sửa chữa và thay thế những thiết bị điện nước. Đó cũng có thể coi là những công việc cốt yếu của một người thợ phụ điện nước nhưng cũng chưa phải là toàn bộ.
Trong thực tế người thợ phụ điện nước sẽ làm việc dựa theo quy trình sau đây:
- Trong trường hợp người thợ phải đảm nhiệm công tác lắp đặt hệ thống điện nước đối với một khu vực nào đó thì nhiệm vụ của bạn sẽ là tham gia vào từ quá trình thiết kế của dự án.

- Bạn sẽ làm việc dựa trên các bản thiết kế chi tiết để có thể xác định được những đường ống sẽ được nối như thế nào, các điểm dự kiến của các thiết bị trong nhà như vòi nước, các công tắc điện, vị trí các ổ cắm, ống dẫn nước,...
- Sau khi đã có thể xác định được mạch điện nước trong nhà thì công việc kế tiếp của thợ phụ điện nước sẽ là lập kế hoạch để thực hiện công việc của mình, cần chuẩn bị các vật tư, trang thiết bị, các loại phụ kiện, máy móc đi kèm và tính toán số lượng người tham gia.
- Kế tiếp là xem xét, kiểm tra hệ thống đã được lắp đặt đã hợp lý và liền mạch hay chưa?
- Cuối cùng là chỉnh sửa lại các vấn đề liên quan cần thiết.
3. Môi trường làm việc của người thợ phụ điện nước
Công việc của người thợ phụ điện nước là một công việc vất vả, có nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc nắm bắt được môi trường làm việc trước khi ra trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn không bị ngợp khi đi làm. Cụ thể đánh giá về môi trường làm việc của người thợ phụ điện nước bao gồm như sau:
- Có khi không gian làm việc vô cùng chật hẹp, không được thoải mái chút nào
- Người thợ phụ điện nước đôi khi sẽ phải làm việc trong thời tiết nắng nóng ngoài trời trong một thời gian dài

- Việc bị va chạm, xước tay hay bị bỏng từ các thiết bị dụng cụ là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Có thể phải làm việc ở trên vị trí cao, không chắc chắn và tương đối nguy hiểm đến con người
- Thời gian làm việc không cố định, đôi khi phải kéo dài giờ làm việc để hoàn thành được công việc. Nếu làm việc trong những công trình lớn, tại các khu dân cư thì sẽ phải làm việc vào ban đêm.
4. Mức lương của Thợ phụ điện nước
Là một công việc vất vả, bận rộn, có đôi khi phải đối mặt với nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe thế nhưng liệu mức lương của nghề này có cao?

Đối với những nghề hoạt động tay chân khác thì nghề Thợ phụ điện nước sẽ có mức thu nhập theo từng trường hợp. Nếu bạn hoạt động cá nhân thì sẽ nhận tiền sửa chữa theo những đơn đặt hàng của khách hàng, mức thu nhập này sẽ không ổn định mà tùy thuộc vào thiết bị bạn sửa và nhiều yếu tố khác nữa. Còn nếu bạn làm việc cho các công ty lớn chuyên về xây dựng và lắp đặt thì nguồn thu nhập sẽ ổn định hơn, việc làm sẽ đều mỗi ngày hơn.
Theo thống kê trung bình mức lương của thợ phụ điện nước sẽ rơi vào khoảng 5 triệu cho đến 7 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ khoảng trên 10 triệu đồng/tháng.
Vào những mùa cao điểm như mùa hè thì nhu cầu về lắp đặt, sửa chữa các trang thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh sẽ tăng lên. Còn vào mùa đông thì các thiết bị như bình nóng lạnh, máy sưởi,... cũng sẽ tăng. Khi đó nguồn thu nhập của người thợ cũng sẽ tăng theo.
5. Ưu điểm của Thợ phụ điện nước
- Điện nước là những nhu cầu cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Chính vì vậy công việc sửa chữa điện nước là một nghề không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày dù bạn ở bất kì đâu cũng sẽ có người cần đến bạn
- Đây là công việc ổn định, không mang tính thời vụ cao. Cụ thể với nghề này khách hàng sẽ luôn có nhu cầu cần khắc phục, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện nước trong gia đình.
- Có thể hành nghề ở bất cứ đâu bởi tính chất và nhu cầu của hệ thống điện nước là vô cùng cần thiết với tất cả những hộ gia đình. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng kiếm việc làm với nghề này dù bạn sống tại đâu.

- Đây là công việc cũng không đòi hỏi quá nhiều các kỹ năng chuyên biệt như một số nghề khác. Chỉ cần bạn có cho mình sức khỏe tốt và sự kiên trì học hỏi là đã đủ để bạn theo được nghề này rồi.
6. Khó khăn của Thợ phụ điện nước
- Đây là công việc tương đối vất vả bởi bạn sẽ phải làm việc trong điều kiện môi trường không được thoải mái. Đôi khi sẽ phải lắp đặt các thiết bị trên cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Có đôi khi phải chui vào những khu vực ẩm thấp để xem xét hệ thống nước. Cũng có lúc phải đứng ngoài trời nắng để lắp đặt, thi công.
- Thợ phụ điện nước không những phải khỏe mà còn phải khéo tay. Để có thể lắp đặt hoặc sửa chữa cho các thiết bị điện nước thì bạn còn phải khéo léo để tránh không làm hỏng chúng thêm. Đồng thời quá trình sửa chữa hay lắp đặt phải thật nhanh chóng, gọn lẹ không gây mất quá nhiều thời gian hoặc bày quá bừa ra nhà của khách hàng sẽ khiến họ khó chịu không muốn gọi bạn quay lại lần sau. Nhiều lúc, sau khi lắp đặt xong các hệ thống mạch nước hoặc mạch điện, người thợ phụ điện nước cũng phải kiêm luôn công việc của một người thợ xây đó là chát lại tường, xoa vôi, sơn lại sao cho những bức tường đó y nguyên như ban đầu.

- Là một nghề vất vả và nguy hiểm là thế nhưng đôi khi những người thợ phụ điện nước còn phải đối mặt với sự khó chịu từ khách hàng như mặc cả, ép giá lắp đặt, sửa chữa. Nếu làm cho những người chủ không uy tín thì đôi khi còn bị ăn chặn tiền lương. Bên cạnh đó nếu bạn làm tư nhân hoặc chỉ làm thuê cho những cửa hàng sửa chữa nhỏ thì cũng không được hưởng các quyền lợi về lao động như đóng bảo hiểm y tế, hưởng các khoản hỗ trợ, thưởng lễ tết. Chính vì vậy hãy tìm cho mình những công ty, xí nghiệp có liên quan đến ngành nghề này để làm việc và hưởng những quyền lợi mà bạn đáng được hưởng khi lao động nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và chia sẻ về việc làm thợ phụ điện nước. Hy vọng qua đây bạn có thể nắm bắt được thêm thông tin và những lưu ý để có thể tìm chọn cho mình những vị trí công việc phù hợp và với mức lương mong muốn.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
