Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Công ty

Nằm ở tọa độ 20°20′23″B 105°50′04″Đ và sở hữu diện tích khoảng 175,5 km2, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình là nơi tập trung của rất nhiều các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc, nổi bật là chùa Bái Đính - ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Đây là một trong những lợi thế về du lịch giúp cho kinh tế huyện Gia Viễn được phát triển ổn định, đồng thời tạo là nguồn việc làm chất lượng cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, thị trường việc làm tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình còn có những đặc điểm gì khác? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Đôi nét về huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Trong suốt gần một thập kỷ này, người dân huyện Gia Viễn nói riêng và khách du lịch từ khắp các vùng miền tổ quốc nói chung được chứng kiến cuộc “lột xác” ngoạn mục từng ngày của huyện thành này. Vốn được biết đến là vùng đất có lịch sử lâu đời, huyện Gia Viễn được thành lập từ năm 869 với tên gọi là Như Viễn dưới thời nhà Đinh. Sau nhiều diễn biến lịch sử dựng nước và giữ nước, huyện chính thức có tên gọi là Gia Viễn đồng thời là xác nhập của 21 xã thị trấn vào ngày 1/4/1986, lấy thị trấn Me là huyện lỵ. Gia Viễn hiện nay hiện có hơn 120 nghìn nhân khẩu, trong đó chiếm đến 95% là dân nông thôn và 5% là dân thành thị. Đây được xem là một yếu tố thuận lợi về nguồn nhân lực dồi dào đóng góp cho thị trường lao động của huyện Gia Viễn.
2. Những tiềm năng kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp tại Gia Viễn

Vốn bản chất là huyện có kinh tế thuần nông, song đến nay huyện Gia Viễn đã có được những khởi sắc về kinh tế, phát triển đa ngành nghề, lĩnh vực tại địa phương. Theo Tổng cục thuế, hiện nay toàn địa bàn huyện có khoảng gần 1000 doanh nghiệp đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở thị trấn Me và rải rác ở 20 xã khác của huyện. Cùng với đó là hơn gần 8000 cơ sở sản xuất kinh doanh. Đây là những kết quả đáng tự hào mà huyện Gia Viễn đã có được, góp phần ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Cuối năm 2019, báo cáo về GDP đầu người tại huyện cho thấy mức thu nhập của người đã tăng hơn rất nhiều so với các năm trước đó với con số là 45,1 triệu/1 người/1 năm.
Huyện Gia Viễn sở hữu một vị trí đắc địa, với địa hình đa dạng, tạo thuận lợi phát triển cho du lịch thắng cảnh. Góp phần cùng với yếu tố về văn hóa và lịch sử lâu đời, huyện Gia Viễn có được cơ hội phát triển rất nhiều các loại hình du lịch, trong đó nổi bật là du lịch tâm linh các ngôi chùa, đền nổi tiếng như: Chùa Bái Đính, Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, Đền Thánh Nguyễn, … Vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi của huyện Gia Viễn đã giúp cho huyện hình thành được các vùng trũng tạo ra các đầm, hồ, động. Nhiều địa danh non nước nổi tiếng có thể kể đến như: Khoáng nóng Kênh Gà, đầm Vân Long, động Thiên Hà, động Hoa Lư, động Địch Lộng, … Nhờ những lợi thế này mà huyện Gia Viễn hiện nay bình quân mỗi năm thu hút được khoảng xấp xỉ 4 triệu lượt khách. .
.jpg)
Địa hình sẵn có của huyện không chỉ hình thành nên các cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là đặc điểm để phát triển giao thông về đường thủy. Hiện nay huyện Gia Viễn đang sở hữu 4 cảng và bến đò phục vụ cho 2 tuyến giao thông đường thủy quốc gia trên sông là: sông Hoàng Long và sông Đáy. Các cảng gồm có: Cảng Đế (xã Gia Phú, huyện Gia Viễn), Cảng Gián Khẩu (xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn), Cảng Vinakansai (xã Gia Tân, huyện Gia Viễn), Bến Gia Thanh (xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn), … Thêm vào đó yếu tố sông ngòi cũng là một trong những động lực để giúp huyện Gia Viễn có thể phát triển về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay trên toàn địa bàn huyện Gia Viễn có khoảng gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Không chỉ là giao thông đường thủy, huyện Gia Viễn cũng có những thuận lợi nhất định cả về giao thông đường bộ. Điển hình như quốc lộ 1A nối liền Bắc Nam đi qua 3 xã của huyện Gia Viễn đến 4km, quốc lộ 37C - tuyến đường nối 3 tỉnh Nam Định - Ninh Bình - Hòa Bình cũng đi qua 3 xã của huyện dài 3.9km. Cùng với đó là các tuyến tỉnh lộ của huyện gồm: tỉnh lộ 477B, tỉnh lộ 477C, và tuyến đường Bái Đính - Ba Sao phục vụ chính cho du lịch tại địa phương. Nhờ vào các tuyến đường đi qua địa bàn huyện Gia Viễn này mà kinh tế huyện có cơ hội được xuất hiện thêm về mảng vận tải, logistic, góp phần gia tăng số lượng doanh nghiệp trong khu vực. Hiện nay, theo thống kê của Tổng cục thuế, huyện Gia Viễn đang có khoảng hơn 70 doanh nghiệp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải.
3. Các việc làm phổ biến tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

3.1. Việc làm sản xuất công nghiệp
Có thể nói trong tất cả ngành đang hiện diện tại huyện Gia Viễn, nhóm việc làm ngành sản xuất đang là chiếm đa số. Bởi lẽ, lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyện không chỉ gồm có sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ các làng nghề truyền thống mà còn sản xuất theo hướng dây chuyền tại các nhà máy, khu công nghiệp. Nhìn chung nhóm việc làm này hướng đến đối tượng lao động phổ thông của địa phương. Trên đại bàn huyện hiện nay, có tổng cộng 3 cụm công nghiệp là:
- Khu công nghiệp Gián Khẩu (xã Gia Trấn, Gia Xuân): tập trung sản xuất về vật liệu gia dụng, may mặc và một số sản phẩm của ngành dịch vụ
- Cụm công nghiệp Gia Sinh (xã Gia Sinh): là khu công nghiệp xa khu dân cư nhất với mục đích sản xuất hóa chất và các vật liệu xây dựng, phân bón
- Cụm công nghiệp Gia Vân (xã Gia Vân): chủ yếu tập trung của các xưởng sản xuất nội thất, đồ gỗ, mỹ nghệ và các sản phẩm gia dụng bằng mây tre đan
.jpg)
Cùng với đó là hàng chục làng nghề truyền thống, có thể kể đến như: làng nghề đan cót thôn Vân Thị, xã Gia Tân; Mây tre đan thôn An Thái, xã Gia Trung; thêu ren thôn Lãng Nội, xã Gia Lập và thôn Vũ Đại, xã Gia Xuân … Trái ngược hoàn toàn với nhiều khu vực nông thôn khác, sản xuất của làng nghề truyền thống của huyện Gia Viễn có được những kết quả rất khả quan, từ đó mà giá trị sản xuất được giữ vững và duy trì việc làm này đến ngày này. Cuối năm 2019, huyện Gia Viễn thu về gần 33 nghìn tỷ đồng từ sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương và cả các huyện lân cận.
3.2. Việc làm dịch vụ - du lịch
Bên cạnh nhóm việc làm về sản xuất công nghiệp thì việc làm dịch vụ - du lịch của huyện thành này cũng không kém phần sôi động, đặc biệt hơn khi dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo chính được ban lãnh đạo địa phương tập trung phát triển trong chính sách kinh tế mới. Hiện nay, huyện Gia Viễn đang là nơi tập trung của 74 cơ sở lưu trú, trong đó bao gồm cả các hình thức homestay, nhà nghỉ, khách sạn và cả các khu resort cao cấp. Kèm theo đó, số lượng các nhà hàng, quán ăn và các cửa hàng kinh doanh du lịch khác của địa phương cũng lên tới con số hàng nghìn. Chính vì điều này mà nó đã vô hình chung tạo ra một hệ sinh thái việc làm đa dạng cho người lao động tại địa phương.

Ngoài các việc làm lao động chân tay như phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, bồi bàn, lao công tại các nhà hàng khách sạn thì lao động trí thức tại Gia Viễn có thể có được cơ hội làm các công việc văn phòng như: quản lý khách sạn - nhà hàng, marketing dịch vụ nhà hàng khách sạn, hoặc các vị trí khác phục vụ cho dịch vụ du lịch địa phương. Trong đó, có xu hướng phát triển nhất phải kể đến việc làm kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, môi giới du lịch tại các văn phòng đang hoạt động trong lĩnh vực này, điển hình như:
- CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH NINH BÌNH MOUNTAIN VIEW (Xóm 4, Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HAPPYNATURE VIỆT NAM (Đường 477, Thôn Phù Long, Xã Gia Vân, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH NHẬT MINH (Xóm 6, Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LINH TRANG (Thôn Lãng Nội, Xã Gia Lập, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DU LỊCH THƯƠNG MẠI HOÀNG HÀ (QL 1A, Thôn Xuân Hòa, Xã Gia Xuân, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình)
3.3. Việc làm kỹ sư nông nghiệp

Thứ ba, không thể không nhắc đến khi nói về việc làm tại huyện Gia Viễn đó chính là nhóm việc làm nông nghiệp. Ở đây, nó không chỉ là các công việc thuần nông trồng trọt chăn nuôi mà tại huyện Gia Viễn việc làm này đã được phát triển dưới hình thức nghiên cứu và đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp mới. Cụ thể huyện Gia Viễn đang vốn có được những lợi thế về khí hậu, địa hình, thiên nhiên cho nên sản xuất nông nghiệp tại huyện thành này được đánh giá rất cao. Song số lượng phải đi kèm với chất lượng, vì vậy nên nông nghiệp của huyện cần đến những lao động trí thức nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các mô hình mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị nông sản địa phương.
Hiện nay trên địa bàn huyện có trên dưới 10 hợp tác xã và công ty nghiên cứu sản xuất nông nghiệp với hàng trăm mô hình trồng trọt và chăn nuôi kiểu mới. Nổi bật nhất là những cái tên như:
- CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ S-GARDEN (Thôn Đá Hàn, Xã Gia Hòa, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA VIỄN (Phố Tiến Yết, Thị trấn Me, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- HTX SINH DƯỢC (xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
- HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP XÃ GIA PHƯƠNG (Tại UBND xã Gia Phương, Xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình)
.jpg)
Bên cạnh việc nghiên cứu thì công việc của các kỹ sư nông nghiệp đó là liên kết với các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp để có thể tìm ra những giống cây mới phù hợp với khí hậu và đất đai của địa phương. Đồng thời họ cũng là người tìm kiếm các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu để giúp đẩy mạnh thương hiệu nông sản Gia Viễn.
Ngoài những 3 nhóm việc làm nổi trội trên thì còn có rất nhiều việc làm khác nữa mà bạn có thể tìm thấy ở địa phương này. Huyện Gia Viễn, Ninh Bình hiện nay đang càng ngày càng khẳng định được là một khu vực có thị trường việc làm hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình nói chung và khu vực miền Bắc nói chung. Vậy nên các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Đừng quên truy cập website timviec365.vn để sàng lọc và nắm bắt cho mình những vị trí ứng tuyển phù hợp nhất nhé!
- Rút gọn