Việc làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Nhắc tới nghề ngân hàng chắc hẳn ai cũng viết đến chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng mà ít ai nhắc tới chuyên viên hỗ trợ tín dụng. Đây cũng là một công việc không kém phần quan trọng để ngân hàng có thể hoạt động và phát triển một cách ổn định, hãy cùng mình đi tìm hiểu về công việc này nhé!
1. Việc làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì?
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng còn có một số các tên gọi khác như chuyên viên quản lý tín dụng, chuyên viên quản lý chứng từ, chuyên viên kiểm soát giải ngân,… Tùy từng ngân hàng sẽ có cách gọi tên khác nhau. Tuy tên gọi khác nhau nhưng công việc chính của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng là hỗ trợ cho các nhân viên tín dụng hay còn được gọi là nhân viên chăm sóc khách hàng xử lý các hồ sơ sau khi các khoản vay được phê duyệt.

Họ là những người chịu trách nhiệm kiểm tra và rà soát là hộ sơ thêm một lần nữa để đảm bảo các thủ tục được hoàn tất cho khách hàng với mục tiêu là thực hiện ước mơ vay vốn và sẽ quản lý hồ sơ của khách hàng trong suốt quá trình vay.
Có thể nói đây là một vị trí quan trọng giúp ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro tại chỗ. Hiện nay, vị trí này có mặt ở tất cả các chi nhánh Ngân hàng cũng như hội sở nên nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng là rất lớn.
2. Mô tả công việc của chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Công việc của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng được chia ra làm hai công đoạn trước giải ngân và sau giải ngân. Cụ thể công việc như sau:
2.1. Công việc chuyên viên hỗ trợ tín dụng trước giải ngân
- Là đầu mối trong việc tiếp nhận, kiểm tra và luân chuyển hồ sơ
Tiếp nhận được đầy đủ hồ sơ tín dụng của khách hàng sau khi đã có văn bản phê duyệt (đồng ý cho vay) từ chuyên viên quan hệ khách hàng. Sau đó kiểm tra tính hợp lệ, tuân thủ và đẩy đủ cho bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và quy định của ngân hàng nhà nước cũng như quy định nội bộ của ngân hàng. Nếu xảy ra thiếu xót trong hợp đồng, hồ sơ cần phán ảnh lại để bổ sung đầy đủ.

Ngoài ra còn phối hợp cùng với các chuyên viên khách hàng để bổ sung và hoàn thiện các chứng từ còn thiếu. Khi đã hồ sơ khách hàng đa đầy đủ thì chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ scan hồ sơ bản chính gửi yêu cầu lên hệ thống các hộ phận như trung tâm hỗ trợ tín dụng hay trung tâm tài trợ thương mại. Thực hiện công việc soạn thảo hoặc kiểm soát hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp để đảm bảo mở hạn mức giải ngân, phát hành bảo lãnh, LC, chiết khấu.
- Thực hiện công việc hoàn thiện các hồ sơ cấp tín dụng
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện về tính đầy đủ, rõ ràng, hợp lệ, xác thực một cách hợp pháp của bộ hồ sơ giải ngân. Trên thực tế chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải soạn thảo các loại giấy tờ trong một bộ hồ sơ tín dụng như sau:

+ Hồ sơ tài sản bao gồm: hợp đồng thế chấp, phụ lục hợp đồng thế chấp, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, biên bản định giá bảo đảm tài sản.
+ Hồ sơ tín dụng bao gồm: Hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng tín dụng, đề nghị giải ngân, khế ước nhận nợ, giấy lĩnh tiền mặt và giấy lĩnh tiền có mặt 3 bên.
Bên cạnh đó, các chuyên viên hỗ trợ tín dụng còn là đại diện của ngân hàng thực hiện ký các chứng từ tín dụng với khách hàng tại trụ sở của ngân hàng hoặc phòng công chứng. Thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo đảm tài sản theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
2.2. Công việc của chuyên viên hỗ trợ tín dụng sau giải ngân
- Theo dõi các khoản vay, bảo lãnh, chứng từ L/C,…đến hạn thanh toán và tất toán thông tin cho chuyên viên chăm sóc khách hàng. Điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ sau khi đã có phê duyệt và lãi suất trên hệ thống.
- Quản lý hồ sơ khách hàng và thực hiện các báo cáo trình lên cấp trên. Thực hiện làm các bản cáo như báo cáo dư nợ, báo cáo quá hạn và trích lập dự phòng, báo cáo kiểm kê hồ sơ tín dụng và rất nhiều các loại báo cáo khác.

Ngoài ra còn tham ra vào quy trình nội bộ của các dự án nhằm tăng chất lượng phục vụ tại cụm hỗ trợ tín dụng. Chủ động đề xuất các sửa đổi cho quy trình nhăm tăng năng suất và chất lượng dịch vụ hỗ trợ tín dụng.
- Lưu trữ hồ sơ khách hàng theo quy định Mọi thông tin khách hàng đều phải được bảo mật một cách tuyệt đối. Do vậy, việc lưu giữ và quản lý hồ sơ phải đảm bảo diễn ra theo đúng quy trình của ngân hàng.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các phòng ban theo yêu cầu của kiểm toán và phòng ban giám sát tín dụng.
Công việc của một chuyên viên tín dụng là ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chăm sóc, tận tình cho khách hàng của mình không quản ngại khó khăn. Mục đích cuối dùng là giúp khách hàng có thể làm các thủ tục hồ sơ vay vốn một cách thuận tiện nhất. Mình xin tặng cho các bạn chuyên viên hỗ trợ tín dụng bài thơ dưới đây:
Năm châu bốn bể là nhà
Vay tiền khó quá thì đừng có lo
Giấy tờ thủ tục rõ ràng
Chuyên viên tín dụng em lo hết rồi
Dù khó khăn cũng chẳng màng
Hồ sơ đảm bảo duyệt nhanh tức thì
3. Điều kiện để có thể trở thành một chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng chính là người giảm thiểu các rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng. Bởi vậy, để đảm nhận vị trí này thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có các kỹ năng phục vụ cho công việc chuyên viên hỗ trợ tín dụng như: Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm với các phòng ban, Kỹ năng soạn thảo văn bản, tin học văn học,… Bạn cũng có thể học các chứng chỉ ở bên ngoài để tạo ấn tượng hơn đối khi đi xin việc vị trí này.

- Không giống những vị trí khác, chuyên viên hỗ trợ tín dụng không quá khắt khe về ngoại hình của các ứng viên. Tuy nhiên, với tính chất công việc thường chuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các bạn có ngoại hình sáng hoặc biết cách trang điểm hợp lý.
- Song song với ngoại hình thì cũng cần có phẩm chất trung thực, tỉ mỉ và cần cận. Mỗi bộ hồ sơ của khách hàng đều phải được kiểm tra một cách đầy đủ để tránh xảy ra sai sót và gây tổn thất cho ngân hàng.
- Nắm chắc các kiến thức nghiệp vụ nền tảng như tín dụng, kế toán và am hiểu về pháp luật Việt Nam. Về các kiến thức chuyên môn trong ngân hàng sẽ có: sản phẩm bán chéo, sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các văn bản nghiệp vụ có liên quan.

- Những ứng viên vị trí chuyên viên hỗ trợ khách hàng đều cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh,… thậm chí các bạn học chuyên ngành luật đều có thể làm được.
- Thông thường các tin tuyển dụng của ngân hàng đều yêu cầu tối thiểu người có một năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay một số các lĩnh vực có liên quan đến ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, các bạn sinh viên mới ra trường đừng lo lắng vì cơ hội vẫn có thể đến với tất cả các bạn. Chỉ cần có thể nắm chắc các kiến thức và kinh nghiệm phía trên bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí chuyên viên hỗ trợ tín dụng.
4. Mức lương của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Theo như khảo sát thì lương của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ trong khoảng từ 6 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ được thưởng thêm hoa hồng dựa vào thành quả công việc mà bạn nhân viên đó đạt được.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng có các chính sách điều chỉnh mức lương hàng năm dựa vào thành quả công việc cũng như theo số năm gắn bó lâu dài với công ty.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh về công việc chuyên viên hỗ trợ tín dụng mà có thể các bạn đang quan tâm. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể tự cảm nhận mình có hợp với vị trí chuyên viên hỗ trợ tín dụng hay không và đưa ra những định hướng tương lai cho sự nghiệp của mình nhé!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
