Việc làm hỗ trợ tín dụng
Song song với sự phát triển của ngành Tài chính - Ngân hàng, người tìm việc lại được hưởng lợi bởi nhiều việc làm thuộc lĩnh vực này. Điển hình là việc làm hỗ trợ tín dụng - một vị trí không thể thiếu trong các tổ chức ngân hàng và công ty tài chính. Trên thực tế, hỗ trợ tín dụng cũng là nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn và chi tiết hơn về việc làm hỗ trợ tín dụng qua bài viết này nhé!
1. Đôi nét về việc làm hỗ trợ tín dụng là gì?

Là một vị trí quan trọng và phổ biến trong bộ phận tín dụng của các tổ chức ngân hàng, hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm chính trong việc tham gia giúp đỡ, hỗ trợ các nhân viên tín dụng về tài liệu, hợp đồng, hồ sơ,... Do đó, những nhiệm vụ gắn liền với việc làm hỗ trợ tín dụng có thể không giống nhau tùy vào địa điểm và đơn vị làm việc.
Hỗ trợ tín dụng là một chức danh được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau. Bạn có thể bắt gặp những cái tên như hỗ trợ kinh doanh, quản lý tín dụng, quản lý chứng từ,... Nhiệm vụ của họ có thể được thực hiện ngay khi quá trình gặp gỡ và trao đổi với khách hàng diễn ra, cho đến khi hợp đồng được hoàn chỉnh và chăm sóc khách hàng sau khi ký kết.
Theo đó, một trong những cộng sự đắc lực nhất của chuyên viên tín dụng đó chính là nhân viên hỗ trợ tín dụng. Có nhân viên hỗ trợ tín dụng, các công tác giám định sẽ hiệu quả và an toàn hơn, giảm thiểu những phát sinh về tín dụng cho các tổ chức ngân hàng. Các ngân hàng tuyển dụng nhân viên hỗ trợ tín dụng cũng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, minh bạch và công khai hơn.
2. Mô tả việc làm hỗ trợ tín dụng chính xác

Đa phần khi tuyển dụng nhân viên hỗ trợ tín dụng, các ngân hàng đều đăng bảng mô tả việc làm, trong đó thể hiện rõ yêu cầu đối với việc làm này. Mặc dù vậy, những nhiệm vụ của hỗ trợ tín dụng được tách ra làm hai phần: Trước và sau giải ngân, sau đây là chi tiết các nhiệm vụ của việc làm này:
2.1. Nhiệm vụ trước khi giải ngân
Trước khi giải ngân, hỗ trợ tín dụng có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất, là đầu mối tiếp nhận, luân chuyển và kiểm tra hồ sơ: Trong nhiệm vụ này, hỗ trợ tín dụng phải tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng với đầy đủ các thông tin sau khi hồ sơ đã được duyệt; Kiểm tra tính hợp lệ, chính xác, đầy đủ và tuân thủ của hồ sơ tín dụng dựa trên cơ sở và căn cứ của các quy định trong ngân hàng cũng như Nhà nước. Kịp thời phát hiện và phản hồi tình trạng nếu như hồ sơ không đáp ứng; Cùng với chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện hoàn thiện và bổ sung những chứng từ còn thiếu; Có trách nhiệm chính trong việc luân chuyển hồ sơ;...

- Thứ hai, trực tiếp làm các thủ tục hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng: Trong nhiệm vụ này nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải tiến hành soạn thảo đảm bảo tính tuân thủ của bộ hồ sơ giải ngân. Những giấy tờ cần được soạn thảo bao gồm: Hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản,...; Hỗ trợ tín dụng là đại diện của tổ chức ngân hàng làm việc với khách hàng tại phòng công chứng hay tại trụ sở văn phòng về việc trình và ký các chứng từ tín dụng; Trên cơ sở quy định của pháp luật, tiến hành các thủ tục liên quan đến tài sản; Phối hợp, giám sát hoàn thiện những chứng từ còn thiếu với chuyên viên QHKH.
2.2. Nhiệm vụ sau khi giải ngân
Sau giải ngân, nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, tiến hành theo dõi và giám sát các khoản bảo lãnh, vay,... đến hạn tất toán hoặc thanh toán. Đồng thời trình báo với chuyên viên QHKH, thực hiện điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn trả nợ trên hệ thống. Những nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Nhập dữ liệu các khoản vay lên hệ thống và theo dõi; Tiếp nhận và tiến hành sao kê dữ liệu khách hàng đến hạn tất toán hoặc thanh toán và trình báo lên chuyên viên QHKH; Lập và gửi đề nghị thu nợ, hạch toán các khoản lãi, phí, gốc và tiến hành điều chỉnh số tiền cũng như kỳ hạn thanh toán; Tiếp nhận và gửi danh sách đến hạn kiểm tra mức độ tuân thủ tiêu chuẩn tín dụng đối với KH từ các bộ phận chức năng, hoàn thiện hồ sơ KH; Thực hiện các thủ tục đối với KH tất toán những khoản nợ.

- Thứ hai, theo dõi và thực hiện báo cáo: Hỗ trợ tín dụng phải trực tiếp xây dựng các báo cáo có liên quan đến tín dụng (quá hạn, dư nợ, lãi suất, tài sản đảm bảo, bảo lãnh,...) hay các báo cáo khác; Trực tiếp tham gia hoàn thiện các dự án, quy trình trong nội bộ với mục tiêu nâng cấp chất lượng dịch vụ tại điểm. Xây dựng và trình các đề xuất, ý kiện để sửa đổi, tối ưu quy trình cung cấp dịch vụ tín dụng tại điểm.
- Thứ ba, lưu trữ và quản lý chứng từ, hồ sơ theo quy định: Thực hiện việc lưu trữ, sắp xếp, quản lý và đảm bảo tính bảo mật dữ liệu cho toàn bộ hồ sơ tín dụng liên quan đến khách hàng. Đảm bảo quy trình quản lý và xuất nhập tài sản theo quy định nội bộ của tổ chức.
- Thứ tư, hỗ trợ cung cấp hồ sơ, dữ liệu theo yêu cầu khi được kiểm toán và giám sát.

- Thứ năm, tham gia vào quá trình định giá, thẩm định giá tài sản: Nhiệm vụ này chỉ được thực hiện với nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng ở một số tổ chức ngân hàng nhất định, ví dụ như PG Bank, Lienviet,... Đối với một số ngân hàng khác, chẳng hạn như ngân hàng thương mại, nhiệm vụ này thường được phân cho các chuyên viên thẩm định hay các chuyên viên QHKH,...
- Thứ sáu, hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ bán chéo sản phẩm: Để tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, ở một số ngân hàng, bán chéo sản phẩm là một chỉ tiêu nhiệm vụ cho các nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng. Chẳng hạn như chỉ tiêu tháng đó, nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ phải tư vấn, ký kết được bao nhiêu hồ sơ tín dụng, bao nhiêu khách hàng tiền gửi,... Đây cũng là một nhiệm vụ mang nhiều áp lực đối với việc làm này.
3. Tiêu chí tuyển dụng việc làm hỗ trợ tín dụng

Thông qua việc tìm hiểu những nhiệm vụ cần làm của nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng, có thể dễ dàng nhận ra vị trí này không hề nhẹ nhàng. Việc làm này được tuyển dụng phổ biến ở các ngân hàng. Bất cứ ai cũng có thể ứng tuyển nếu như bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
- Về chuyên môn: Ứng viên tốt nghiệp hệ ĐH trở lên các chuyên ngành Quản lý kinh doanh, Tài chính ngân hàng,... hoặc một số chuyên ngành liên quan khác.
- Về kinh nghiệm: Đa phần ở vị trí này, nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm trong khoảng 1 - 2 năm từng làm việc ở bộ phận, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Hãy đã từng làm việc dưới các chức danh cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng. Kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng cũng như ngân hàng.
- Về kỹ năng và phẩm chất: Có tư duy logic, định hướng tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng dịch vụ khách hàng, kỹ năng xử lý khiếu nại. Năng lực giải quyết vấn đề, sắp xếp công việc tốt; kỹ năng ra quyết định, phân tích dữ liệu, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Hãy cố gắng đọc kỹ những yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng đơn vị ngân hàng mà bạn mong muốn được làm việc nhé. Nếu về cơ bản, bạn đáp ứng được những tiêu chí trên đây, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển thành công ở vị trí hỗ trợ tín dụng.
4. Mức thu nhập và quyền lợi của việc làm hỗ trợ tín dụng

Lương của hỗ trợ tín dụng thường không được công khai trên các tin tuyển dụng. Nhìn chung, thu nhập của việc làm hỗ trợ tín dụng cạnh tranh, hấp dẫn và đặc biệt được xét theo năng lực thực tế của ứng viên. Một số quyền lợi cơ bản khác cũng được đáp ứng ở vị trí này như sau:
- Trên cơ sở chính sách của các ngân hàng, nhân viên/chuyên viên hỗ trợ tín dụng được hưởng chế độ thưởng các ngày lễ, Tết.
- Được hưởng các chế độ phép dựa trên cấp bậc chức danh, bên cạnh đó vẫn được cắt một số ngày phép du lịch hè.
- Hưởng chính sách vay nợ ưu đãi lớn theo quy định nội bộ của ngân hàng.
- Bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng cung cấp và các chế độ bảo hiểm bắt buộc khác.
- Được tham gia miễn phí các khóa, lớp đào tạo cho từng vị trí cụ thể được ngân hàng tổ chức.
- Cơ hội được làm việc trong môi trường hiện đại, năng động, có nhiều cơ hội được tiếp xúc, học hỏi và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, còn được tham dự các sự kiện, kế hoạch hay chương trình do đơn vị tuyển dụng tổ chức.
5. Thông tin các trường đào tạo việc làm hỗ trợ tín dụng

Dựa trên căn cứ về yêu cầu đối với việc làm hỗ trợ tín dụng, chúng ta có thể thấy việc làm này xuất phát từ chuyên môn liên quan đến tài chính - ngân hàng hoặc một số chuyên ngành mang tầm vóc kinh tế khác. Để hành trình sự nghiệp của bạn gắn liền với việc làm hỗ trợ tín dụng, trước hết các ứng viên cần đảm bảo về điều kiện chuyên môn của mình.
Theo đó, bạn có thể học tập ở các cơ sở giáo dục chuyên đào tạo các chuyên ngành được ưu tiên khi ứng tuyển vào vị trí này như: Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại Hà Nội,...
6. Hướng dẫn tìm việc làm hỗ trợ tín dụng hiệu quả
Nếu đã đáp ứng đủ những tiêu chí để ứng tuyển vào vị trí hỗ trợ tín dụng. Việc còn lại của người tìm việc là lựa chọn những phương cách và một địa điểm cung cấp tin tuyển dụng uy tín. Timviec365.vn tự hào là đơn vị tuyển dụng việc làm và cung cấp nhân sự hàng đầu hiện nay. Với hệ thống tin tuyển dụng được xác thực với tỷ lệ 100%, người tìm việc không lo vướng vào những cạm bẫy lừa đảo hay rủi ro khác.
Truy cập vào trang chủ, nhập vào ô tìm kiếm từ khóa “hỗ trợ tín dụng”, bạn sẽ nhận ngay những tin tuyển dụng việc làm hỗ trợ tín dụng mới và hấp dẫn nhất!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
