Ngành xây dựng phát triển cũng kéo theo việc làm trong ngành này phát triển, trong đó có việc làm thợ xây. Đây là một việc làm thuộc nhóm lao động phổ thông và được rất nhiều người quan tâm đến. Cùng hiểu rõ hơn về việc làm thợ xây trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu chung về việc làm thợ xây
.jpg)
Thợ xây là một trong những việc làm không còn xa lạ với chúng ta hiện nay nữa. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều thì những việc làm trong ngành xây dựng lại càng có điều kiện phát triển. Đương nhiên trong số đó không thể nào kể đến việc làm thợ xây. Là một công việc phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc làm này.
Việc làm thợ xây hay còn gọi với cái tên là thợ xây dựng, thợ hồ, là người làm trong ngành xây dựng và có tay nghề hoặc là được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện và tham gia trong việc xây dựng nhà cửa, công trình, cơ sở hạ tầng,…Họ làm công việc này với tính chất là bán sức lao động và nhận thù lao theo tháng, theo công trình hoặc theo ngày. Đối với việc làm thợ xây thì được chia thành khá nhiều loại hình khác nhau như: Thợ nề, thợ mộc, thợ trộn hồ, thợ điện, thợ tô,…
Quả thật với mỗi việc làm khác nhau sẽ có những tính chất, đặc trưng riêng của công việc. Với việc làm thợ xây là một công việc chẳng thể lẫn với ngành nào. Bởi bản chất công việc của họ rất vất vả khi thường xuyên bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đối mặt với nhiều rủi ro, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn phải đối mặt là dị ứng xi măng.
Một việc làm khó khăn, vất vả là thế nhưng vẫn được đông đảo lực lượng lao động tìm kiếm và theo đuổi. Chúng ta cùng tìm hiểu về công việc của thợ xây trong nội dung phần tiếp theo để hiểu hơn về việc làm này nhé.
2. Mô tả việc làm thợ xây
Đối với việc làm thợ xây bạn sẽ phải thực hiện một số công việc chính như trộn vữa, trộn hồ, đào đất, nâng sắt, đào móng, quét vôi,…Hầu hết những công việc này đều mang tính chất bán sức lao động cao. Trong nhiệm vụ chính đó thì họ vẫn phải làm thêm cả một số công việc khác như:
.jpg)
- Việc làm thợ xây sẽ phải nghe theo sự chỉ đạo của chủ nhà thầu. Đối với những thợ phụ hay thợ nề thì sẽ phải hỗ trợ công trình cho thợ chính như: Mang nước, xách hồ, nâng gạch, chát vôi, đào đất, sơn tường,…Những công việc này tưởng chừng như đơn giản thế nhưng thực chất lại khá vất vả và nặng nhọc. Đa phần họ đều phải sử dụng sức lao động của mình cùng với những dụng cụ chuyên dụng để hoàn thành phần việc được giao. Còn với thợ chính, họ sẽ có nhiệm vụ là đọc bản vẽ, đọc dự án để tiến hành xây dựng công trình theo đúng tiến độ của công việc.
- Việc làm thợ xây còn phải trực tiếp thi công xây dựng đối với những công trình đã được phân công. Đây cũng được coi là một công việc chính đối với thợ xây dựng tại công trường. Nhiệm vụ chính trong công việc này bao gồm như sau:
.jpg)
+ Xây dựng từng bộ phận của nhà, đường, cầu, của cơ sở hạ tầng, công trình theo sự phân công, chỉ đạo của chủ thầu.
+ Tiến hành xây dựng tường, phân chia từng phòng, địa hình theo đúng bản thiết kế công trình
+ Tiến hành lắp đặt nhà cửa, làm cầu thang cho công trình xây dựng
+ Xây và hoàn thiện các công trình phụ như: Nhà bếp, vệ sinh, phòng tắm,…và cần phải quét vôi, sơn tường, lát gạch,…
+ Lắp đặt, hoàn thiện hệ thống điện nước và các thiết bị khác trong công trình theo yêu cầu của chủ thầu.
- Thợ xây còn phải phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến thi công công trình: Để hoàn thiện xong một công trình xây dựng theo nhu cầu của khách hàng sẽ cần đến rất nhiều bộ phận, công việc khác nhau. Chính vì thế mà mỗi khi gặp phải vấn đề nào đó như xảy ra lỗi thì sẽ phải phối hợp tất cả các bộ phận làm việc trong công trình đó để tìm ra hướng giải quyết, đương nhiên thợ xây cũng sẽ không ngoại lệ.
+ Cần phải giải đáp được những thắc mắc có liên quan đến vấn đề chuyên môn của mình mà trong phạm vi quyền hạn.
+ Cùng phối hợp với những công nhân xây dựng khác, bộ phận khác để tìm ra những nguyên nhân, lên phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian thi công công trình.
+ Thợ xây cũng sẽ đảm nhận công việc là đề xuất, đưa ra ý kiến với chủ công trình về việc mua mới, bảo dưỡng các dụng cụ làm việc và đồ dùng bảo hộ lao động mỗi khi cảm thấy cần thiết.
.jpg)
- Ngoài những công việc trên thì thợ xây còn phải làm thêm một số các công việc khác như:
+ Lắp đặt thiết bị giàn giáo để thi công đối với những công trình cần phải làm trên cao. Công tác lắp đặt này cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, tuân theo đúng quy trình nếu không sẽ không thể đảm bảo về an toàn đối với người thực hiện.
+ Thực hiện khuân, vác các vật dụng, các trang thiết bị để phục vụ cho công việc xây dựng tại công trường. Đây là những vật dụng quan trọng không thể thiếu được với thợ xây, vì thế mà trước khi vào giờ làm họ sẽ phải tự khuân vác đồ nghề để tiến hành công việc.
+ Thợ xây còn phải tham gia vào những buổi tập huấn, các buổi đào tạo nâng cao tay nghề nếu như được cấp trên cử đi. Việc nâng cao tay nghề này đối với thợ xây rất quan trọng bởi họ có thể nâng lên vị trí thợ chính.
Nhìn chung, khối lượng công việc của thợ xây khá nhiều và vất vả. Không những thế mà họ còn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tai nạn lao động khác nhau. Nhiều khó khăn và vất vả là thế nhưng việc làm thợ xây vẫn được nhiều người tìm kiếm đặc biệt là nam giới ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi. Hãy cùng khám phá xem mức lương và quyền lợi của họ trong việc làm này như thế nào mà lại hấp dẫn lao động.
3. Những quyền lợi và mức lương đối với việc làm thợ xây
- Về quyền mà việc làm thợ xây được hưởng như sau:
+ Bởi tính chất công việc nặng nhọc, làm việc trực tiếp và chủ yếu tại công trình ngoài trời, vì thế mà thợ xây sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, đồ dùng làm việc như: Mũ, găng tay, quần áo, bay, dàn giáo,…để phục vụ cho công việc hàng ngày và đảm bảo an toàn cho bản thân.
.jpg)
+ Thợ xây tại một số công trường, công trình dự án lớn cũng sẽ được chủ đầu tư đóng, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động.
+ Thợ xây dựng tại các công trường sẽ được hỗ trợ cho những bữa cơm trưa, tối
+ Được tham gia các lớp, chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề thợ xây do chủ đầu tư cử đi học
+ Mọi người thường nghĩ rằng thợ xây sẽ ít có ngày nghỉ, điều đó cũng đúng, tuy nhiên họ vẫn có thể nghỉ khi có công việc cần thiết hoặc nghỉ vào những ngày lễ tết.
+ Bên cạnh những quyền lợi trên thì thợ xây sẽ được hưởng thêm một số quyền lợi khác từ chủ công trình.
Đó là về quyền lợi, còn với mức lương mà việc làm thợ xây được hưởng sẽ như thế nào?
.jpg)
Dường như mức lương cụ thể vẫn là một ẩn số với việc làm thợ xây. Đối với việc làm này, họ sẽ nhận được mức lương theo năng lực của bản thân. Chúng ta đều biết, việc làm thợ xây là một việc làm lao động chân tay, chủ yếu là bán sức lao động, không chỉ có vậy mà họ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, tai nạn công trình khác nhau. Với những khó khăn đó, mức thu nhập mà họ nhận được không phải là thấp.
Nếu như bạn là thợ xây phụ thì mức lương trung bình một ngày khoảng 200 – 350.000 đồng/ngày, còn đối với thợ xây chính thì mức lương trung bình ngày khoảng 400 – 600.000 đồng/ngày. Đối với hình thức nhận lương theo ngày công nhật như vậy thì họ sẽ bị hạn chế bởi do tính thất thường thời tiết. Nếu như mưa, bão thì sẽ phải nghỉ và không được tính công. Còn nếu như thợ xây làm theo hình thức khoán thì mức lương đưa ra sẽ được thỏa thuận trước và họ sẽ yêu cầu về thời gian hoàn thành. Tuy không mất công nhưng bạn sẽ bị áp lực bởi thời gian hoàn thành công trình.
Nhìn chung, về mức lương và quyền lợi đối với việc làm thợ xây không phải thấp, thế nhưng xét về mặt bằng chung và đặc thù công việc đối với họ thì câu hỏi đặt ra ở đây là đã xứng đáng hay chưa?
4. Yêu cầu chung đối với việc làm thợ xây hiện nay
.jpg)
Thợ xây là một việc làm lao động phổ thông, bởi vì thế mà khi đưa ra thông tin tuyển dụng cũng sẽ không có quá nhiều yêu cầu như với một số việc làm văn phòng, chuyên ngành khác. Các yêu cầu chính là thợ xây phải đáp ứng như sau:
+ Thợ xây sẽ chỉ tuyển dụng nam giới trong độ tuổi từ 25 – 40 là chủ yếu, ít tuyển nữ, nếu như có tuyển nữ thì chỉ đảm nhận thợ phụ hồ, xách vữa, khuôn gạch hoặc nấu cơm tại công trình.
+ Nếu như bạn là một người có kinh nghiệm trong công việc này hoặc là các công việc liên quan sẽ là một lợi thế khi xin việc.
+ Cần phải nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc để mọi công việc được giao dễ dàng tiếp nhận hơn.
+ Yêu cầu quan trọng nhất ở công việc này có thể nói đó chính là sức khỏe. Sức khỏe là một tài nguyên chính đối với việc làm thợ xây. Đặc biệt các công việc, nhiệm vụ sẽ luôn ở vất vả, vì thế mà khi tham gia vào việc làm này, bạn hãy chuẩn bị một sức khỏe tốt, ổn định để có thể đảm bảo khối lượng công việc tại công trình.
5. Kinh nghiệm tìm việc làm thợ xây hiệu quả nhất
.jpg)
Đây là việc làm không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bản thân ứng viên. Chính vì thế mà bạn có thể học nghề ngay tại công trình ở những người thợ chính có kinh nghiệm, hoặc bằng những kinh nghiệm thực chiến của mình để dễ dàng ứng tuyển hơn.
Kinh nghiệm tốt nhất khi xin việc làm thợ xây đó chính là bạn hãy tìm đến tận công trình đó để gặp chủ đầu tư xin việc. Tuy nhiên cách này lại có phần mất thời gian và công sức. Thế nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin không chỉ có thể tìm kiếm việc làm văn phòng đơn giản mà tìm kiếm việc làm thợ xây cũng không còn là vấn đề. Tại trang web timviec365.vn, bạn có thể dễ dàng thấy được thông tin tuyển dụng của rất nhiều doanh nghiệp với việc làm thợ xây. Các thông tin này được cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác 100%. Hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội với việc làm thợ xây ngay hôm nay nhé.
Trên đây chúng ta đã đồng hành cùng nhau để tìm hiểu xong về việc làm thợ xây. Là công việc nhiều vất vả nhưng cũng rất thú vị, rất mong với những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
