Việc làm trợ lý dự án xây dựng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Trợ lý dự án xây dựng là một việc làm tương đối phổ biến hiện nay. Với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, giao thông, cầu cống hay đường xá, càng ngày càng có nhiều công trình xây dựng mọc lên. Để giám sát, theo dõi và báo cáo tiến độ công việc, trợ lý dự án xây dựng là người được giao phó trách nhiệm hỗ trợ người quản lý dự án. Vậy việc làm trợ lý dự án xây dựng như thế nào, mức lương, chế độ đãi ngộ và cơ hội việc làm như thế nào?
1. Một số thông tin về việc làm trợ lý dự án xây dựng
Đằng sau những công trình nguy nga và rộng lớn mang lại sự tiện lợi và sang trọng cho người sử dụng là công sức của rất nhiều người. Mỗi công trình là một dự án, mỗi dự án đều được quản lý nghiêm ngặt và được thực hiện bởi rất nhiều người, trong đó phải kể đến trợ lý dự án xây dựng.
.jpg)
Trợ lý dự án xây dựng nói một cách khác là người hỗ trợ quản lý để giám sát, theo dõi và thực hiện một số công việc được giao bởi quản lý. Do đó, trợ lý dự án xây dựng thường ‘không được phép’ chủ động khi thực hiện nhiệm vụ. Lý do đơn giản vì trợ lý là người hỗ trợ quản lý do đó sẽ nghe và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và giao phó từ quản lý dự án. Tuy nhiên không phải trợ lý dự án hoàn toàn không chủ động trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn như, quản lý giao cho trợ lý dự án thực hiện tìm kiếm đối tác cung cấp. Nếu người trợ lý dự án chỉ tìm kiếm đối tác mà không xem xét các yêu cầu phù hợp với dự án và chủ động liên lạc với nguồn cung cấp thích hợp thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ.
Trợ lý dự án xây dựng là một người đa nhiệm khi phải thực hiện rất nhiều đầu việc khác nhau. Ứng viên cần đảm bảo các kỹ năng cần thiết để có thể ‘trụ vững’ ở vị trí này. Hoạt động của trợ lý dự án sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như quy trình thực hiện dự án. Do đó nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ cũng như đưa ra yêu cầu khắt khe hơn với trợ lý dự án xây dựng. Vậy bạn có thắc mắc tại sao trợ lý dự án xây dựng là một người đa nhiệm hay không, cùng tìm hiểu tiếp nhé.
2. Mô tả cụ thể việc làm trợ lý dự án xây dựng
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về việc làm trợ lý dự án xây dựng dưới đây. Qua đây bạn sẽ hiểu hơn về tính đa nhiệm cũng như các kỹ năng được yêu cầu từ một người trợ lý dự án.
2.1. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ quản lý dự án
.jpg)
Đầu tiên, trợ lý dự án xây dựng phải tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thông tin cơ bản liên quan đến dự án xây dựng. Cụ thể, trợ lý dự án cần tiếp cận và nắm rõ các thông tin về dự án xây dựng như chủ đầu tư, khách hàng, diện tích xây dựng, thời gian dự kiến, v.v. Qua đó trợ lý cũng cần tìm kiếm và làm việc với một số bên liên quan theo phân công của quản lý.
Tiếp theo là thực hiện các công tác hành chính cơ bản phục vụ cho quá trình thực hiện dự án xây dựng. Công tác hành chính bao gồm in ấn tài liệu và phân phát cho các bên liên quan như tài liệu để quản lý xây dựng theo dõi, tài liệu cung cấp cho các công nhân hay kỹ sư xây dựng để thực hiện công trình,... Trong đó, trợ lý dự án cũng chính là người soạn thảo một số hợp đồng, tài liệu và hồ sơ liên quan để in ấn và phân phát.
Đồng thời trợ lý dự án cũng chuẩn bị các cuộc họp, tham gia và ghi chép lại sự chỉ đạo hay những thảo luận của các bên liên quan đến dự án xây dựng. Chẳng hạn như cuộc họp thường xuyên giữa quản lý xây dựng và kỹ sư, cuộc họp giữa quản lý dự án với cấp trên cũng như với chủ đầu tư và khách hàng. Ngoài ra, trợ lý dự án xây dựng cũng cần thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan để đảm bảo công trình, dự án hoàn thành thuận lợi, đảm bảo tiến độ như kế hoạch đặt ra. Thủ tục hành chính như giấy tờ cho phép xây dựng, giấy tờ quy định xây dựng và sử dụng đất đai hợp pháp,...
.jpg)
Trợ lý dự án cũng cần bảo quản và lưu trữ tài liệu, tránh trường hợp bàn giao tài liệu lung tung, đến khi cần số liệu hay dẫn chứng lại không có. Bên cạnh đó, trợ lý cũng có thể hỗ trợ dịch tài liệu và phiên dịch giữa các đối tác trong nhiều trường hợp.
2.2. Theo dõi và cập nhật dữ liệu, số liệu
Trong quá trình xây dựng, có rất nhiều vấn đề và trường hợp xảy ra mà các kỹ sư không thể lường trước. Khi phát hiện vấn đề hay có sự thay đổi trong quá trình xây dựng như thay thế vật liệu xây dựng, mất thêm chi phí xử lý,... Hay một số dữ liệu công nghệ như số lượng thiết bị, vật tư phải bổ sung hoặc thừa lại, v.v. Trợ lý dự án cần theo dõi và cập nhật các dữ liệu thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xấu. Ảnh hưởng đến chất lượng công trình hay tiến độ hoàn thành dự án.
2.3. Giám sát tiến độ hoàn thành dự án, phân tích và đưa ra giải pháp
Đây cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng của trợ lý dự án xây dựng. Trợ lý sẽ hỗ trợ người quản lý đến công trình, theo dõi công trình có thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra hay không. Tiến độ của công trình xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn vào thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, tiến độ công việc có thể chậm lại. Trợ lý sẽ ghi chép lại và báo cáo với cấp trên để đưa ra kế hoạch triển khai.
.jpg)
Chẳng hạn tiến độ dự án xây dựng phải hoàn thành trong 6 tháng, đến tháng thứ ba theo kế hoạch là hoàn thành sơ bộ công trình. Tuy nhiên do nhiều vấn đề gặp phải trong tháng trước như nguyên vật liệu gặp trục trặc hay thời tiết quá ẩm ướt cũng khiến công trình bị chậm lại. Lúc này, các cấp trên liên quan sẽ theo dõi thông tin qua trợ lý để đưa ra kế hoạch cho tháng tiếp theo, Ví dụ như tăng giờ làm việc của nhân công hay tăng số lượng nhân công, v.v.
Quá trình triển khai hay sửa đổi bổ sung kế hoạch rất cần đến sự trợ giúp của trợ lý. Trợ lý dự án xây dựng không chỉ cung cấp số liệu mà còn đóng góp ý kiến để sửa đổi hay triển khai kế hoạch. Lý do hết sức đơn giản vì họ là người theo dõi dự án, do đó họ nắm được yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ, làm việc với kỹ sư để tiếp nhận ý kiến của họ. Thông qua đó đề xuất ý kiến và xử lý các vấn đề xảy ra dưới nhiều ý tưởng tốt hơn.
2.4. Bảo mật và thực hiện tốt việc được giao
Các công ty hay nhà đầu tư dự án, khách hàng đều yêu cầu những người tham gia dự án phải bảo mật thông tin thật tốt. Mỗi nhà đầu tư hay cung cấp đều có những tiêu chuẩn về thương mại, tài chính và kỹ thuật riêng. Là một người trực tiếp tham gia và làm việc với nhiều bên liên quan, thực hiện soạn thảo và in ấn nhiều tài liệu, trợ lý dự án yêu cầu cần tuân thủ đúng các quy định được đặt ra trong dự án.
.jpg)
Đồng thời họ cũng yêu cầu phải giữ bảo mật về các thông số kỹ thuật riêng hay tài chính và các tài liệu liên quan. Nếu để lộ ra ngoài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như ăn cắp bí quyết, thông số xây dựng, v.v.
3. Chế độ lương thưởng và đãi ngộ với việc làm này
Tùy thuộc vào yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng và năng lực của bạn mà mức lương trợ lý dự án xây dựng cũng có dao động khác biệt. Cụ thể, mức lương cứng tối thiểu hiện nay rơi vào khoảng chục triệu đồng một tháng. Mức lương cao nhất hiện nay có thể lên đến 20-40 triệu đồng một tháng. Với mức lương chục triệu đồng không phải quá lớn do đó nhiệm vụ của bạn cũng sẽ không nhiều và áp lực như ở mức lương cao hơn. Có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn thỏa thuận được mức lương hợp lý hơn.
Trở thành một trợ lý dự án, bạn cũng sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi như được đóng bảo hiểm, du lịch hàng năm, thưởng lương tháng 13 (đối với tùy công ty), được hưởng các phúc lợi của công ty và theo quy định Nhà nước hay được tham gia đào tạo từng quý,...
4. Trợ lý dự án xây dựng yêu cầu những gì?
.jpg)
Các yêu cầu việc làm này được timviec365.vn tổng hợp được qua các bản mô tả việc làm của các công ty, doanh nghiệp. Chủ yếu, trợ lý dự án cần đáp ứng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh thành thạo (mức lương sẽ cao hơn vị trí không biết tiếng Anh), có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm quản lý dự án chuyên dụng, có kỹ năng tin học văn phòng.
Tiếp đó, trợ lý dự án xây dựng cũng cần có kiến thức về bất động sản hay các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, v.v. Ngoài ra còn một số kỹ năng mềm như kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng lập kế hoạch, trung thực, cẩn thận, chăm chỉ,...
Trên đây là một vài mô tả về việc làm trợ lý dự án xây dựng. Mong bạn đọc có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về việc làm này để đưa ra các quyết định ứng tuyển đúng đắn.
- Rút gọn