Việc làm quản lý chuỗi nhà hàng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Công ty

Hiện nay, các thương hiệu nhà hàng, khách sạn với việc mở rộng quy mô thành chuỗi nhà hàng là điều quen thuộc và phổ biến. Vì thế, việc làm quản lý chuỗi nhà hàng được xem là một việc làm đầy tiềm năng với nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn. Với việc làm này, ứng viên sẽ có những quyền lợi ra sao? Cơ hội nào đang chờ các bạn ở phía trước với việc làm quản lý chuỗi nhà hàng? Cùng khám phá việc làm quản lý chuỗi nhà hàng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái quát về việc làm quản lý chuỗi nhà hàng
Khác với việc làm quản lý nhà hàng, việc làm quản lý nhà hàng được xem là việc làm với vai trò là quản lý, nhưng số lượng cửa hàng sẽ không chỉ là một cửa hàng cụ thể mà nhiều hơn thế. Ở đây, có thể là chuỗi cửa hàng ở một thành phố hay chuỗi cửa hàng tại một địa điểm nào đó tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng thương hiệu nhất định.
.jpg)
Dựa trên số lượng các cửa hàng mà bạn quản lý sẽ cho thấy được sự phát triển của thương hiệu nhà hàng đó. Đồng thời cho thấy được vai trò, trách nhiệm của người quản lý chuỗi cửa hàng. Điều này có ý nghĩa là không phải đơn giản để có thể đạt tới được vị trí quản lý chuỗi cửa hàng. Việc làm này yêu cầu kinh nghiệm cũng như phong cách quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo các cửa hàng hoạt động một cách ổn định, đúng theo quy định, định hướng mà công ty đề ra.
Hiện nay, việc làm quản lý cửa hàng được xem là khá phát triển với việc mở ra các cơ hội thăng tiến cho ứng viên. Đây cũng là việc làm mà nhu cầu tuyển dụng được xem là khá nhiều hiện nay khi các thương hiệu nhà hàng đang có tốc độ phát triển khá mạnh.
2. Việc làm quản lý chuỗi nhà hàng làm gì?
Quản lý chuỗi nhà hàng thực hiện những công việc gì? Đó có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn ứng viên muốn biết được câu trả lời. Việc mô tả công việc của việc làm quản lý chuỗi nhà hàng sẽ giúp bạn có thể hình dung được phần nào những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện với vai trò là quản lý chuỗi nhà hàng.
Và ngay sau đây sẽ là đáp án cho câu hỏi về công việc của quản lý chuỗi nhà hàng.
.jpg)
- Trực tiếp điều hành hoạt động các chuỗi nhà hàng
Với số lượng chuỗi các nhà hàng mà mình quản lý thì quản lý chuỗi nhà hàng sẽ có nhiệm vụ giám sát và điều hành trực tiếp các chuỗi nhà hàng đó. Điều này nhằm đảm bảo giúp cho các chuỗi nhà hàng thực hiện theo đúng quy định và vận hành một cách ổn định nhất.
- Lên kế hoạch các công việc cho từng vị trí
Có vai trò là quản lý, mỗi một vị trí trong nhà hàng đều có nhiệm vụ và chức năng riêng. Quản lý chuỗi nhà hàng cần phổ biến và quy định rõ công việc cũng như vai trò của mỗi bộ phận trong nhà hàng. Nhằm giúp các nhân viên thực hiện đúng chức năng của mình cũng như phối hợp ăn ý với nhau nhất có thể.
- Thực hiện việc training cho chuỗi nhà hàng
Mỗi một nhà hàng được mở ra để gia nhập vào chuỗi nhà hàng thì quản lý chuỗi nhà hàng sẽ giám sát và trực tiếp đào tạo đội ngũ nhân viên của nhà hàng đó. Phổ biến văn hóa hoạt động của nhà hàng cũng như các quy định và nghiệp vụ chuyên môn liên quan. Đảm bảo sự hoạt động đi vào nề nếp một cách nhanh nhất.
- Trực tiếp phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng các vị trí
.jpg)
Với hệ thống chuỗi nhà hàng thì việc tuyển dụng nhân sự thường khá nhiều. Giám sát chuỗi nhà hàng cần phối hợp với nhân sự để có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp và tiềm năng nhất.
- Trực tiếp đề xuất cũng như đảm bảo chế độ phúc lợi cho nhân viên
Là người làm việc và gắn bó với các nhân viên nhiều nhất, quản lý chuỗi nhà hàng sẽ là người nhận thấy được chế độ phúc lợi hiện tại có thực sự phù hợp hay không. Hơn hết, với vai trò là người lãnh đạo thì quản lý chuỗi nhà hàng cần đảm bảo quyền lợi cho nhân viên của mình. Như vậy, họ mới có thể gắn bó với nhà hàng cũng như sẵn sàng cống hiến.
- Xây dựng các kế hoạch phát triển nhà hàng
Quản lý chuỗi nhà hàng sẽ có nhiệm vụ xây dựng, hoạch định các kế hoạch nhằm mục đích phát triển nhà hàng hơn nữa. Có thể là nhượng quyền thương hiệu hay đưa ra các chương trình khuyến mãi,..
- Trực tiếp làm việc với các phòng ban liên quan
Việc phối hợp với các phòng ban liên quan là điều cần thiết với quản lý chuỗi cửa hàng. Như vậy, quản lý mới có thể nắm bắt được đầy đủ và chi tiết các thông tin liên quan tới sự phát triển của chuỗi cửa hàng cũng như các định hướng ở từng nội dung khác nhau.
- Chịu trách nhiệm mọi vấn đề trước ban giám đốc
Với quản lý chuỗi cửa hàng, chỉ cần có 1 trong số cửa hàng đó xảy ra vấn đề thì quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc. Các vấn đề có thể kể đến như target về doanh thu, các cam kết thực hiện, chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng,...
.jpg)
- Thực hiện việc báo cáo tổng kết
Theo một thời gian cụ thể thì quản lý chuỗi nhà hàng sẽ phải lập báo cáo tổng kết để nộp lên ban giám đốc. Điều này nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác và rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của các chuỗi cửa hàng do mình quản lý. Giúp ban giám đốc nắm bắt vấn đề được cụ thể và sát thực tế hơn.
- Đảm bảo chuỗi các nhà hàng vận hành theo đúng quy định
Quản lý chuỗi nhà hàng cần chắc chắn rằng những nhà hàng mình quản lý đều đảm bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn vận hành mà thương hiệu nhà hàng cam kết. Cùng với đó là chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng đúng theo quy định của công ty, đem lại sự hài lòng một cách tối đa của khách hàng khi đến với nhà hàng.
- Đảm bảo hình ảnh, thương hiệu công ty không bị ảnh hưởng
Hình ảnh và thương hiệu nhà hàng là điều quan trọng mà các quản lý chuỗi nhà hàng cần lưu ý. Mỗi một điều xảy ra thôi đều có thể khiến hình ảnh và thương hiệu của nhà hàng bị xấu đi, điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn tới doanh thu cũng như sự tồn tại và đứng vững của chuỗi nhà hàng đó.
Đây là những công việc mà quản lý chuỗi nhà hàng cần thực hiện. Ngoài những công việc kể trên thì quản lý chuỗi nhà hàng sẽ cần phải thực hiện các công việc do ban lãnh đạo yêu cầu.
3. Việc làm quản lý chuỗi nhà hàng có yêu cầu gì với ứng viên?
Việc quản lý một chuỗi các nhà hàng không phải là điều đơn giản. Vậy, để có thể ứng tuyển và đảm nhận vị trí này thì ứng viên cần thỏa mãn những điều kiện gì? Dưới đây sẽ là những yêu cầu từ việc làm quản lý chuỗi nhà hàng.
.jpg)
- Đầu tiên, bạn cần tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành như quản trị nhà hàng - khách sạn, quản trị kinh doanh hay các ngành nghề liên quan khác.
- Thứ hai, ứng viên cần có ít nhất là 3 năm kinh nghiệm với vị trí tương đương. Với những nhà hàng là thương hiệu lớn thì yêu cầu kinh nghiệm có thể lên tới là 5 năm.
- Thứ ba, sự am hiểu và có kiến thức về ngành F&B sẽ là điều cần thiết để bạn có thể đảm nhận và thực hiện tốt công việc quản lý chuỗi nhà hàng.
- Thứ tư đó chính là các kỹ năng liên quan. Những kỹ năng cần có để ứng tuyển việc làm quản lý chuỗi nhà hàng như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cơ bản. Đảm bảo bạn có thể khiến nhân viên và khách hàng hiểu được những điều mình nói cũng như phong cách trình bày chuyên nghiệp trong giao tiếp.
+ Kỹ năng đọc và xử lý tình huống hiệu quả. Với nhà hàng thì việc xảy ra những việc ngoài ý muốn không thiếu. Và đây là lúc mà quản lý chuỗi nhà hàng cần thể hiện vai trò của mình trong việc xử lý.
+ Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai các hoạt động phát triển nhà hàng. Việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch là điều cần thiết. Mỗi một giai đoạn khác nhau thì mục tiêu và định hướng phát triển nhà hàng cũng khác nhau. Do vậy, quản lý nhà hàng cần biết lập kế hoạch để giúp nhà hàng phát triển tốt.
+ Kỹ năng quản lý nhân sự và phân chia công việc.
- Thứ năm, các tố chất cần có của một quản lý chuỗi nhà hàng.
.jpg)
+ Năng động, nhiệt tình và chuyên nghiệp trong công việc.
+ Trung thực, có trách nhiệm với công việc và khả năng chịu được áp lực cao.
Về cơ bản thì đó là những yêu cầu của việc làm quản lý chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng thương hiệu nhất định mà yêu cầu công việc có thể cụ thể và rõ ràng hơn.
4. Những quyền lợi từ việc làm quản lý chuỗi nhà hàng
Trở thành quản lý chuỗi nhà hàng bạn sẽ nhận được những quyền lợi và đãi ngộ gì? Đây được xem là những thông tin quan trọng và có sức ảnh hưởng tới quyết định liệu bạn có thực sự nên đi theo con đường sự nghiệp này hay không.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và khả năng thăng tiến.
Đây được xem là điều đầu tiên mà ứng viên có thể nhận được khi trở thành quản lý chuỗi nhà hàng. Đây sẽ là môi trường giúp bạn ổn định với công việc và mở ra được những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân với lĩnh vực F&B đang ngày càng phát triển này.
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật như việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó là chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ theo ngày lễ,...
.jpg)
- Hưởng các chính sách đãi ngộ đến từ công ty. Các chuyến du lịch trong nước và quốc tế, các gói chăm sóc sức khỏe toàn diện, công tác phí chế độ lương thưởng hấp dẫn là những điều mà ứng viên sẽ nhận được với vai trò là quản lý chuỗi nhà hàng.
- Mức lương là điều không thể không nhắc đến khi nói về quyền lợi của quản lý chuỗi nhà hàng. Trung bình, vị trí này sẽ có thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng. Đây được xem là một mức thu nhập hấp dẫn và không phải dễ dàng để có thể đạt được.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc làm quản lý chuỗi nhà hàng. Mong rằng, với những chia sẻ này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc làm quản lý chuỗi nhà hàng cũng như nắm bắt được cơ hội cho chính mình.
- Rút gọn