Việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ
Trưởng phòng kiểm soát nội bộ được biết đến là một vị trí quản lý trong công ty. Có vai trò đối với việc thiết lập các chính sách kinh doanh cũng như quản lý rủi ro, việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm từ ứng viên. vậy, hiện nay, tình hình cũng như mức độ tuyển dụng trưởng phòng kiểm soát nội bộ ra sao? Việc làm này mang đến những cơ hội gì cho ứng viên? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ ngay sau đây nhé!
1. Khái quát chung về việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ
Việc làm trưởng phòng kiểm soát nội là vị trí quản lý, chịu trách nhiệm điều hành cũng như thực hiện các công việc của phòng kiểm soát nội bộ trong một tập đoàn hay công ty bất kỳ. Vị trí này có vai trò chính trong việc điều hành, thiết lập các chính sách kinh doanh, vận hành các quy trình bán hàng cũng như đảm bảo sự hiệu quả, cùng với đó là các báo cáo tài chính liên quan.
.jpg)
Nhìn chung, việc làm Trưởng phòng kiểm soát nội bộ giống như một người quản lý chuyên điều tra cũng như điều hành các hoạt động nội bộ của công ty. Đảm bảo cho mọi hoạt động đều được thực hiện một cách ổn định, đúng quy trình và hiệu quả nhất.
Với các vị trí như trưởng phòng kiểm soát nội bộ thì đây được xem là một việc làm không hề dễ nhằn, đòi hỏi ứng viên phải có tố chất cũng như năng lực phù hợp. Tuy nhiên, trở thành trưởng phòng kiểm soát nội bộ cũng sẽ giúp bạn mở ra được những cơ hội thăng tiến cho mình. Đây được xem là một việc làm có sức hút mạnh mẽ và là niềm mong ước của rất nhiều ứng viên hiện nay.
2. Trưởng phòng kiểm soát nội bộ làm gì? Mô tả chi tiết?
Muốn trở thành một ứng viên tiềm năng cho vị trí quản lý thì việc tìm hiểu kỹ càng về việc làm đó là điều cần thiết. Công việc của trưởng phòng kiểm soát nội bộ là gì? Trưởng phòng kiểm soát nội bộ phải làm những gì? Đây được xem là những thông tin cơ bản có ý nghĩa quan trọng mà các bạn cần nắm bắt.
.jpg)
Những công việc chính của trưởng phòng kiểm soát nội bộ có thể được kể đến như sau:
2.1. Xây dựng và thiết lập các chính sách liên quan
Trưởng phòng kiểm soát nội bộ sẽ có trách nhiệm chủ trì chính trong việc thiết lập các chính sách cũng như các quy trình trong việc ngăn ngừa rủi ro về mặt tài chính, kinh doanh hay pháp lý có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của mình. Bên cạnh đó là đảm bảo được sự hiệu quả cần có với những chính sách, quy trình được thực hiện đó.
Cụ thể những công việc như:
- Thực hiện việc nhận diện và lập danh sách những danh mục có khả năng rủi ro về mặt quản trị và cần phải được kiểm soát.
- Xây dựng các chính sách, quy trình thực hiện cũng như các hướng dẫn trong công việc đảm bảo phù hợp với việc kinh doanh cũng như yêu cầu kiểm soát của công ty đã đề ra.
- Hướng dẫn các phòng ban trong việc xây dựng các quy trình và chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phòng ban đó.
- Chủ trì và có trách nhiệm trong việc xây dựng những chính sách, quy trình thực hiện của các phòng ban với nhiều chức năng khác nhau.
.jpg)
- Kiểm tra, rà soát các quy trình cũng như các chính sách đó. Đảm bảo được hiệu quả cũng như đáp ứng đúng các yêu cầu và phù hợp với chính sách của công ty trước khi chuyển lên cấp trên phê duyệt.
2.2. Chịu trách nhiệm phổ biến cho toàn bộ nhân viên trong công ty
Mọi chính sách, quy trình liên quan tới kiểm soát nội bộ đều cần phải được đảm bảo cho mọi nhân viên trong công ty nắm bắt.
- Có trách nhiệm kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin cũng như kiến thức của nhân viên về những chính sách, quy trình và hướng dẫn nội bộ trong công ty.
- Tổ chức các buổi đào tạo, training nhằm giúp nhân viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình với các hoạt động của công ty đề ra.
- Đảm bảo các yếu tố bên ngoài đều được hỗ trợ để giúp nhân viên nắm bắt và hiểu rõ những hoạt động kiểm soát nội bộ mà công ty đề ra.
2.3. Thực hiện việc kiểm tra định kỳ
Trưởng phòng kiểm soát nội bộ sẽ có vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo tất cả mọi thành viên trong công ty hiểu rõ được quy trình về kiểm soát nội bộ. Các chính sách cũng như những quy trình quan trọng như mua hàng, quy trình bán hàng, vấn đề tồn kho, nợ hay các rủi ro pháp lý,...cần được phổ biến kỹ càng.
.jpg)
Thêm vào đó là kiểm tra các báo cáo tài chính liên quan nhằm nhận định các rủi ro cũng như đề xuất được các biện pháp thúc đẩy và cải thiện trong việc kinh doanh và sử dụng vốn.
2.4. Thực hiện các công việc khác
Bên cạnh những công việc mang tính chuyên môn thì trưởng phòng kiểm soát sẽ thực hiện những công việc khác theo sự phân công của ban giám đốc. Ví dụ như việc xây dựng các phân quyền theo các cấp hay thực hiện việc kiểm tra đột xuất các phòng ban theo chỉ thị của cấp trên,....
Về cơ bản thì đó là những công việc mà trưởng phòng kiểm soát nội bộ cần phải thực hiện. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm cũng vậy, tùy theo mỗi công ty, tập đoàn khác nhau mà khối lượng công việc cũng có thể thay đổi.
3. Yêu cầu với việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ
Với vai trò là quản lý nên để có thể ứng tuyển vị trí này thì các bạn sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Về bằng cấp:
Tốt nghiệp cử nhân Đại học trở lên các chuyên ngành như kinh tế, kiểm toán, kế toán, tài chính. Đây là những chuyên ngành được ưu tiên và có sự phù hợp nhất với vị trí trưởng phòng kiểm soát nội bộ.
.jpg)
- Về kiến thức:
Các kiến thức về thuế, pháp lý, quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp sẽ là những điều cần thiết đối với ứng viên.
- Về kinh nghiệm:
Có kinh nghiệm ít nhất là 3 năm với vị trí manager trong kiểm soát nội bộ. Đối với các tập đoàn lớn thì yêu cầu về kinh nghiệm có thể lên tới 5 năm.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
+ Có khả năng về ngoại ngữ trong giao tiếp cũng như thực hiện các quy trình trong việc viết báo cáo bằng tiếng Anh.
+ Có kỹ năng làm việc nhóm.
+ Khả năng giao tiếp và xử lý vấn đề.
+ Kỹ năng về xây dựng kế hoạch và lập báo cáo.
+ Kỹ năng về khai thác sự hiệu quả trong công việc.
- Về tố chất:
.jpg)
+ Có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
+ Trung thực và khách quan trong công việc.
+ Có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Có sức khỏe tốt và có khả năng đi công tác.
Đây là những yêu cầu đặt ra với ứng viên nếu như muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên sẽ tùy theo mỗi công ty mà các bạn có thể sẽ nhận được thêm các yêu cầu ứng tuyển khác nữa.
4. Quyền lợi đến từ việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ
Trở thành trưởng phòng kiểm soát nội bộ, những quyền lợi, cơ hội mà các bạn có thể nhận được là gì? Đây có lẽ là vấn để mà khá nhiều bạn quan tâm cũng như thắc mắc.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và linh hoạt. Kích thích được khả năng phát triển và cơ hội thăng tiến sau này.
- Cơ hội được tham gia các khóa đào tạo, training về chuyên môn.
- Chế độ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
.jpg)
- Chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm, thai sản,...
- Các hoạt động mang tính tập thể, gắn kết các thành viên như teambuilding, teamwork, các hoạt động ngoại khóa và những chuyến du lịch trong nước, quốc tế từ 1 - 2 lần trong năm.
- Các chính sách đãi ngộ của công ty như sinh nhật, đám hiếu, hỷ,...
- Cơ hội được đánh giá tăng lương 6 tháng /lần, thưởng các cá nhân xuất sắc, thưởng lương tháng 13 và các dịp đặc biệt.
- Mức thu nhập hấp dẫn, ổn định. Trung bình, vị trí này sẽ dao động từ 25 - 30 triệu đồng. Với các tập đoàn lớn, ứng viên có kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến hơn 30 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ về việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ. Hy vọng rằng, với những thông tin này các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và nắm bắt cho mình cơ hội hấp dẫn với việc làm trưởng phòng kiểm soát nội bộ.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
