Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Tìm kiếm nâng cao

Chi Tiết Nhà Tuyển Dụng

địa chỉ
Địa chỉ: 50 đường 15, An Phú, Quận 2

quy mô công ty
Quy mô: Từ 100 - 499 nhân viên

Mô tả công ty

Công ty Cổ Phần Xây Dựng Dân Dụng E&C tiền thân là Công ty TNHH MTV Xây dựng dân dụng CII E&C. Công ty TNHH MTV Xây dựng dân dụng CII E&C được thành lập bằng cách mua lại và tái cấu trúc Công ty TNHH Xây Dựng Công Nghiệp và Thương Mại Toàn Phát Thịnh, đây là Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, cũng như đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công các công trình dân dụng, đặc biệt thi công nhà cao tầng .

Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã khẳng định được năng lực, uy tín của mình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Tp. HCM và các tỉnh Miền Đông, Tây Nam Bộ.

Công ty Cổ Phần Xây Dựng Dân Dụng E&C hiểu rằng thành công hôm nay của chúng tôi có khởi đầu từ sự tin tưởng và đồng hành của Quý khách hàng và đối tác. Công ty E&C xin gửi lời tri ân chân thành đến tất cả Quý khách hàng và đối tác đã luôn ủng hộ Công ty trong suốt thời gian vừa qua.

Với mục tiêu trở thành nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, chúng tôi tin tưởng vào tương lai và tự tin vào khả năng đem đến cho khách hàng những giá trị thiết thực, bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng Quý khách hàng và đối tác trong lĩnh vực xây dựng.

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng E&c Tuyển Dụng

Chỉ huy phó

Trưởng nhóm
15 - 20 triệu / tháng
yêu cầu giới tínhNam
ngành nghềXây dựng
địa điểmBình Thuận
hình thức làm việcToàn thời gian cố định
yêu cầu bằng cấpĐại học trở lên
1. Chuẩn bị triển khai thi công:
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật (Specs) để lập kế hoạch thi công; Phát hiện những sai sót bất cập của hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật để kịp thời làm việc với các bên liên quan điều chỉnh hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
- Tham gia tiếp nhận bàn giao mặt bằng;
- Tổ chức kiểm tra lại toàn bộ thực địa, so sánh với hồ sơ thiết kế (nêu ra các bất cập nếu có và đề xuất phương án thi công, biện pháp thi công và bố trí mặt bằng thi công hợp lý);
- Tổ chức bảo quản mốc định vị, mốc giới công trình;
- Trực tiếp làm việc với CĐT/TVGS để thống nhất các biểu mẫu, quy trình làm việc, hồ sơ quản lý chất lượng;
- Lập bảng tổng hợp vật tư, thiết bị thi công thực tế phục vụ thi công cho toàn bộ gói thầu;
- Lập bảng tiến độ thi công tổng thể.
- Tham gia đệ trình các hồ sơ đầu vào (đơn vị thí nghiệm, đơn vị cung cấp...), hồ sơ công tác chuẩn bị;
2. Triển khai thi công:
2.1.Quản lý tiến độ:
- Triển khai công việc hàng ngày cho các cán bộ kỹ thuật dưới quyền và các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công, đánh giá kết quả công việc của ngày hôm trước và đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo tiến độ công việc hàng ngày;
- Lập bảng tiến độ thi công tháng cho từng hạng mục của công trình, gói thầu;
- Kiểm soát hàng tuần tiến độ thi công, tình hình nhân sự, thiết bị thi công, vật tư (nếu có) của Nhà thầu phụ/Tổ/Đội.
- Cập nhật thường xuyên các diễn biến trên công trường để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch;
- Tham gia họp giao ban tại công trường để đánh giá tình hình thi công của tuần, thống nhất cách xử lý tất cả các vướng mắc, phát sinh về kỹ thật thi công, biện pháp thi công, kiểm điểm tiến độ và thống nhất kế hoạch thi công cho tuần tiếp;
- Thực hiện việc gửi báo cáo từ các biên bản họp công trường, báo cáo thi công hàng tuần đến các cấp quản lý theo quy định của chức năng nhiệm vụ BCH.
2.2.Quản lý kỹ thuật thi công:
- Phối hợp với Phòng kỹ thuật thi công để lập các biện pháp thi công, bản vẽ thi công chi tiết (shopdrawing);
- Tổ chức việc đo đạc kiểm tra, bảo quản hệ thống tim trục, tọa độ đã được bàn giao hàng tháng;
- Tổ chức bàn giao hệ thống tim trục, tọa độ này cho các tổ đội để triển khai;
- Tổ chức phối hợp giữa các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công trên toàn bộ các mặt bằng thi công, đảm bảo nhịp nhàng về kế hoạch biện pháp thi công và kỹ thuật thi công giữa các đơn vị khác nhau;
- Phân định trách nhiệm và biện pháp khắc phục sự cố (nếu có) trong quá trình tương tác giữa các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công với nhau trên tất cả các mặt bằng thi công trong phạm vi mình phụ trách;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các kỹ thuật hiện trường và các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công thực hiện đúng biện pháp, các yêu cầu kỹ thuật của công trình, gói thầu và tuân thủ các quy trình giám sát, nghiệm thu nội bộ theo sổ tay hướng dẫn do công ty ban hành;
- Tổ chức và mời Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư nghiệm thu các công việc, hạng mục đã thi công xong.
2.3.Quản lý chất lượng:
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng cho tất cả các sản phẩm thi công tại công trường;
- Kết hợp với Phòng kỹ thuật thi công lập kế hoạch quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị của công trình, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn về chất lượng, yêu cầu của chủ đầu tư;
- Lập và quản lý các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc quản lý chất lượng công việc xây dựng (bao gồm toàn bộ các biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục,...) đã thực hiện tại công trường;
2.4.Quản lý khối lượng:
- Tham gia kiểm tra khối lượng các hạng mục trước khi triển khai thi công, đối chiếu với khối lượng trúng thầu, lập báo cáo về sự sai khác, phát sinh tăng/giảm;
- Tham gia kiểm soát khối lượng nghiệm thu thanh toán với Chủ đầu tư;
- Kiểm soát các khối lượng phát sinh tăng/giảm của công trình;
- Tổ chức nghiệm thu khối lượng cho các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công;
2.5.Quản lý vật tư, thiết bị thi công:
- Lập kế hoạch cung ứng và sử dụng vật tư, thiết bị, xe máy thi công theo từng giai đoạn công trình để nhân viên QS lập đề nghị vật tư, thiết bị, xe máy thi công;
- Theo dõi tình hình cung cấp vật tư, thiết bị, xe máy thi công thực tế đến công trình. Kịp thời đánh giá và điều chỉnh các khối lượng vật tư, thiết bị, xe máy theo các diễn biến về kế hoạch thi công và khối lượng thi công thực tế tại công trình;
- Kiểm tra việc tính toán khối lượng vật tư từ các bản vẽ thi công đã được duyệt;
- Tham gia tổ chức kho bãi để tập kết, quản lý và bảo quản vật tư, thiết bị trong kho đảm bảo an toàn và không bị thất thoát.
2.6.Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường:
- Tham gia cùng với CHT và Ban ATLĐ lập kế hoạch quản lý và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATLĐ, vệ sinh môi trường, PCCC, an ninh trật tự trong công trường;
- Tham gia xử lý và ứng phó với những tình huống khẩn cấp và bất khả kháng xảy ra tại phạm vi công trường, ví dụ như: bão lũ, thiên tai, đình công, bạo động, tai nạn lao động....
3. nghiệm thu-bàn giao:
- Tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc nghiệm thu, từng đợt thanh toán, quyết toán và bàn giao công trình với Chủ Đầu tư;
- Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng các công việc xây dựng theo từng đợt thanh toán và quyết toán với Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công;
- Lập báo cáo và lên kế hoạch thực hiện các công việc tồn đọng, sửa chữa;
- Kiểm soát việc thực hiện các công việc tồn đọng, sửa chữa và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu CĐT/TVGS.
Xem chi tiết

Kỹ sư Shopdrawing

Nhân viên
10 - 15 triệu / tháng
yêu cầu giới tínhNam
ngành nghềXây dựng
địa điểmBình Thuận
hình thức làm việcToàn thời gian cố định
yêu cầu bằng cấpCao đẳng trở lên
- Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành & văn phòng. Thành thạo ACAD
- Triển khai bản vẽ thi công và gia công: triển khai bản vẽ chi tiết thi công từ bản vẽ thiết kế
bản vẽ biện pháp thi công, bản vẽ kiến trúc hoàn thiện, kết cấu shopdrawing… theo quy định công ty theo chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp.
- Lập bản vẽ thi công chi tiết (shopdrawing), biện pháp thi công (BPTC) các hạng mục của dự án, công trình, gói thầu;
- Trình duyệt về biện pháp thi công, shopdrawing với TVGS bên A;
- Tham gia cập nhật và điều chỉnh phương án shopdrawing, BPTC theo sự thay đổi từ hiện trường;
- Kiểm soát các thay đổi, phát sinh về hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công tại các công trường, làm việc với CĐT, TVTK và TVGS để thống nhất về các thay đổi này.
- Thực hiện bản vẽ hoàn công các hạng mục công trình tại các công trường do mình phụ trách;
- Tham gia cung cấp các thông tin về thiết kế, BPTC,.. để lập báo cáo kết thúc dự án, công trình, gói thầu;
- Tập hợp bản vẽ hoàn công để nộp cho Ban quản lý dự án sau khi kết thúc công trình, dự án do mình phụ trách;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ hoàn công của các công trình, dự án do mình phụ trách.
Xem chi tiết

Kỹ thuật hiện trường phụ trách QA

Nhân viên
10 - 15 triệu / tháng
yêu cầu giới tínhNam
ngành nghềXây dựng
địa điểmBình Thuận
hình thức làm việcToàn thời gian cố định
yêu cầu bằng cấpĐại học trở lên
I. Tóm tắt công việc:
Người giữ chức danh này phụ trách về việc lập và kiểm soát các công tác về quản lý chất lượng vật liệu của tất cả các công trình, dự án do Công ty thực hiện.
Hướng dẫn nhân viên thực hiện công tác quản lý chất lượng vật liệu theo đúng các tiêu chí kỹ thuật cụ thể bao gồm: các việc liên quan đến trình vật tư, trình mẫu của từng công trình, dự án do Công ty thực hiện.
II. Nhiệm vụ chính:
1. Giai đoạn chuẩn bị (dự án đã có):
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế và các tiêu chí kỹ thuật (Specs); phát hiện các yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn trong Specs không thể áp dụng được trong dự án (nếu có) và đề xuất các phương án điều chỉnh phù hợp với Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án;
- Chủ động lập phương án kiểm soát kế hoạch về chất lượng vật liệu với bộ phận cung cấp vật tư hoặc nhà thầu phụ (nếu giao thầu phụ cung cấp vật tư).
2. Giai đoạn thi công:
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình: Kết hợp với BCH công trường lập kế hoạch quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị của công trình, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn về chất lượng, yêu cầu của chủ đầu tư; Chuẩn bị những phương án quản lý chất lượng dự phòng khi công trình gặp sự cố;
- Tổ chức công tác kiểm soát vật tư, thiết bị đầu vào của dự án: phối hợp với với BCH công trường, bộ phận vật tư lập và kiểm soát các danh mục vật tư, thiết bị của từng công trình, dự án;
- Theo dõi và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng vật liệu tại các công trường;
- Lập kế hoạch và tổ chức công tác nghiệm thu vật liệu, thiết bị với Chủ đầu tư và tư vấn giám sát;
- Tổ chức và kiểm soát các việc liên quan đến công tác thí nghiệm vật liệu trong suốt quá trình thi công các hạng mục công trình;
- Tổ chức và kiểm soát việc lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu do nhân sự dưới quyền thực hiện;
3. Giai đoạn bàn giao-bảo hành:
- Tổ chức việc tập hợp hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu nộp ban quản lý dự án để làm hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu khi kết thúc dự án;
- Tổ chức và kiểm soát việc lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu khi kết thúc dự án;
III. Nhiệm vụ khác:
- lập các báo cáo chuyên môn theo yêu cầu của Trưởng bộ phận;
- Hướng dẫn, đào tạo, thúc đẩy các nhân sự dưới quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Thực hiện các công việc khác khi Trưởng bộ phận và Ban Giám đốc phân công;
- Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin về công nghệ/kỹ thuật thi công/vật liệu xây dựng sử dụng trong thi công;
Xem chi tiết

Chỉ huy trưởng

Trưởng nhóm
20 - 30 triệu / tháng
yêu cầu giới tínhNam
ngành nghềKỹ thuật
địa điểmBình Thuận
hình thức làm việcToàn thời gian cố định
yêu cầu bằng cấpCao đẳng trở lên
1. Chuẩn bị triển khai thi công:
- Đề xuất nhân sự cho BCH công trường;
- Nghiên cứu hợp đồng, hồ sơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và các tiêu chí kỹ thuật (Specs) để lập kế hoạch thi công;
- Chủ trì việc nhận bàn giao mặt bằng, kiểm tra lại toàn bộ thực địa, so sánh với hồ sơ thiết kế (nêu ra các bất cập nếu có), tổ chức bảo quản mốc định vị, mốc giới công trình;
- Phối hợp với Phòng kỹ thuật để lập bản vẽ tổng mặt bằng bố trí công trường;
- Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng văn phòng, kho, xưởng, nhà vệ sinh, chỗ để xe, bảng hiệu,… ở công trường cùng các kế hoạch về việc cấp điện, nước, điện thoại,.. trên công trường;
- Lập kế hoạch mua sắm các phương tiện văn phòng, kho, xưởng, thiết bị PCCC trên công trình;
- Trực tiếp làm việc với CĐT/TVGS để thống nhất các biểu mẫu, quy trình làm việc, hồ sơ quản lý chất lượng;
- Chủ trì việc lập bảng tổng hợp vật tư, thiết bị thi công cho toàn bộ gói thầu;
- Chủ trì việc lập bảng tiến độ thi công tổng thể;
- Chủ trì việc đệ trình các hồ sơ đầu vào (đơn vị thí nghiệm, đơn vị cung cấp...), hồ sơ công tác chuẩn bị;
- Đề xuất giới thiệu Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công.
2. triển khai thi công:
- Phân công, giao việc, điều động, bố trí nhân sự thi công theo các chức danh chuyên môn tại công trường;
- Đề xuất phân chia khối lượng cho Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công.
2.1. Quản lý tiến độ:
- Chủ trì việc lập bảng tiến độ thi công chi tiết (kết hợp tiến độ xây dựng và M.E.P) cho từng hạng mục của công trình, gói thầu;
- Chủ trì triển khai công việc hàng ngày cho các bộ phận của BCH, các Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công và đánh giá kết quả công việc hàng ngày theo tiến độ thi công đã được duyệt;
- Kiểm tra và đánh giá tiến độ chi tiết từng tuần/tháng do Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công lập. Kiểm soát hàng tuần tiến độ thi công, tình hình nhân sự, thiết bị thi công, vật tư (nếu có) của Nhà thầu phụ/Tổ/Đội;
- Lập phương án dự phòng trong trường hợp bị trễ tiến độ và thực hiện các biện pháp kịp thời lấy lại tiến độ từng ngày/tuần;
- Chủ trì họp giao ban tại công trường để đánh giá tình hình thi công của ngày/tuần, thống nhất cách xử lý tất cả các vướng mắc, phát sinh về mặt bằng thi công, kỹ thuật thi công, khối lượng thi công, biện pháp thi công…; kiểm điểm tiến độ và thống nhất kế hoạch thi công cho ngày/tuần tiếp theo.
2.2. Quản lý kỹ thuật thi công:
- Phối hợp với Phòng kỹ thuật thi công để lập các biện pháp thi công, bản vẽ thi công chi tiết (shopdrawing);
- Chủ trì việc lập và quản lý sổ nhật ký thi công. Nhật ký thi công phải được ghi đầy đủ, chính xác các diễn biến trong suốt quá trình thi công theo từng ngày và được xác nhận bởi TVGS;
- Chủ trì việc đề xuất, xử lý các bổ sung, thay đổi về thiết kế, đặc điểm kỹ thuật của các hạng mục công trình với CĐT, TVGS;
- Chủ trì việc tổ chức và mời TVGS, Chủ đầu tư nghiệm thu các công việc, hạng mục đã thi công xong để làm cơ sở thanh, quyết toán.
2.3. Quản lý chất lượng:
- Chủ trì việc lập kế hoạch quản lý chất lượng cho tất cả các sản phẩm thi công tại công trường, đồng thời kết hợp với Phòng kỹ thuật thi công lập kế hoạch quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị của công trình, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn về chất lượng, yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chủ trì việc lập và quản lý các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc quản lý chất lượng công việc xây dựng (bao gồm toàn bộ các biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục,...) đã thực hiện tại công trường;
- Chủ trì việc trình chủng loại vật tư-vật liệu, đồng thời phối hợp với đơn vị thí nghiệm để trình các thiết kế cấp phối bê tông, vữa xi măng, gạch, cát, đá,…dùng trong công trình;
- Chủ trì việc quản lý và tổ chức lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc quản lý chất lượng của công trình từ khi bắt đầu công trình cho đến khi kết thúc nghiệm thu và bàn giao.
2.4. Quản lý khối lượng:
- Chủ trì việc kiểm tra khối lượng các hạng mục trước khi triển khai thi công, đối chiếu với khối lượng trúng thầu, lập báo cáo về sự sai khác, phát sinh tăng giảm;
- Chủ trì việc tổ chức nghiệm thu khối lượng cho các nhà thầu phụ, tổ đội thi công;
- Chủ trì làm việc với Chủ đầu tư, TVGS về khối lượng phát sinh tại công trường;
- Chủ trì việc quản lý và tổ chức lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc quản lý khối lượng của công trình từ khi bắt đầu công trình cho đến khi kết thúc nghiệm thu và bàn giao.
2.5. Quản lý vật tư, thiết bị thi công:
- Chủ trì việc lập và theo dõi kế hoạch yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị, xe máy thi công;
- Chủ trì việc tính toán khối lượng vật tư từ các bản vẽ thi công đã được duyệt;
- Chủ trì việc lập bảng tổng hợp khối lượng vật tư để làm cơ sở đặt hàng;
- Chủ trì việc tổ chức kho bãi để tập kết, quản lý và bảo quản vật tư, thiết bị trong kho đảm bảo an toàn và không bị thất thoát;
- Theo dõi tình hình cung cấp vật tư, thiết bị, xe máy thi công thực tế đến công trình. Kịp thời đánh giá và điều chỉnh các khối lượng vật tư, thiết bị, xe máy theo các diễn biến về kế hoạch thi công và khối lượng thi công thực tế tại công trình.
2.6. Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường:
- Phối hợp với Ban an toàn lao động lập kế hoạch quản lý và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của Công ty và Luật pháp VN;
- Chủ trì việc thực hiện công tác ATLĐ, vệ sinh môi trường, PCCC, an ninh trật tự trong công trường theo quy định của Công ty và Luật pháp VN;
- Chủ trì việc xử lý và ứng phó với những tình huống khẩn cấp và bất khả kháng xảy ra tại phạm vi công trường, ví dụ như: bão lũ, thiên tai, đình công, bạo động, tai nạn lao động....
3. nghiệm thu-bàn giao:
- Chủ trì việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chủ trì việc lập kế hoạch thanh quyết toán toàn bộ khối lượng công trình với CĐT;
- Chủ trì việc lập kế hoạch thanh quyết toán toàn bộ khối lượng của Nhà thầu phụ/Tổ/Đội;
- Chủ trì việc tập hợp đầy đủ các hồ sơ để thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Chủ trì việc bàn giao cho Phòng VTTB các vật tư-thiết bị, phụ tùng,…còn tồn, sắp xếp việc lưu trữ vật tư, phụ tùng sao cho thuận tiện việc thay thế, bảo hành, bảo trì sau này trên công trình (riêng các vật tư-thiết bị, phụ tùng…; phục vụ cho công tác bảo hành phải có sự xác nhận của Phòng kỹ thuật thi công);
- Chủ trì việc bàn giao nhà xưởng, kho, vật tư văn phòng công trường,… cho các Phòng/Ban liên quan;
- Tổ chức đánh giá kết quả hoàn thành và rút kinh nghiệm sau khi kết thúc công trình;
- Chủ trì việc thực hiện các công việc tồn đọng, sửa chữa và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu CĐT/TVGS.
Xem chi tiết

Kỹ thuận trắc đạc công trình xây dựng

Nhân viên
7 - 10 triệu / tháng
yêu cầu giới tínhNam
ngành nghềTrắc địa
địa điểmBình Thuận
hình thức làm việcToàn thời gian cố định
yêu cầu bằng cấpCao đẳng trở lên
I. Nhiệm vụ chính:
1. Giai đoạn chuẩn bị
- Kết hợp với kỹ sư hiện trường khảo sát mặt bằng tại vị trí dự án/gói thầu để làm cơ sở lập biện pháp thi công;
- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan về nhiệm vụ của công tác trắc đạc và yêu cầu độ chính xác cần thiết đối với việc bố trí công trình;
- Nghiên cứu tổng mặt bằng công trình để chọn các vị trí các điểm khống chế sao cho được thuận lợi trong quá trình sử dụng và được ổn định trong suốt quá trình thi công xây lắp và sửa chữa sau này.
2. Giai đoạn thi công
- Lập lưới khống chế: Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế, lập sơ đồ bố trí các mốc của lưới khống chế, kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc móc khống chế;
- Bố trí công trình: Định vị công trình, lập lưới bố trí trục công trình, chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình, Bố trí chi tiết các trục dọc và các trục ngang của các hạng mục công trình, Bố trí các trục phụ công trình từ các trục chính, Kiểm tra độ chính xác của các công tác bố trí công trình dựa vào các điểm mốc cơ sở;
- Kiểm tra các cấu kiện: Kiểm tra lại tim trục, kiểm tra độ thẳng đứng, kiểm tra kích thước hình học, kiểm tra cao độ.
3. Giai đoạn hoàn công – bàn giao
- Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế;
- Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn, công trình;
- Lập báo cáo về việc thực hiện đo vẽ hoàn công.
II. Nhiệm vụ khác:
- Lập các báo cáo chuyên môn theo yêu cầu của Trưởng phòng;
- Phối hợp các nhân viên trong bộ phận hoàn thành nhiệm vụ;
- Thực hiện các công việc khác khi Trưởng/phó phòng và Ban Giám đốc phân công.
Xem chi tiết

365 mẫu Top CV Xin Việc Online (xem tất cả mẫu CV)

Đăng nhập Ứng viên để Ứng tuyển và Chat với nhà tuyển dụng

App CV365

App CV365

App UV

App Timviec365 UV

App CV365

Tải ngay

App UV

Tải ngay

Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay!

Thông báo

Đóng
Kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng Chat với nhà tuyển dụng