Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Tri Tôn là một huyện miền núi thuộc phía Tây của tỉnh An Giang với nhiều lợi thế về kinh tế. Nằm ở tọa độ 10°25′0″B 105°0′0″Đ, giữ vị trí trung tâm của vùng tứ giác Long Xuyên và 3 mũi nhọn kinh tế Kampot, Hà Tiên, Tịnh Biên cùng hơn 1255 doanh nghiệp đang hoạt động, huyện Tri Tiên được đánh giá là có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế biên giới.
1. Tìm hiểu đôi nét về điều kiện tự nhiên huyện Tri Tôn – An Giang
Với diện tích là hơn 602 km2, dân số khoảng 118.000 người, Tri Tôn là huyện lớn nhất (chiếm khoảng 17% diện tích toàn tỉnh) nhưng dân số lại ít nhất trên địa bàn tỉnh An Giang. Huyện được thành lập vào ngày 23/8/1979 bao gồm có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn là Tri Tôn (huyện lỵ) và Ba Chúc cùng với 13 xã là An Tức, Cô Tô, Châu Lăng, Lê Trì, Lạc Quới, Lương An Trà, Núi Tô, Ô Lâm, Lương Phi, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Vĩnh Phước và Vĩnh Gia.

Nằm về hướng Tây Nam của tỉnh An Giang, huyện Tri Tôn tiếp giáp với các khu vực như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Tịnh Biên và Campuchia
- Phía Đông giáp với huyện Thoại Sơn và Châu Thành
- Phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Hòn Đất và Giang Thành (Kiên Giang)
Theo đó, với vị trí địa lý trên, huyện Tri Tôn được đánh giá là khá thuận lợi so với khu vực khác, đặc biệt là phát triển về giao thương với các tuyến du lịch nổi tiếng, thu hút được đông đảo khách tham quan,đẩy mạnh nền kinh tế trên địa bàn huyện.
2. Tình hình phát triển kinh tế tại huyện Tri Tôn như thế nào?
2.1. Nền kinh tế huyện Tri Tôn có nhiều khởi sắc
Huyện Tri Tôn trong những năm gần đây đang triển khai rất nhiều chính sách đổi mới, đẩy mạnh nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang các hoạt động về công nghiệp, thương mại – dịch vụ, phấn đấu đưa huyện trở thành một khu vực phát triển văn mình, hiện đại.
Cụ thể, về sản xuất nông nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2020, diện tích xuống giống của huyện đạt hơn 86.700 ha, tăng khoảng gần 300 ha so với cùng thời kỳ năm trước, năng suất lúa vụ đông xuân đạt khoảng 6,82 tấn/ha, sản lượng nhiễm sinh vật gây hại giảm đi đáng kể so với năm trước.

Trong hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giá trí sản xuất của huyện trong nửa đầu năm 2020 đạt hơn 215 tỷ đồng, tăng khoảng 5,38% so với năm 2019. Ngoài ra, huyện cũng đã cấp giấy phép kinh doanh thêm cho hơn 140 hộ, tổng số vốn là gần 33,24 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh lại cho khoảng 75 hộ với số vốn là hơn 17,8 tỷ đồng.
Lĩnh vực thương mại – dịch vụ cũng ngày càng được đẩy mạnh, nhất là hoạt động liên quan đến du lịch như là khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nghỉ dưỡng,... phục vụ nhu cầu của khách tham quan.
2.2. Huyện Tri Tôn tập trung đông đảo các doanh nghiệp hoạt động
Huyện Tri Tôn tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 1255 doanh nghiệp đang hoạt động, phát triển đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, chủ yếu vẫn tập trung vào một số ngành về công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, du lịch, kinh doanh tổng hợp,...
Cụ thể, con số trên được phân chia rải rác cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở một số khu vực sau:
- Thị trấn Tri Tôn hiện có khoảng 329 doanh nghiệp phát triển ở một số lĩnh vực như là kiến trúc – xây dựng, du lịch, kinh doanh vật liệu xây dựng, nông – lâm sản,...
+ Công ty TNHH MTV Tư vấn Xây dựng ĐHAG (số 136 Ngô Quyền, khóm 3, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Du lịch Bụt (số 34, đường Hùng Vương, khóm 1, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Khai thác Vật liệu Xây dựng Cường Phát (đường 3/2, khóm 5, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH COTO ASIA (khóm 1, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang),...

- Thị trấn Ba Chúc có khoảng 207 doanh nghiệp hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực về sản xuất, kinh doanh nhiên liệu rắn, lỏng, khí, vật liệu xây dựng, sản xuất gỗ,... như là một số doanh nghiệp:
+ Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng Khánh Chúc (khóm An Hòa A, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Trần Thạnh Lợi (khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Hóa chất Nam Mỹ (số 175, ấp An Bình, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Tiệm vàng Huy Phượng (chợ Ba Chúc, khóm An Hòa B, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang),...
- Có khoảng 140 doanh nghiệp đang hoạt động, xã Cô Tô cũng được đánh giá là khá phát triển, chủ yếu ở lĩnh vực khai thác, kinh doanh tổng hợp, nổi bật là một số doanh nghiệp dưới đây:
+ Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá Thanh Hồng Ngọc (ấp Huệ Đức, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Minh Bình Tiền (ấp tô Bình, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu Xây dựng Đức Kiên (tỏ 6, ấp Tô Bình, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Xây dựng Danh Trí (chi nhánh Tri Tôn – tổ 7, ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang),...

- Xã Châu Lăng có hơn 130 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, may mặc, kinh doanh tổng hợp như là một số cái tên sau:
+ Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Cây Xanh (ấp An Thuận, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Một thành viên Nông sản Nông Gia (đường 948, ấp Tân Lợi, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Sản xuất – xuất nhập khẩu DARA (ấp Bằng Rò, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang).
+ Công ty TNHH Một thành viên Võ Thị Thanh Hà (tổ 21, ấp Tà On, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang),...
2.3. Vấn đề việc làm của người lao động được giải quyết
Trong những năm qua, huyện Tri Tôn không ngừng đẩy mạnh các chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đào tạo và mở ra cơ hội việc làm dành cho người lao động trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện.

Cụ thể, phòng Lao động – TBXH của huyện đã phối hợp cùng rất nhiều ban ngành khác nhau để triển khai hơn 15 cuộc tuyên truyền với sự tham gia của hơn 1120 người lao động về công tác đào tạo nghề, hỗ trợ cho người lao động có việc làm. Thông qua đó, huyện đã tổ chức được khoảng 108 lớp dạy nghề, hơn 3222 người tham gia học với tổng số tiền hỗ trợ là gần 2100 tỷ đồng và mục tiêu là đến cuối năm 2020 số người lao động đã qua đào tạo sẽ đạt được khoảng 36%.
Từ sự cố gắng, nỗ lực, sau 5 năm triển khai, huyện đã giải quyết được cho khoảng 31.735 người lao động có việc làm, đạt tỷ lệ là hơn 176% so với mục tiêu và nghị quyết đã đề ra trước đó.
Xem ngay: Việc làm tại huyện An Phú cập nhật liên tục, thường xuyên, nhanh chóng
3. Một số ngành nghề phát triển tại huyện Tri Tôn – An Giang
3.1. Du lịch Tri Tôn – An Giang thu hút đông đảo khách du lịch
Huyện Tri Tôn – An Giang là khu vực được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển ngành du lịch bởi vị trí địa lý thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nét truyền thống văn hóa đặc sắc đã khiến cho du khách “mê mẩn không muốn về”.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2020, số lượng khách du lịch đến tham quan tại huyện Tri Tôn là gần 300.000 lượt người. Đây là con số khá cao so với tình hình chung của ngành du lịch tại Việt Nam trong năm nay. Đây dần được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực lớn để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế của huyện.

Cụ thể, khách du lịch đến Tri Tôn có thể ghé qua rất nhiều địa điểm hấp dẫn như là:
- Núi Cô Tô có hồ Soài So (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang).
- Hang Tuyên Huấn gắn với tập thể Đồi Tà Pạ kết nối Đồi Tức Dụp (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang).
- Núi Dài có Ô Tà Sóc – căn cứ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (thuộc địa bàn 3 xã là Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc).
- Ngoài ra còn rất nhiều danh lam khác như là Hồ Ô Đá, Núi Tượng, Núi Nước, Suối Vàng, quần thể Núi Nam Quy gắn với khu du lịch Lâm viên núi Cấm,... cùng các lễ hội lớn như lễ hội đua bò, Tết Chol Chnam Thmay, lễ cúng trăng – Ok Om Bok,...
3.2. Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản được đẩy mạnh
Tri Tôn là huyện được đánh giá là có tiềm năng về khai thác khoáng sản với rất nhiều chủng loại bao gồm đá xây dựng (trữ lượng khoảng 144 triệu m3), cao lanh, đất sét, nguyên liệu để sản xuất gạch ngói (trữ lượng khoảng 9,4 triệu m3), than bùn (trữ lượng khoảng 14 triệu tấn), diatomit (khoảng 177 ngàn tấn),...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện còn có thể khai thác trữ lượng nước khoáng lớn lên đến gần 790 m3/ngày. Đây là nước khoáng thiên nhiên sử dụng để đóng chai, do đó có thể phát triển được ngành khai thác công nghiệp phục vụ cho tiêu dùng của cuộc sống con người.

Hiện nay, tại huyện Tri Tôn cũng có khoảng 7 khu vực mỏ đang khai thác phục vụ cho ngành xây dựng, thường là đá và sét để làm gạch ngói, tổng diện tích khai thác là hơn 193 ha (trong đó gồm có gần 7 ha sét và 1 mỏ đá gần 10 ha). Thêm vào đó, huyện có khoảng 10 khu vực khoáng sản được Ủy ban nhân dân của tỉnh An Giang cho phép khai thác tận thu, cụ thể đó là có 1 khu cao lanh, 1 khu sét và 8 khu khai thác than bùn, tổng diện tích là hơn 78 ha.
Cũng chính nhờ các hoạt động khai thác khoáng sản mạnh mẽ trong thời gian qua đã giúp cho nền kinh tế - xã hội của huyện Tri Tôn được đẩy mạnh, đồng thời tạo việc làm hấp dẫn cho người lao động tại địa phương.
3.3. Huyện Tri Tôn phát triển nông nghiệp ứng dụng cao
Nông nghiệp vẫn luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tri Tôn và sẽ vẫn được đầu tư, chú trọng trong thời gian tới đây theo hướng nông nghiệp ứng dụng cao.
Đến thời điểm hiện tại, huyện có khoảng 13 hợp tác xã kiểu mới, hơn 320 thành viên với số vốn điều lệ là hơn 11,3 tỷ đồng cùng khoảng 45 tổ hợp tác (hơn 730 thành viên). Và dự kiến đến hết năm 2020 sẽ có thêm khoảng 6 hợp tác xã mới, định hướng mỗi xã, thị trấn phải có ít nhất là một hợp tác xã hoạt động theo hướng nông nghiệp ứng dụng cao, theo chuỗi giá trị và có hiệu quả gắn liền với các hoạt động của các doanh nghiệp.

Tình hình phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích sản xuất lúa giống liên kết với tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn đã tăng lên khá nhiều (đạt khoảng hơn 10.600 ha, tăng hơn 4000 ha so với năm 2015). Không chỉ vậy, huyện còn áp dụng mô hình 3 giảm, 3 tăng và chiếm đến gần 85% diện tích sản xuất (tăng lên gần 10%), mô hình 1 phải 5 giảm chiếm hơn 30% (tăng gần 8%).
Bên cạnh đó, diện tích chuyển đổi sang loại hình trồng cây ăn quả đã tăng lên hơn 1400 ha và đang ngày càng phát triển, hình thành nên các vùng chuyên canh như là chuối cấy mô, nhãn, xoài,... Ủy ban nhân dân của tỉnh cũng đã công nhận huyện là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dự án của công ty Vĩnh Phát và hình thành nên vùng trồng xoài cát Hòa Lộc VietGap với diện tích lên đến hơn 20 ha.

Chăn nuôi cùng đang dần chuyển sang quy mô trang trại lớn. Trên địa bàn của huyện Tri Tôn đã có 3 doanh nghiệp lớn đầu tư cho các khu nông nghiệp công nghệ cao đó là tập đoàn TH True Milk (hơn 20.000 bò), công ty SD (khoảng 420 con bò), công ty Việt Thắng (hơn 14.800 con lợn),... Các doanh nghiệp còn phát triển đàn bò lai chuyên thịt theo phương pháp nhân tạo và đã có hơn 1300 con bò, sinh được gần 800 con bê lai,...
Có thể thấy, tình hình kinh tế của huyện Tri Tôn – An Giang đã và đang có nhiều đột phá mới, mang đến một bức tranh đầy màu sắc, diện mạo mới, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm cho hầu hết người lao động tại đây. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có được những thông tin cần thiết nhất, phục vụ cho quá trình tìm việc làm được hiệu quả hơn nhé!
- Rút gọn